Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 36 - 39)

Qua việc tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể nhận thấy một số vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu là:

Thứ nhất, hiện nay, tồn tại khá nhiều các quan điểm khác nhau về nhân cách,

trong đó đa phần các nhà nghiên cứu ở nƣớc ngoài trong các công trình của mình đều tiếp cận nhân cách từ quan điểm ngoài Mác-xít mà một số trong đó đã xuất phát từ lý thuyết phân tâm học của Freud. Ở đây, việc chúng tôi đƣa ra các quan điểm nhằm cung cấp các cái nhìn, các cách tiếp cận khách quan về cùng một vấn đề để từ đó chúng tôi

lựa chọn cách tiếp cận của mình là dựa trên quan điểm Mác-xít và khẳng định sự tồn tại cũng nhƣ ý nghĩa của quan điểm Mác-xít trong nghiên cứu về nhân cách.

Quan điểm Mác-xít về nhân cách chủ yếu đƣợc các nhà nghiên cứu ở Liên Xô cũ đề cập đến. Vì vậy, trong luận án của mình chúng tôi sẽ nghiên cứu và hệ thống hóa các quan điểm theo lập trƣờng Mác-xít về nhân cách, phân tích và làm rõ thêm khái niệm nhân cách từ góc nhìn này. Chúng tôi sẽ hợp nhất các quan điểm Mác-xít về nhân cách về một đầu mối dựa trên nền tảng lý luận xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con ngƣời. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ phân tích và làm rõ những đóng góp cụ thể của chủ nghĩa Mác - Lênin với những định hƣớng phƣơng pháp luận trong nghiên cứu nhân cách thông qua việc luận giải chi tiết về các nguyên tắc: nguyên tắc hoạt động, nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc hệ thống. Việc chỉ ra và luận giải những nguyên tắc phƣơng pháp luận này của quan điểm Mác – Lênin trong lý luận về nhân cách là một trong những điểm mới của Luận án mà ở nhiều công trình trƣớc đó chƣa đề cập đến hoặc mới dừng lại ở mức giới thiệu hết sức sơ lƣợc.

Thứ hai, trong các tài liệu hiện có những vấn đề lý luận về nhân cách nhƣ

khái niệm, đặc trƣng, các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách cũng đã đƣợc nêu ra và giải quyết, tuy nhiên, chúng còn khá đa dạng, chƣa nhất quán, vì vậy, trên cơ sở quan điểm Mác-xít chúng tôi sẽ luận giải các nội dung lý luận cơ bản về nhân cách để đi đến một cách hiểu thống nhất và tƣơng đối đầy đủ về nhân cách nhằm áp dụng vào nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam. Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể nội hàm khái niệm nhân cách với những đặc trƣng và cấu trúc của nó theo lập trƣờng Mác-xít. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tập trung luận giải, khẳng định và làm rõ yếu tố sinh học nhƣ là điều kiện, tiền đề còn yếu tố xã hội mang tính chất quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách.

Thứ ba, nghiên cứu về nhân cách con ngƣời Việt Nam từ nhiều góc độ khác

nhau cũng đã có nhiều bài viết, công trình, đề tài các cấp, tuy nhiên, hiện nay việc xác lập nền tảng lý luận và phƣơng pháp luận mang tính chất định hƣớng của các công trình nghiên cứu triết học để mang lại một cái nhìn bao quát, toàn diện về nhân cách nói chung và nhân cách con ngƣời Việt Nam nói riêng vẫn còn khá ít ỏi và thiếu hệ

thống. Bên cạnh đó thì sự kết hợp giữa lý luận về nhân cách và thực tiễn khảo sát, điều tra trong nghiên cứu nhân cách ngƣời Việt Nam chƣa đảm bảo sự gắn kết mật thiết, hay nói cách khác, nhƣ TS. Vũ Thị Minh Chi đã khẳng định, “có thể nói rằng mối liên quan giữa nghiên cứu lý luận và việc xác định khung lý thuyết nghiên cứu hay việc xử lý góc nhìn vấn đề nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài... chƣa thấy nổi lên rõ ràng và chặt chẽ” trong đó có những công trình mà “những điều rút ra làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo hầu nhƣ không có mà chỉ là để rút ra rằng không thể áp dụng vào Việt Nam” [22, tr. 112-113]. Phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong các công trình là phƣơng pháp định lƣợng để đo nhân cách nhƣ đo trí tuệ, khảo sát xã hội học, trắc nghiệm Cattell 16 PF, phƣơng pháp NEO-PI-R,... Trong số này, có những phƣơng pháp đã đƣợc sử dụng từ lâu đời, có những phƣơng pháp mới ra đời, đƣợc nhiều nƣớc sử dụng trong nghiên cứu nhân cách, một mặt có nhiều điểm thuận lợi nhƣ đo đạc đƣợc chính xác các con số, các yếu tố, nhƣng mặt khác có thể thấy kết quả thu đƣợc “chỉ dừng ở những điểm chuẩn trung bình cho phép có những nhận xét riêng lẻ về các đặc trƣng nhân cách mà không đi đến một hiện trạng nhân cách toàn diện của con ngƣời Việt Nam” [22, tr. 118].

Vì vậy, chúng tôi, trên cơ sở những vấn đề mới nảy sinh liên quan đến thực tiễn đời sống xã hội của con ngƣời Việt Nam hiện nay cũng nhƣ những vấn đề đang tồn tại liên quan đến nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam, sẽ chỉ ra và phân tích sự cần thiết và lợi thế của việc nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam theo quan điểm Mác-xit, nêu rõ việc vận dụng các nguyên tắc mang tính phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam nhƣ thế nào và xác định một số nội dung nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam theo quan điểm Mác- xit để có thể đóng góp vào việc nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam đƣợc hoàn thiện, đầy đủ hơn. Trong Luận án, chúng tôi cũng sẽ phân tích một số hiểu biết của mình về nhân cách con ngƣời Việt Nam, chỉ ra những yếu tố xã hội khách quan đang tác động đến nhân cách con ngƣời Việt Nam và phân tích những nét nhân cách chủ yếu của con ngƣời Việt Nam với những phẩm chất cơ bản thuộc về truyền thống và hiện đại để phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện nay.

CHƢƠNG 2. QUAN ĐIỂM MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƢỜI - NỀN TẢNG LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 36 - 39)