Những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn đời sống xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 109 - 112)

4.1. Những yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt

4.1.1.Những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn đời sống xã hội

Hiện nay, đất nƣớc ta đang phát triển kinh tế thị trƣờng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bên cạnh những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội thì những mặt trái trong xã hội nhƣ suy thoái đạo đức, sự tha hóa nhân cách của một bộ phận ngƣời trong xã hội đang là vấn đề nổi cộm thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng.

Trong các quan hệ kinh tế và chính trị ở Việt Nam hiện nay, ngƣời ta không còn thấy lạ với các hiện tƣợng nhƣ “văn hóa phong bì”, với việc “đi cửa sau”, với tham nhũng, chạy chức, chạy quyền. Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân mà ngƣời ta bất chấp mọi thủ đoạn gian dối, lừa lọc đẩy nhiều ngƣời, nhiều gia đình lƣơng thiện vào chỗ chết. Những vụ án liên quan đến kinh doanh đa cấp, đến tƣ vấn bảo hiểm,... trong thời gian vừa qua với những thiệt hại hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng có thể coi là bằng chứng cho việc xuống cấp nhân tính. Vấn nạn “thực phẩm bẩn”, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lƣợng, phát triển kinh tế bất chấp những thiệt hại về môi trƣờng... đang là những “điểm nóng” trong xã hội, khiến ngƣời dân mất dần niềm tin vào cuộc sống. Một bộ phận không nhỏ trong xã hội đặt đồng tiền lên trên hết, coi tiền là thƣớc đo của mọi giá trị. Ngƣời ta sẵn sàng làm giả mọi thứ vì tiền. Không chỉ có thuốc giả, sữa giả, tin nhắn giả, đồ dùng giả…, mà lòng nhân từ cũng giả. Làm từ thiện giả để quảng bá hình ảnh, để trục lợi. Giả vờ giúp đỡ ngƣời bị tai nạn giao thông để trộm cắp tài sản của ngƣời bị tai nạn… Tất cả những hiện tƣợng nhƣ thế là những vấn đề thuộc về nhân cách mà mỗi ngƣời Việt Nam cần phải thực sự nhìn nhận lại để xem xét chính bản thân mình.

Bên cạnh đó, hiện nay, do sự phát triển của công nghệ thông tin mà những vấn đề trong quan hệ ngƣời - ngƣời ở thế giới thực và ảo diễn ra rất phức tạp. Những cụm từ nhƣ xã hội ảo, cộng đồng ảo dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con ngƣời. Truyền thông và Internet phổ biến ở khắp mọi nơi và hiện hữu trong cả các xu hƣớng của tình cảm, của nhận thức. Quan hệ gián tiếp con

ngƣời - máy móc - con ngƣời ngày càng trở nên rộng rãi và lấn át mối quan hệ trực tiếp ngƣời - ngƣời. Một mặt, môi trƣờng, không gian xã hội mới sẽ góp phần tạo nên những nhân cách mới, nhƣng mặt khác, môi trƣờng và không gian này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến cho ngƣời ta khó có thể phân biệt đƣợc các chân giá trị. Trong thế giới thực, bằng việc va chạm trong những diễn biến của cuộc sống và các mối quan hệ xã hội, con ngƣời nhận thức đƣợc mình và hình thành nên nhân cách của bản thân, tƣơng ứng sẽ có những hành vi và sự điều chỉnh sao cho phù hợp với bối cảnh xã hội hiện thực và các mối quan hệ hiện thực. Nhƣng trong một thế giới ảo, con ngƣời và tất cả các mối quan hệ sẽ dựa trên những hình ảnh không hoàn toàn thực. Hệ quả là, nhiều vấn đề thực của cuộc sống diễn ra nhƣng lại đƣợc thực hiện và giải quyết trên không gian ảo, khiến cho thật và giả lẫn lôn, xấu và tốt đan xen, lành mạnh và tiêu cực khó phân định rạch ròi.

Không những thế, trong quan hệ đạo đức, vấn đề bạo lực tràn lan, sự biến chất, tha hóa nghiêm trọng về đạo đức của một bộ phận ngƣời trong xã hội, thái độ vô cảm trong các quan hệ giữa ngƣời với ngƣời… đang trở thành những vấn nạn đáng lo ngại của toàn xã hội. Tội phạm ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa, bạo lực gia đình, bạo lực học đƣờng diễn ra thƣờng xuyên và phổ biến trên khắp các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Phẩm chất, lƣơng tâm, trách nhiệm, đạo đức của những nghề cao quý trong xã hội nhƣ bác sĩ, giáo viên, công an, tòa án,... bị vi phạm nghiêm trọng. Những hiện tƣợng nhƣ bác sĩ, công an nhận phong bì, thầy giáo lợi dụng học trò, nhân viên tòa án lập án oan, sai… không còn xa lạ với tất cả mọi ngƣời. Những biểu hiện của thái độ “không cảm xúc”, thờ ơ, vô cảm cả trong suy nghĩ và hành động của không ít ngƣời trong xã hội đang có chiều hƣớng lan rộng và len lỏi khắp mọi nơi, không chỉ ngoài xã hội mà còn trong quan hệ của các gia đình.

Đặc biệt, ngay trong Nghị quyết hội nghị Trung ƣơng 4 khóa XI chỉ ra một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Đảng ta cũng đã nhấn mạnh: "Một bộ phận cán bộ, đảng viên trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tƣởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích

kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…” [11, tr. 22].

Nhƣ vậy, ở nƣớc ta hiện nay, hiện tƣợng suy thoái về đạo đức, lối sống, tha hóa về nhân cách đang trở nên phổ biến và là mối quan tâm, lo ngại của toàn xã hội. Tất nhiên, song hành tồn tại với các hiện tƣợng tiêu cực này, nhiều tấm gƣơng về làm việc thiện, nhiều câu chuyện đầy nhân ái, tình ngƣời vẫn tồn tại, hiện hữu và có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng. Lý giải về căn nguyên, về bản chất, về sự tồn tại của các hiện tƣợng nhƣ thế và nhiều hiện tƣợng khác nữa liên quan và xoay quanh vấn đề nhân cách con ngƣời Việt Nam, theo chúng tôi, quan điểm Mác-xít về nhân cách, dù không thể giải đáp tất cả nhƣng nhiều nội dung, nhiều luận điểm vẫn có những ý nghĩa thời sự nhất định của nó. Trong đó, những nội dung, những quan điểm về bản chất xã hội của nhân cách, về mối tƣơng quan giữa con ngƣời và hoàn cảnh xã hội, về các yếu tố căn bản làm biến đổi con ngƣời và nhân cách con ngƣời... của quan điểm Mác - Lênin hiện vẫn còn nguyên giá trị.

Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn nhấn mạnh: Con ngƣời bị quy định bởi hoàn cảnh nhƣng cũng chính hoàn cảnh lại tạo ra con ngƣời, con ngƣời khiến cho xã hội thay đổi nhƣng cũng chính xã hội lại làm thay đổi con ngƣời, chi phối hành vi của con ngƣời. Ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định của xã hội sẽ sản sinh ra những con ngƣời tƣơng ứng và chỉ khi nào xã hội đạt tới trình độ phát triển cao (mà trƣớc hết xuất phát từ nền tảng của sự phát triển bền vững và ổn định về cơ sở kinh tế, về phƣơng thức sản xuất hiện đại) nó sẽ buộc con ngƣời sống trong lòng nó phải biến đổi để thích ứng với tốc độ phát triển ấy.

Quan điểm này có thể coi là lời giải thích cho việc tại sao trong giai đoạn hiện nay của đất nƣớc ta, khi đất nƣớc đang trong “thời kỳ quá độ”, kinh tế thị trƣờng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa đang phát triển, nhiều yếu tố, cũ và mới, tích cực và tiêu cực đan xen, lẫn lộn thì nhiều hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội liên quan đến vấn đề nhân cách con ngƣời Việt Nam nhƣ sự tha hóa, suy thoái trong đạo đức, trong văn hóa diễn ra theo xu hƣớng ngày càng nghiêm trọng và phổ biến. Những vấn đề bất cập, bức xúc đang đặt ra hiện nay liên quan đến nhân cách con ngƣời Việt Nam có thể coi là hệ quả, là sản phẩm của việc phát triển thiếu

bền vững trong kinh tế, là mặt trái của kinh tế thị trƣờng, của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là sự tiếp thu thiếu chọn lọc của toàn cầu hóa. Vấn đề là làm sao để chúng ta có thể “gạn đục khơi trong” theo tinh thần của Hồ Chủ tịch, phải tăng cƣờng giáo dục đạo đức cho toàn xã hội, cùng với đó là quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, ổn định, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời, bởi suy cho đến cùng, mọi sự phát triển đều hƣớng đến con ngƣời và vì sự phát triển của chính con ngƣời, nhƣ các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác từng khẳng định. Có nhƣ vậy chúng ta mới có thể tạo ra đƣợc cơ chế phòng ngừa các yếu tố phản giá trị, tạo ra hành lang trách nhiệm đạo đức và sự gắn kết sâu sắc trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 109 - 112)