Nhân vật mặt nạ-con rối, sự kế thừa và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết của william thacakeray (Trang 87 - 92)

Chương 2 SỰ PHA TRỘN CHÂM BIẾM CỦA CÁC THỂ LOẠI

3.1. Nhân vật mặt nạ-con rối, sự kế thừa và phát triển

3.1.1. Nhân vật mặt nạ, khái niệm và cội nguồn văn hóa

Thuật ngữ “mặt nạ” thường được hiểu là vật đeo vào để hóa trang, giấu không cho người khác nhận ra mặt thật. Còn nhân vật mặt nạ, theo Từ điển thuật ngữ văn học

của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) thì được hiểu là kiểu nhân vật chức năng “có các đặc điểm, phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối, không có đời sống nội tâm, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống. Nhân vật đồng nhất với vai trò mà nó đóng trong tác phẩm” [34,192]. Theo cách hiểu này thì nhân vật mặt nạ chính là kiểu con rối hóa, được nhà văn sử dụng như một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu để khắc họa hình tượng nhân vật và thể hiện quan niệm nghệ thuật về

con người. Kiểu nhân vật này chỉ nhằm một số vai trò nhất định ví dụ như nhân vật hề với chức năng tổ chức tác phẩm theo nguyên lý trò chơi hay nhân vật bụt trong cổ tích…

Khái niệm nhân vật mặt nạ chúng tôi đề cập ở đây không có gì chung với khái niệm nhân vật chức năng trong văn học cổ đại và trung đại, loại nhân vật phục vụ một số chức năng nhất định trong tác phẩm, không được khắc họa nội tâm và luôn trùng khít với chiếc mặt nạ của chính nó. Có thể nói motif nhân vật mặt nạ đã xuất hiện từ rất lâu trong văn học, được các nhà văn sử dụng như một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu để khắc họa hình tượng nhân vật. Thần thoại Hy Lạp gợi ta nhớ tới nhân vật thần Zeus quyền lực vô biên sống trên đỉnh Olympus thường mang những “mặt nạ hóa trang khác nhau” để dan díu với các cô gái ở dưới trần gian.

Kiểu nhân vật mặt nạ trong văn học có nguồn gốc từ lễ hội Carnaval thời Trung cổ và thời kì Phục hưng ở Phương tây. Trong lễ hội đó, con người được thoải mái đeo mặt nạ và hóa trang thành các nhân vật khác nhau. Tính chất hội hè trở thành hình thức cuộc sống thứ hai của nhân dân khi họ nhất thời bước vào vương quốc không tưởng của sự đại đồng, tự do, bình đẳng và sung mãn. Trong thời gian diễn ra Carnaval không có ranh giới giữa trang nghiêm và đùa cợt, không có đường biên giữa diễn viên và khán giả. Nảy sinh trong lòng văn hóa trào tiếu của dân gian, những hình thức nghi lễ diễn trò của ngày hội cải trang được tổ chức trên cơ sở tiếng cười, chúng đưa ra một hình ảnh hoàn toàn khác về thế giới, con người và mối quan hệ con người – một hình ảnh mang tính chất phi chính thống, phi giáo hội, phi nhà nước một cách rõ nét. Bằng những hình thức hóa trang (đeo mặt nạ), những hành động tấn phong - hạ bệ, những trò hôn phối không cân xứng, bằng ngôn ngữ carnaval (giễu nhại, nguyền rủa, thề tục), diễn ra trên những quảng trường carnaval, tiếng cười bật ra bao trùm không gian mang tính hội hè.

Tiếng cười carnaval không chỉ là tiếng cười hài hước vui nhộn, bản thân nó còn mang tính lưỡng trị sâu sắc “Tiếng cười carnaval là tiếng cười lưỡng trị (ambivalence), bao gồm cả hai cực đối lập của hiện tượng, khi sự tôn vinh lộn trái thành sự chửi rủa, phỉ báng trên thành dưới và ngược lại, đó cũng là tiếng cười công phá các quan niệm tôn ti thứ bậc về nhân thế (nghịch dị)” [8,72]. Hành động giả trang đầu tiên trong lễ hội cũng là hành động đeo mặt nạ. Mặt nạ trở thành “motif cực kỳ phức hợp và đa nghĩa trong văn hóa dân gian. Mặt nạ gắn với niềm vui của sự đổi thay và hóa thân mặt nạ liên quan đến đổi dạng biến hình, những sự phá vỡ những giới tuyến tự nhiên liên quan đến cười nhạo, đặt ra tục danh. Mặt nạ hiện thân cho yếu tố chơi diễn của sự sống.

Nằm sâu trong nền tảng của nó là mối tương quan giữa hiện thực và biểu tượng, tương quan này là điển hình cho những hình thức nghi lễ diễn trò cổ xưa nhất. Cũng cần phải chú ý thêm rằng những hiện tượng như giễu nhại, châm biếm, bĩu môi, nhăn mặt, nhún vai thực chất cũng phát sinh từ mặt nạ. Ở mặt nạ biểu lộ rất rõ nét bản chất của hiện tượng nghịch dị” [8,139].

Như vậy mặt nạ là hình thức hóa trang liên quan đến những đổi dạng, biến hình khuôn mặt, những sự phá tự nhiên, làm cho nhân vật trở nên khác thường, không giống như bản chất hiện thực vốn có của nó. Nó trở thành phương tiện hữu hiệu giúp cho nhà văn chiếm lĩnh cuộc sống một cách nghệ thuật. Đó là thứ ngôn ngữ đặc biệt có sức mạnh khái quát tượng trưng, một sự khái quát thể hiện chiều sâu văn hóa. Các nhà văn vận dụng một cách sáng tạo để xây dựng nhân vật của mình đa diện hơn, vẽ nên những diện mạo riêng. Từ đó thế giới văn học có thêm kiểu nhân vật mặt nạ.

Từ cội nguồn văn hóa và mạch ngầm của tinh thần dân chủ, hòa vào dòng chảy hài hước, nhân vật đeo mặt nạ cũng tạo ra tiếng cười đa cung bậc, đa sắc thái trong màu sắc châm biếm và tính đa nghĩa cho tác phẩm. Nó mang trong mình tất cả ý nghĩa, sắc thái, tinh thần của lễ hội. Các nhân vật đeo mặt nạ để che đậy sự không tương xứng bên trong và bên ngoài, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, ý nghĩ và lời nói, tên gọi và sự vật qua đó tạo ra tiếng cười hài hước, tiếng cười vui nhộn, tiếng cười châm biếm. Nhà văn dùng kiểu nhân vật mặt nạ để chế giễu, nhạo báng, cười cợt hạ bệ những gì là lố lăng, giả dối, hợm hĩnh bịp bợm. Thông qua kiểu nhân vật mặt nạ, nhà văn đã cống hiến cho độc giả những tràng cười hài hước vui nhộn bởi sự không tương xứng, khập khiễng, bất bình thường. Nhân vật càng cố tạo ra sự ngụy trang che đậy bao nhiêu thì sau đó sự lột bỏ nó càng gây cười bấy nhiêu.

3.1.2. Kiểu nhân vật con rối, khái niệm và cội nguồn văn hóa

Hình tượng nhân vật của Thackeray còn có sự pha trộn kép giữa kiểu nhân vật mặt nạ và kiểu con rối. Từ tiểu thuyết Hội chợ phù hoa nhà văn đã có dụng ý kịch hoá tiểu thuyết ngay từ đầu và đưa hình tượng con rối- người đầu trò mở lời dẫn chuyện. Trong lời nói đầu (nhan đề: BEFORE THE CURTAIN - nguyên văn: Trước khi mở màn), anh ta xưng danh và trò chuyện bên ngoài màn sân khấu cùng bạn đọc. Cuối cùng khi hạ màn ông cũng có đôi điều giãi bày nhắn nhủ. Dụng ý của Thackeray là xây dựng câu chuyện này giống như một sân khấu trình diễn, một hội chợ có rất nhiều con rối đang làm trò, diễn trò. Cảm hứng nghệ thuật này cũng đồng thời chi phối cách xây dựng các chương, hành động, tính cách nhân vật trong tiểu thuyết của ông.

Bên cạnh đó tên tiểu thuyết cũng là một cái tên để đời bổ sung cho quan niệm nhân sinh đó một cách rõ rệt hơn. Mới đầu cuốn truyện được mang tên là Ký họa về xã hội Anh (Sketches of English Society) về sau tác giả đổi là Hội chợ phù hoa. Cái tên có tính chất tượng trưng này thích hợp với nội dung vì bao hàm quan niệm của ông về cuộc đời, hàm ý đánh giá của ông về xã hội đương thời. Cụm từ Hội chợ phù hoa lần đầu tiên xuất hiện trong một tác phẩm của John Bunyan được xuất bản vào năm 1678. Trong tác phẩm này, John Bunyan đã định nghĩa “Hội chợ phù hoa” là một điểm dừng trên tuyến đường hành hương: Đây là một hội chợ không bao giờ kết thúc, được tổ chức trong thị trấn Vanity và là nơi tất cả mọi thứ trên đời đều có thể đem ra trao đổi, mua bán. Về phần Thackeray, cái tên này trong một lúc xuất thần ông đã nghĩ ra và hạnh phúc đến vô cùng. Nhà văn trao đổi với độc giả ngay trong tác phẩm: “Yêu cầu bạn đọc nhớ cho rằng câu chuyện này có tên là Hội chợ phù hoa; mà Hội chợ phù hoa

thì chính là một nơi toànnhững chuyện ngu xuẩn, vô nghĩa lý, toàn những chuyện giả dối huênh hoang”. Đối với ông, chủ đề của “Hội chợ phù hoa”, như tên cuốn truyện cũng cho ta hiểu rõ sự vô nghĩa, phù phiếm của cuộc đời. Xã hội như một tấn hài kịch lớn, trong đó mỗi con người sắm các vai khác nhau, đeo nhiều kiểu mặt nạ khác nhau. Đó là một cảnh hội chợ hỗn tạp, tấp nập kẻ bán người mua, nơi toàn là những sự phô trương giả dối phù phiếm xa hoa, và mọi thứ đều là những món hàng đem ra mặc cả. Trong đó tác giả tự coi mình vừa là một anh hề sắm vai để mua vui cho thiên hạ, vừa là nhà đạo diễn “cô” lại hình ảnh của cuộc sống trong một màn kịch múa rối.

Quan niệm và cách truyền tải quan niệm của ông dù ở loại hình nghệ thuật nào cũng đều có một sự thống nhất như thế. Cuộc đời này là một sân khấu lớn trong đó nhân vật là những con rối được xoay vần hoặc bởi chính nó hoặc bởi guồng quay xã hội chi phối. Từ đó ông đã kiến tạo loại hình nhân vật mặt nạ - con rối. Ngụ ý của ông ngầm nhắn nhủ rằng con người trong đời sống bằng hình thức nay hay hình thức khác đều đeo lên mình chiếc mặt nạ vô hình, và cuộc đời mỗi nhân vật cũng là một trò diễn. Người ta cố gắng để bước vào thế giới thượng lưu, đeo đuổi giấc mộng giàu sang, phú quý, vinh hiển. Vô tình họ trở thành những con rối, bị sự hào nhoáng của thế giới đó chi phối. Cũng vì lợi ích của bản thân họ sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ quý giá: tình bạn, tình thân, tình yêu.

Kiểu nhân vật con rối có nguồn gốc từ văn hóa lâu đời. Những con rối làm bằng gỗ là hình ảnh thân quen, không thể thiếu trong di sản văn hóa truyền thống của Châu Âu. Từ cuối thế kỷ XVIII, ở khắp nơi người ta đều nhìn thấy chú rối gỗ minh họa cho

những gánh hàng rong kể chuyện dân gian. Bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đẽo gọt khúc gỗ vô tri vô giác thành chú rối vô cùng sinh động. Những con rối được điều khiển từ trên cao bằng cách sử dụng những sợi dây. Tùy theo loại hình và các biến thể, người điều khiển con rối sẽ khéo léo che giấu sợi dây hoặc tiết lộ cho khán giả bằng cách sử dụng một thanh điều khiển thẳng đứng hay nằm ngang. Người điều khiển thổi hồn cho chú rối gỗ sống dậy, biết đi đứng, hờn giận, và buồn vui. Mọi cung bậc cảm xúc nhờ đó đều được lột tả chân thực. Từ sản phẩm của cái nôi nghệ thuật lâu đời, con rối tiếp tục đi vào sân khấu hiện đại và tiểu thuyết. Nhà văn Shakespeare ngay từ những dự cảm thiên tài của mình, ông đã thể hiện tư tưởng thế giới là một hý trường và cuộc đời là một sân khấu xã hội thu nhỏ. Ông không ngần ngại đặt vào cửa miệng Antonio trong vở Người lái buôn thành Venice rằng: “tôi nhận thức cuộc đời này đúng thực chất của nó, Bassanio ạ, nó là một cuộc hý trường, ở đó mỗi người phải sắm một vai trò. Vai trò của tôi là một vai trò buồn bã” [53;96]. Các nhân vật như

Hamlet, Vua Lear, Macbeth, Othello; Desdemona, Shylock, Antonio, Bassanio, Timon, Antony, Cleopatra, Julius Ceasar,… đều điển hình cho những trạng huống hay hoàn cảnh của con người quay cuồng trong dục vọng hoặc bi hài kịch của tấn tuồng nhân loại thời đại Phục hưng, nơi các mâu thuẫn xã hội lộ diện hoặc ẩn khuất đang diễn ra theo qui luật phát triển vận động tự thân của thời đại. Ở thế kỉ XX, bằng cảm nhận đau đớn của con người thời đại mất Chúa, Kafka cũng biến nhân vật thành những con rối người, mất khả năng làm chủ bản thân và bị giật dây bởi một thế lực vô hình nào đó. “Con người đã bị “rối” hóa ngay trong cử động sống của mình. Ngôn ngữ của họ bị biến dạng, phi đối thoại, cử động máy móc với hành động vô nghĩa, phi mục đích. Trong xã hội đó con người đã bị biến thành những con rối trên sân khấu cuộc đời”. Khai thác biểu tượng và phát triển ở chiều sâu hơn, qua kiểu nhân vật này Kafka đã bộc lộ một hệ tư tưởng nhân bản mà vô cùng bi đát trong quan niệm về con người và cuộc sống. Bằng cảm nhận rất riêng và kế thừa truyền thống của văn học, những nhà văn như Kafka cũng như thế hệ nhà văn hậu hiện đại cũng mượn cảm hứng và tư duy này để thể hiện quan niệm triết học sâu sắc về bản chất của con người thời đại mình. “Con người cảm thấy đánh mất chính mình, họ không phải là chủ thể mà chỉ là dạng phân mảnh, là những sinh thể bi đát, bị biến thành một kí hiệu trong cơn cuồng phong của sự tha hóa” [67,21-22]. Trong kịch của Becket, hầu hết các nhân vật miêu tả cũng đều có mối liên hệ với vai hề và những con rối. Người nghệ sĩ tài ba ấy cũng cảm nhận đau đớn khắc khoải về cuộc đời, con người giống như là những con rối, bị giật

giây một cách thảm hại để làm trò hề nơi thế gian này. “Trò chơi” mà các nhân vật đang chơi trên sân khấu, cũng chính là những tấn trò mà mỗi một con người ngoài đời đang chơi, dù đó là vô vị, vô nghĩa chua xót và bi đát. Đối với Ionesco, nhà viết kịch của phong trào phi lý thế kỉ XX thì “bi kịch của con người luôn luôn là hài kịch”. Vì vậy suy cho cùng hài hước chỉ làm cho tính chất bi đát ngày một tăng thêm, sự hiện tồn của con người thật nghịch dị và cay đắng. Xây dựng những con rối máy móc, ngây ngô hài hước ngược xuôi theo dòng đời lại là những dòng tâm tư chua xót đau đớn của người nghệ sĩ khi chứng kiến nỗi đau của thời đại và nỗi khổ của nhân gian.

Có thể nói, đặc trưng xây dựng nhân vật châm biếm trong tiểu thuyết của Thackeray đó là hình tượng nhân vật con rối đeo mặt nạ. Nghĩa là chúng không chỉ giả tạo sống một đời sống ảo ảnh bên ngoài mà còn bị giật dây bởi cuồng vọng, tham vọng bên trong nên từ hành động đến cử chỉ lời nói đều máy móc, vô hồn như một con rối. Cuộc đời này cũng là kẻ giật dây để tạo ra nhiều định mệnh trớ trêu không nói trước đối với các nhân vật của ông. Thackeray đâu có một lời phán quyết cuối cùng cho số phận và tính cách của các nhân vật, ngay cả dục vọng của họ cũng vô bờ bến. Bởi vậy nhân vật của ông là những con rối trong vở kịch của chính mình và vở kịch cuộc đời. Với các kiểu mặt nạ khác nhau, nhà tiểu thuyết đã tái hiện nên một xã hội nhốn nháo xô bồ, tất cả đều quay cuồng điên đảo. Sống trong thời đại đó, nếu con người không tự đeo mặt nạ cho mình thì nhân vật vẫn cứ bị chụp lên vẻ bên ngoài như một điều tất yếu, do những yêu cầu của hoàn cảnh sống.

Viết về dục vọng, phải nói không ai bằng Balzac diễn tả đến cùng hành trình và sự phát triển mãnh liệt của dục vọng con người. Nó mạnh mẽ và sẵn sàng chế ngự, nuốt chửng con người trong tham vọng khôn cùng. Người tưởng có nó là do con người mạnh nhưng không ngờ lại trở thành nạn nhân tội nghiệp, đến chết vẫn khắc khoải trong bi kịch không chấm dứt. Trong bi kịch cá nhân và bi kịch xã hội Balzac mỉa mai trong đau đớn thống khổ. Ông đau với nỗi đau của nhân loại, nỗi đau ấy tràn trên trang giấy, mang cấp độ số nhân trong từng câu chữ. Thackeray cũng miêu tả nỗi đau về dục vọng nhưng lại mang tiếng cười của triết nhân. Giọng điệu của ông không bi thương

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết của william thacakeray (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)