Nghiên cứu dưới góc độ triết học

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 34 - 35)

1.3. Nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam

1.3.5. Nghiên cứu dưới góc độ triết học

Nghiên cứu về nhân cách con ngƣời Việt Nam nói riêng và nhân cách nói chung từ góc độ triết học có nghĩa là tập trung vào những vấn đề chung nhất của nhân cách và nhân cách con ngƣời Việt Nam cũng nhƣ tập trung vào những vấn đề xác lập nền tảng cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận cho nghiên cứu nhân cách. Hiện nay, những nghiên cứu nhƣ thế hiện có không nhiều, có một số bài báo xem xét

khái niệm nhân cách từ góc độ triết học Mác - Lênin, đó là bài: Bàn về khái niệm

nhân cách dưới góc độ triết học của Nguyễn Quốc Tuấn (năm 2006) [125] và Nhân cách theo quan điểm Triết học Mác - Lênin của Vũ Thị Kim Oanh (năm 2011) [90].

Nguyễn Quốc Tuấn cho rằng, theo quan điểm duy vật biện chứng, khái niệm nhân cách phải gồm một hệ thống các phẩm chất biểu hiện những mối quan hệ của cá nhân con ngƣời với thế giới xung quanh, nó đƣợc hình thành từ các hoạt động mang tính xã hội - lịch sử. Phẩm chất là cái làm nên giá trị xã hội của con ngƣời. Ngƣời ta đã quy nhân cách thành những phẩm chất khác nhau, nhƣng theo tác giả, để trở thành một nhân cách, cá nhân phải có sự phát triển tƣơng ứng với các nhóm phẩm chất cơ bản là: nhóm những phẩm chất thuộc nền tảng của cá nhân, nhóm những phẩm chất biểu hiện sự phát triển mang tính đặc thù của mỗi cá nhân và nhóm những phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể - năng lực.

Còn theo Vũ Thị Kim Oanh, hạt nhân hình thành nên nhân cách là thế giới quan cá nhân, bao gồm toàn bộ những quan điểm, lý tƣởng, niềm tin, định hƣớng giá trị chung của cá nhân. Nó giữ vai trò quyết định toàn bộ hoạt động của cá nhân. Tác giả cho rằng nhân cách là sự thống nhất của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội trong quá trình xác lập cái “tôi”. Thế giới của cái “tôi” do tác động tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội tạo nên. Với đặc điểm riêng về di truyền, về sinh lý thần kinh, về gia đình và hoàn cảnh sống của mỗi cá nhân, theo cách riêng của mình, họ tiếp thu và chuyển những giá trị văn hóa của xã hội vào bên trong mình, thực hiện quá trình so sánh, lọc bỏ, tự đánh giá, tự giáo dục; trên cơ sở đó, hình thành động lực, lợi ích, lòng tin, định hƣớng giá trị trong xúc cảm, suy tƣ và hành

động. Sự hoàn thiện nhân cách là kết quả của quá trình bản thân vƣơn lên làm chủ của mình: là quá trình làm chủ bản thân, làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội...

Có thể thấy, các tác giả đã phần nào chỉ ra những mặt, những yếu tố quan trọng hợp thành nhân cách. Tuy nhiên, để làm rõ hơn đặc trƣng, bản chất của nhân cách về mặt triết học, chúng tôi sẽ tiếp tục khai thác và phân tích rõ hơn trong luận án của mình, bổ sung cho những gì trên đây còn thiếu sót.

Về nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam, đƣa ra “Định hướng có tính

chất phương pháp luận cho việc nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường kinh tế - xã hội đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam”, bài viết của

tác giả Đặng Vũ Hoạt (năm 1993) là một trong những bài viết có những gợi ý quan trọng cho ngƣời thực hiện Luận án. Tác giả cho rằng “chiến lƣợc con ngƣời đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu hết sức nghiêm túc về mặt khoa học nhằm: - làm sáng tỏ bản chất với những đặc điểm cơ bản của con ngƣời Việt Nam; - phát hiện những quy luật và những tính quy luật của sự hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử nói chung; - xây dựng và thực hiện một hệ thống giải pháp phức hợp, hợp lý để một mặt có thể giáo dục, đào tạo mọi ngƣời trở thành những công dân hữu ích, những ngƣời lao động có đủ phẩm chất và năng lực đảm đƣơng đƣợc những trách nhiệm nhất định trên các cƣơng vị nhất định, mặt khác, có thể khai thác và tận dụng có hiệu quả nhất những khả năng của mỗi con ngƣời phục vụ cho sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc; - dự báo phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI” [37].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 34 - 35)