Giễu nhại nhân vật chính diện của tiểu thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết của william thacakeray (Trang 72 - 78)

Chương 2 SỰ PHA TRỘN CHÂM BIẾM CỦA CÁC THỂ LOẠI

2.3. Châm biếm bằng ngòi bút phê bình

2.3.3. Giễu nhại nhân vật chính diện của tiểu thuyết

Trong văn học Anh thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX, các nhà văn Anh đều cố gắng xây dựng các mẫu nhân vật chính diện với hình mẫu lí tưởng, tạo sự yêu mến trong lòng người đọc. Với Thackeray, ngay trong lời đề từ của tiểu thuyết Hội chợ phù hoa

ông đã viết: “Một cuốn tiểu thuyết không có anh hùng”. Và với cuốn Pendennis, ông kết thúc nó bằng lời nhận định về nhân vật Arthur Pendennis như sau: “chẳng màng tới việc cần được coi như một anh hùng hay một người vĩ đại, Arthur đơn giản chỉ là một người đàn ông bình thường và là người anh em tốt mà thôi”. Phải chăng ông không nhìn thấy những nguyên mẫu hoàn hảo tốt đẹp để xây dựng mẫu nhân vật cho mình? Hay ông đã nhìn thấy quá nhiều sự giả dối và lừa lọc, nó thường xuyên đến mức ông đã dần thực sự nghi ngờ việc tồn tại của những điều tốt đẹp trên thế giới này. Đối với ông không hề có anh hùng trong tiểu thuyết hay trong văn học thường miêu tả. Sự châm biếm thể hiện rõ trong các tiểu thuyết của ông ở kiểu giễu nhại nhân vật anh hùng. Rachel Pietka đã chỉ ra chính xác rằng “Tiểu thuyết không có anh hùng đã cho thấy quyết tâm của Thackeray trong việc kiểm soát các chuẩn mực. Mặc dù thời Victoria đã tìm cách tạo ra các khung chuẩn mà theo đó mọi người sẽ được coi là bình thường hay bất bình thường, Thackeray tạo ra các nhân vật chuyển động liên tục vào và ra khỏi các chuẩn mực này” [95,241].

người anh hùng trong tiểu thuyết mang màu sắc lịch sử của thế kỉ XVIII của ông là

Henry Esmond. Thackeray dường như đã đem hết tất cả các kỹ năng và kinh nghiệm để tạo ra nhân vật như Henry Esmond - một quý ông hoàn hảo của thế kỷ 18. Tuy nhiên quý ông được cho là hoàn hảo ấy cũng được đưa ra để hài hước, trào lộng. Trong nhân vật Henry Esmond, Thackeray đã tìm cách cân bằng các đặc điểm chung của Jos Sedley của Hội chợ phù hoa. Chống lại thói hèn nhát và cuối cùng là tính ích kỷ, Henry Esmond thể hiện sự nghĩa hiệp cao quý. Không còn nghi ngờ gì nữa, Esmond là nhân vật cao cả nhất trong số các nhân vật của Thackeray. Ông là điển hình của một quý ông hoàn hảo của thế kỷ mười tám. Ông có tính kiên cường trong quân đội và sự khát khao chiến đấu rất phù hợp lứa tuổi của ông. Thackeray đã tuyên bố Esmond là một người khá tự phụ nhưng nếu tự phụ trong một số khía cạnh nào đó thì lại chính xác là những gì Thackeray muốn ở ông. Ông thích cuốn sách của mình và Beatrix đã nói rất hài hước, đầy chế giễu: “Ông ấy muốn phụ nữ mang dép và mũ cho anh, ngồi dưới chân anh và khóc, Caro, Caro! O Bravo! Trong khi đó ông ấy lại đọc văn học của Shakespeare và Milton để học tập” [120,155]. Bên cạnh những phẩm chất ưu điểm thì Esmond thường có xu hướng làm nghiêm trọng hóa và làm tiêu cực sự việc - giống như ông theo một loại chủ nghĩa duy vật nào đó. Ngay cả khi ông ấy mỉm cười và thưởng thức một chút thú vui rất nhẹ nhàng thôi thì cũng như thể đang xảy ra rất nhiều mâu thuẫn bên trong tâm trí ông”. Với cách nhìn nhận tỉnh táo này, theo chúng tôi đây là quan niệm tiến bộ của một nhà nhân văn trong sự nhận định con người. Đương nhiên ông có thể định hình nhân vật của mình theo hướng một anh hùng như các nhà văn khác từng làm. Nhưng ông đã làm khác, Thackeray không thích hình ảnh người anh hùng với những hư cấu quá mức. Nó là thứ chỉ xuất hiện trong dòng tiểu thuyết lãng mạn vốn chẳng phải niềm quan tâm của ông. Một người am hiểu quá rõ về nền văn học thế kỉ như Thackeray lại không bị chi phối hay ảnh hưởng bởi phong trào văn học lãng mạn thời kì này tại Anh. Ông đã tuyên bố thẳng thắn ủng hộ văn học hiện thực và không ngần ngại bày tỏ quan niệm về con người: con người không phải là thiên thần cũng không phải ác quỷ trong xã hội đương thời.

Ở thế kỷ XIX, khi người ta vẫn phân biệt rành rọt kẻ xấu, người tốt, phe thiện, phe ác và đòi hòi nhà văn phải là nhà đạo đức nắm cán cân công lý thì tư tưởng “nước đôi” này của ông trở thành lạc lõng. Thackeray từng bị các nhà phê bình và bạn đọc đương thời cho là không kiên định, bi quan yếm thế khi bênh vực cái xấu, để cho cái ác lấn lướt. Nhân vật Becky là trường hợp đặc biệt như thế, cô là nhân vật chính nhưng

lại là đối tượng châm biếm, chứ không phải nhà văn xây dựng một hình mẫu để xưng tụng hay ca ngợi. Thackeray đã khắc sâu hơn về sự giả dối bản năng, sự giả dối cố hữu trong Becky với những dục vọng mãnh liệt leo lên nấc thang danh vọng của xã hội phù hoa. Nhưng ông cũng nhìn thấy ở đó một cô gái thông minh, vượt lên hoàn cảnh và có một năng lượng dẻo dai bền bỉ của người phụ nữ bản lĩnh, chinh phục được mục tiêu. Với Rebecca có lúc bị gọi là “thuỷ quái”, nham hiểm quỷ quyệt, xấu xa đáng kinh tởm thì nhà văn vẫn tìm thấy ở cô le lói lòng tốt sau khi đã bán cả lương tâm và danh dự cho thế giới phù hoa. Có lẽ, cần phải chỉ ra rằng điều tuyệt vời nhất khi tạo ra Becky là nhân vật này sẽ phát triển hơn nếu Thackeray không bị hạn chế bởi những đòi hỏi và áp lực về đạo đức của xã hội thời Victoria. Dưới góc độ của một nhà tâm lý học tinh vi về nhân cách, phần nào đó ông vẫn rất đỗi cảm thông, chia sẻ cho số phận con người đang quay cuồng trong guồng quay của xã hội phù hoa đó. Và cái kết cuối cùng của Becky cũng không phải hoàn toàn bị trả giá như nhiều cái kết truyền thống khác.

Ở những phần này giọng điệu châm biếm nước đôi được ông sử dụng tăng cường với dụng ý rõ rệt. Từ “nước đôi” trong Từ điển Tiếng Việt là “lưỡng lự, không dứt khoát, không phân minh”, ví dụ như thái độ nước đôi. Khi dùng trong văn học, nó chỉ một đặc tính quan trọng của giọng điệu. Giọng điệu nước đôi ra đời khi thế giới không còn là một thể thống nhất, duy nhất (unique) và không còn chi phối bởi một tiếng nói độc quyền, thế giới bị phân mảnh, đa diện đa cực mà ở đó có nhiều tiếng nói, nhiều ý thức cùng tồn tại. Từ đó sự vật hiện tượng được nhìn ở nhiều phía, đánh giá từ nhiều chiều khác nhau, và bộc lộ ở nhiều dạng cảm xúc. Người kể chuyện của Thackeray không am hiểu hoàn toàn về thế giới miêu tả, không biết nhiều hơn bạn đọc, không nói nhiều hơn nhân vật. Anh ta cũng hay nói giọng điệu giả sử, xét đoán, anh ta cũng lững lờ, nửa chừng không đi đến kết luận cuối cùng. Nói cách khác mục đích của người kể chuyện nhấn mạnh tính không hoàn thành của cuộc đời nhân vật, sự không hoàn kết của cuộc sống.

Trước hết, những điều người trần thuật không chắc chắn đã bác bỏ quan niệm định sẵn về nhân vật. Nhân vật luôn không trùng khít với chính bản thân nó “không thể biến con người sống động thành khách thể câm lặng cho một nhận thức hoàn kết, nói sau lưng” [2,272]. Đây là quan niệm tiến bộ của một nhà nhân văn trong sự nhận định con người, vì vậy nhân vật của ông không có thiên thần mà cũng không trở thành ác quỷ. Nhân vật Amelia và Dobbin tưởng chừng là những người ông đặt nhiều niềm tin hy vọng nhất của ông về một thế giới tốt đẹp nhưng nhà văn để cho người kể

chuyện rất thẳng thắn khách quan chỉ ra nhược điểm trong con người họ. Ở nàng tiểu thư Amelia quen được nâng niu chăm sóc từ bé nên cùng với bản tính hiền lành ngoan ngoãn là sự yếu đuối uỷ mị: “Amelia lại bắt đầu nhượng bộ cái tật trời sinh là thói hay khóc của mình; cô gái bé bỏng dớ dẩn này vẫn có cái nhược điểm ấy” [65,93], “cô không thuộc hạng người mà ta gọi là người đàn bà trí tuệ” [65,274], cô thiếu nữ ấy thờ phụng tình yêu và người anh hùng của mình một cách ngây thơ “Mải say sưa trong tình yêu, Amelia quên khuấy mất mười hai cô bạn thân ở Chiswick một cách vô cùng tàn nhẫn, như những con người ích kỷ thông thường khác…”.

Ngoài đời không ít lần Thackeray cũng bày tỏ quan điểm không thích nhân vật chính diện trong tác phẩm của Dickens. Phải chăng nhân vật Amelia là một cách nhại nhân vật truyền thống của ông? Nhà văn vẫn xây dựng nhân vật theo “lối mòn” nhưng sau lại “hạ bệ” bằng cách chỉ ra vô số những điều “sai lầm đời thường” và thường xuyên đối thoại với bạn đọc về điều đó: “Ta cũng không thể mong có được hai mươi bốn cô thiếu nữ đều đáng yêu như nhân vật chính trong tập truyện này là cô Sedley (sở dĩ chọn cô này làm nhân vật chính, cũng vì cô tốt nết hơn cả; nếu không có quái gì trên đời này ngăn cấm chúng ta chọn cô Spact, cô Crawn hoặc cô Hopkin làm nhân vật chính?) [65,56] hay “Các bạn thấy cuộc đời Amelia chẳng có gì đáng miêu tả lắm. Trong cuộc đời cô không có mấy cái mà bạn gọi là những chuyện đặc biệt... không thể có những tình tiết gay go của những nhân vật tiểu thuyết thông thường”, “Cô không phải là một nhân vật trong tiểu thuyết thành ra thư cô viết có những đoạn lắp đi lắp lại. Nhiều khi cô viết sai cả ngữ pháp, làm thơ thì hết sức tự do về quy tắc”. Những lời bình ấy có tính giễu nhại, hài hước nhẹ nhàng: “Ôi, đời cô chỉ còn lại di tích của một mối tình đã chết ấy mà thôi. Từ đây, cô chỉ còn sống để săn sóc cái xác chết của Tình yêu”[65,343]. Thực tình nhà văn không coi thường nhân vật của mình, Amelia là niềm tin của Thackeray vào cuộc sống còn tốt đẹp giữa thế giới phù hoa nhiều giả dối, học đòi làm sang này. Nhưng Thackeray luôn nhắc nhở bạn đọc khi bước chân vào tiểu thuyết của ông: con người không toàn thiện toàn mỹ bao giờ. Cách nhắc nhở ấy thật đặc biệt vì qua giọng điệu của cái “Tôi” nó vừa hàm ý mỉa mai trào lộng vừa muốn phá tan lối tư duy mòn mỏi của tiểu thuyết bằng cách giễu nhại, “hạ bệ” nhân vật khiến bạn đọc phải “tỉnh ngộ”.

Cũng có lúc người kể chuyện tỏ vẻ thương cảm người con gái ngoan hiền mà yếu đuối này: “Cô thiếu nữ bé bỏng dịu dàng đáng thương quá? Cô ta cứ tiếp tục hy vọng, hồi hộp, khao khát và tin tưởng”. Khi cô yêu trong sáng, mãnh liệt tới mức quên

mình, tiếc thay trái tim đặt nhầm chỗ, người kể chuyện vừa đồng cảm vừa thương xót ái ngại “Chao ôi, tôi e rằng cô Emmy đáng thương, tâm trí không được bình thường cho lắm”, “về một tội trạng cô đã phạm từ lâu...cái tội đã trót yêu nhầm lẫn, trót yêu quá say mê không tính toán”. Những đoạn bình luận “trữ tình” ấy giúp người kể chuyện như nhập sâu vào nội tâm nhân vật mà chia sẻ, yêu thương: “Ôi nhiều khi cô thấy sao căn nhà rộng rãi, trống trải quá, vì George còn bận việc trong đội Ngự lâm kỵ binh, không thể xin phép rời khỏi Chatham về luôn được vả lại khi nào về tỉnh anh ta cũng còn thăm viếng bè bạn, cô chị và cô em gái ở nhà hoặc đi chơi bời đây đó (người như anh ta là một vật trang sức cho bất cứ một cuộc hội họp nào)…Tôi biết rất rõ chỗ cô ta giấu tập thư của George; tôi có thể lén lút ra vào phòng riêng của Iachimo…Như Iachimô? không như vậy tồi quá. Tôi chỉ muốn làm mặt trăng để đựoc ngó vào tấm giường một cách vô tội, nơi lòng tin, sắc đẹp và sự thơ ngây đang nằm mơ mộng” [65,232]. Giọng điệu trải ra êm đềm hòa nhã như niềm trân trọng, ngưỡng mộ vẻ đẹp và tình yêu của con người còn giữ lại được nơi hội chợ phù hoa xô bồ, hỗn tạp này. Người trần thuật cũng rất ý nhị tinh tế khi cắt nghĩa vẻ hấp dẫn riêng của nàng: “Theo ý tôi, sự yếu ớt của Amelia chính là cái mãnh lực thu hút con người...đó là thái độ phục tùng thuần phục dịu dàng, nó như kêu gọi sự thông cảm và che chở nơi người đàn ông” [65,68]. Còn chàng Dobbin tốt bụng hy sinh hết mình cho một kẻ không xứng đáng như Osborn, một anh chàng “quen cơm nhà việc người”: “Anh Dobbin của chúng ta thuộc loại người dễ tính, giả dụ trước kia bị gia đình thúc bách quá, có lẽ anh ta đã xuống nhà bếp mà lấy chị đầu bếp làm vợ”. Với Rebecca có lúc bị gọi là “thuỷ quái”, nham hiểm quỷ quyệt, xấu xa đáng kinh tởm thì người kể chuyện vẫn tìm thấy ở cô đức tính thông minh, mạnh mẽ, sự nỗ lực khẳng định cá nhân của một đứa bé mồ côi cha mẹ và vẫn le lói lòng tốt sau khi đã bán cả lương tâm và danh dự cho thế giới phù hoa. Nhiều bạn đọc thời ông cho rằng ông là người yếm thế không có sự phán quyết cuối cùng về nhân vật của mình một cách nghiêm khắc và công minh như Dickens. Đến nay chúng ta thấy rằng ông là một nhà tiểu thuyết luôn nhìn hiện thực và con người một cách tỉnh táo. Ông không thể có một phán xét cuối cùng khi cuộc sống vẫn đang trôi chảy và không biết nó rẽ về bất kỳ ngả nào.

Cũng phải nói thêm rằng, xã hội thời kì Victoria đã định hình nên bức tranh đạo đức nước Anh thời bấy giờ để phục vụ cho chính chế độ, giai tầng của họ. Để duy trì vị trí thống trị, họ cần kiểm soát các nguyên tắc giao tiếp, các giá trị niềm tin, đạo đức xã hội. Tầng lớp quý tộc và tư sản Anh bằng sự giàu có đã gây ảnh hưởng tới

nhà thờ, giáo hội, văn học, báo chí. Điều đó cho phép họ chiếu một tập hợp các giá trị và quy tắc đạo đức thuận tiện cho họ, phục vụ giai tầng họ, làm cho mọi người đều nghĩ giàu có là tốt còn những người nghèo thường mang nhiều thói hư tật xấu. Từ đó xã hội đã tạo nên bức tranh đạo đức giả tạo, giá trị đạo đức và niềm tin bị bóp méo. Thackeray đã công kích mãnh liệt điều đó bằng sự hài hước mỉa mai, bằng việc thể hiện tinh thần nữ quyền cao độ qua hình tượng các nhân vật nữ. Ông mong muốn thay đổi giá trị niềm tin và đạo đức cũ trong lòng xã hội Victoria, xã hội mà người ta mặc nhiên mặc định và đinh ninh là đã định hình các giá trị chuẩn mực cho con người.

Quan niệm này còn tập trung rõ nhất trong cách kết luận của tác phẩm khi trình bày cho bạn đọc về cuộc đời của các nhân vật. Quan niệm truyền thống của các nhà văn, kết luận là lúc trình bày đến kết quả cuối cùng của cuộc đời nhân vật theo luật nhân quả cho bạn đọc rõ và tin tưởng. Một cái kết có hậu là lúc kẻ ác bị quả báo còn người hiền được ban thưởng, sống hạnh phúc cho đến cuối đời. Nhưng có vẻ Thackeray không có một niềm tin tuyệt đối, vững chắc như Balzac hay Dickens. Cái kết có vẻ từa tựa như các tiểu thuyết của Dickens: Amelia được sống bên cạnh Dobbin, các nhân vật tốt, đức hạnh đã được hưởng hạnh phúc xứng đáng. Nhưng nếu nhìn nhận và ngẫm nghĩ kĩ ta nhận ra đây là cách nhà văn nhại lại kiểu kết thúc truyền thống. Người kể chuyện cũng không còn tin vào cái trật tự sắp xếp cuối cùng ấy của tiểu thuyết, anh ta nghi ngờ thắc mắc. Amelia có phải đã thật hạnh phúc không. Cứ xem cái cách cô nhìn thấy Dobbin bế cô con gái và thở dài: “Chính mình, cũng không được

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết của william thacakeray (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)