Tính quyết định của yếu tố xã hội đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 100 - 109)

3.3. Những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách

3.3.2.Tính quyết định của yếu tố xã hội đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

Con ngƣời là chỉnh thể sinh học - xã hội, vì trƣớc tiên, con ngƣời là một sinh vật có tính xã hội, sáng tạo ra lịch sử của chính mình, sáng tạo ra toàn bộ nền văn hóa vật chất và tinh thần. Quan điểm duy vật cho rằng, lao động và các mối quan hệ xã hội là yếu tố quyết định về mặt xã hội trong quá trình chuyển biến từ vƣợn thành ngƣời. Sự hoàn thiện của các cá nhân riêng lẻ còn phải phụ thuộc vào hoàn cảnh giáo dục, môi trƣờng xã hội mà cá thể đó sinh sống.

Đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, yếu tố sinh học nhƣ cấu tạo sinh vật, di truyền, tâm sinh lý ở một cá nhân chỉ là cơ sở sinh vật, là những điều kiện tự nhiên, mà trên cơ sở đó hình thành nên những đặc điểm lịch sử - xã hội của con ngƣời. Con ngƣời nhƣ là một nhân cách bao giờ cũng là một chỉnh thể thống nhất, trong đó những yếu tố xã hội và tự nhiên của con ngƣời có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu chỉ là một cơ thể sinh vật thì con ngƣời không thể là một nhân cách. Tổng hòa những phẩm chất xã hội có đƣợc trong tiến trình sinh hoạt xã hội thực tiễn mới làm cho con ngƣời có nhân cách. Chính Vugotxki cũng đã khẳng định:

Hai bình diện phát triển - tự nhiên và văn hóa - nhập vào với nhau. Hai dãy biến đổi xâm nhập qua lại với nhau và thực chất tạo nên một sự hình thành thống nhất xã hội sinh vật của nhân cách trẻ. Sự phát triển cơ thể xảy ra trong môi trƣờng văn hóa trong chừng mực sự phát triển đó chuyển thành quá trình phát triển sinh vật đƣợc lịch sử quy định. Mặt khác, sự phát triển văn hóa có tính chất độc đáo đặc thù diễn ra đồng thời và quyện với sự chín muồi cơ thể trong chừng mực cơ thể đang biến đổi, lớn lên, chín muồi là kẻ mang sự phát triển văn hóa, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có thể làm một ví dụ tốt về sự gắn quyện hai bình diện phát triển - tự nhiên và văn hóa [Dẫn theo 20, tr. 131].

Trong quan niệm về yếu tố xã hội còn nhiều điểm chƣa thống nhất với nhau. Theo Lêônôvich [dẫn theo 65, tr. 25], yếu tố xã hội bao gồm:

Lao động nhƣ là một yếu tố quan trọng nhất trong sự hình thành con ngƣời, thêm vào đó khả năng ảnh hƣởng của lao động đƣợc quy định bởi hình thái kinh tế xã hội.

Quan hệ giữa ngƣời với ngƣời (theo nghĩa rộng của từ này) mà chủ yếu là quan hệ sản xuất ảnh hƣởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động sống của cơ thể.

Môi trƣờng sống đƣợc con ngƣời tạo ra.

Di sản tƣ tƣởng do con ngƣời tạo nên, gồm tất cả các hình thái ý thức xã hội. Có thể thấy, những yếu tố do Lêônôvích đƣa ra đã tập hợp tƣơng đối toàn diện những điều kiện, hoàn cảnh có ảnh hƣởng tích cực đến sự hình thành, trƣởng thành và hoàn thiện của cá thể, cũng nhƣ của loài. Nhƣng nếu nói đó là những yếu tố xã hội trong bản thân con ngƣời, nhân cách thì cần phải xem xét thêm. Vì theo chúng tôi, yếu tố xã hội trong con ngƣời ở đây phải hiểu là tất cả những cái cùng với những yếu tố sinh học để tạo thành chỉnh thể sinh học - xã hội trong con ngƣời, là những yếu tố kết tinh trong bản chất của con ngƣời, phân biệt con ngƣời với con vật. Còn những yếu tố mà Lêônôvích đƣa ra là những yếu tố xã hội mang tính tác động, trong khi yếu tố xã hội trong con ngƣời còn là những yếu tố đƣợc cá nhân hóa và cá thể hóa. Yếu tố xã hội trong con ngƣời không phải đơn thuần chỉ là những sự quy định về mặt xã hội, hay do sự tác động, do ảnh hƣởng của môi trƣờng sống khác nhau tạo nên, mà nó còn do khả năng nhận thức, trí nhớ, tƣ duy logic, tình cảm khác nhau của mỗi ngƣời tạo ra nữa. Ngoài những yếu tố nhƣ hoàn cảnh xã hội, môi trƣờng giáo dục… thì bản thân mỗi ngƣời còn phải tích cực và chủ động tiếp nhận những yếu tố đó.

Đubinin [Dẫn theo 65, tr. 27] quan niệm về yếu tố xã hội trong con ngƣời nhƣ sau: Bản chất xã hội của con ngƣời đƣợc thể hiện nhờ lĩnh vực sinh học của nó.

R. Đôkin [Dẫn theo 64, tr. 27] cho rằng, bản tính con ngƣời là ích kỷ, nhƣng đồng thời lại có khả năng tự rèn luyện để có thể đánh bại đƣợc những biểu hiện ích kỷ đó. Chúng ta hãy thử giáo dục sự rộng lƣợng và lòng vị tha vì chúng ta là ích kỷ bẩm sinh. Cần ý thức cho đƣợc là gen ích kỷ của chúng ta dẫn đến điều gì, vì nhƣ vậy chúng ta ít nhất cũng có cơ hội để phá vỡ những biểu hiện của chúng, điều mà không một loài nào khác dám khao khát.

Nhƣ vậy, có thể nói, cái làm cho con ngƣời hơn hẳn con vật ở chỗ nó có thể tự rèn luyện mình, có thể tiếp nhận sự giáo dục và tự giáo dục không là gì khác ngoài là yếu tố sinh học làm tiền đề cho sự khác nhau ấy.

Theo chúng tôi, có thể khái quát rằng yếu tố xã hội là tất cả những gì hình thành từ sự ảnh hƣởng của các điều kiện xã hội khác nhau, do sự quy định về mặt xã hội tạo nên cá nhân con ngƣời. Những sự quy định này là sản phẩm của sự kết hợp giữa sự hoàn thiện của đại não với sự tác động của môi trƣờng xã hội tạo nên phần ý thức của con ngƣời, làm cho con ngƣời có khả năng nhận thức, có trí nhớ, có tƣ duy logic, biết quyết định hợp lý đúng đắn, tùy theo từng hoàn cành cụ thể một cách linh hoạt. Cơ sở sinh học để tạo nên yếu tố xã hội trong con ngƣời là vỏ đại não, còn cơ sở xã hội để tạo nên yếu tố đó là môi trƣờng xã hội mà nó sống, học tập, lao động và giao tiếp.

Con ngƣời trƣớc hết là chủ thể của hoạt động xã hội, của quá trình lịch sử và của nhận thức. Con ngƣời chỉ đƣợc hình thành nhƣ là một nhân cách, khi mà với những điều kiện xã hội nhất định, nó hoạt động thực tiễn với tƣ cách là chủ thể của phát triển xã hội và là chủ thể phát triển của chính nó. Trong quá trình đó, mỗi cá nhân tiến hành trao đổi hoạt động, nhận đƣợc kinh nghiệm xã hội và kiến thức, hình thành các phẩm chất xã hội và tâm lý nhất định. Sự hình thành những phẩm chất xã hội đó không diễn ra một cách tự nhiên nhƣ khi kế thừa những đặc điểm di truyền sinh vật của mình, mà con ngƣời phải tiếp thu chúng bằng sự nỗ lực của bản thân, bằng hoạt động thực tiễn tích cực và thông qua tác động xã hội trong quá trình sinh hoạt cá nhân. Trong quá trình này mỗi cá nhân đều biểu hiện vừa là chủ thể vừa là khách thể của sự phát triển xã hội và lịch sử.

Trạng thái khách quan của con ngƣời vừa là chủ thể, vừa là khách thể là căn cứ trên thực trạng xã hội. Nghĩa là, một mặt, sự hình thành các đặc trƣng xã hội của con ngƣời và của sự phát triển của nó nhƣ là một nhân cách đƣợc quyết định bởi tổng hòa những điều kiện khách quan. Mặt khác, quá trình đó không diễn ra nếu không có sự tham gia của các cá nhân. Nó chỉ có thể diễn ra thông qua hoạt động thực tiễn của chính họ, thông qua lao động và hoạt động xã hội của họ, trong đó chính họ đóng vai trò chủ thể của quá trình lịch sử - xã hội. Cho nên, nhân cách vừa là ngƣời sáng tạo vừa là sản phẩm của sự phát triển xã hội, vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình lịch sử.

Con ngƣời sở dĩ trở thành nhân cách, có phẩm chất xã hội, là do nắm vững đƣợc những kinh nghiệm đã đƣợc khách thể hóa trong văn hóa vật chất và tinh thần của xã hội, dƣới dạng vật thể cũng nhƣ trong những phƣơng thức hoạt động lao động và xã hội đa dạng, trong những hình thức quan hệ xã hội và giao tiếp. Kinh nghiệm này đƣợc đúc kết nhờ phƣơng thức tƣ duy, nhờ những hệ thống tín hiệu chung và đặc thù có khả năng truyền đạt hệ thống ý nghĩa tiêu biểu cho mỗi xã hội và cho nền văn hóa của xã hội đó.

Đây chính là quá trình mà Vugotxki gọi là sự nhập tâm các quan hệ xã hội (hay còn gọi là “nội tâm hóa”). Nội tâm hóa trong quan niệm của ông là cơ chế cá thể lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử có trong môi trƣờng xã hội, ông nhận xét: Hành động nhập tâm chủ yếu đƣợc thực hiện trong quá trình giao tiếp, đây là quá trình mà dựa trên cơ sở thông hiểu và truyền đạt có chủ định các ý tƣởng và cảm nghiệm nhờ hệ thống phƣơng tiện nhất định. Quá trình này tựa hồ nhƣ sự lƣu chuyển các đặc điểm cho nhau giữa những ngƣời giao tiếp với nhau, hình thành nên một sự “đại diện tinh thần của họ trong một cái Tôi khác”. L.X. Vugotxki cũng đã chỉ rõ: Trong sự tác động qua lại với những ngƣời xung quanh, trẻ em nắm đƣợc các công cụ tâm lý, và nhờ các công cụ này, trẻ học đƣợc các hành vi của bản thân. Đối với ông, sự phát triển tâm lý của trẻ khởi thủy từ cái xã hội, đƣợc nội tâm hóa thành cái riêng của trẻ. Mọi chức năng tâm lý cấp cao xuất hiện trƣớc tiên ở mức độ “liên cá nhân”, sau đó chúng tồn tại ở bên trong cá nhân với tƣ cách “nội tâm lý” [Dẫn theo 126, tr. 14].

Nhấn mạnh những đặc trƣng xã hội và quy luật xã hội tác động tới sự hình thành bản chất ngƣời, nhân cách ngƣời, chính Mác cũng đã khẳng định: Nếu con ngƣời là sản phẩm của hoàn cảnh thì vấn đề là ở chỗ phải tạo ra hoàn cảnh có tính ngƣời. Đó là nhân tính, là những sức mạnh bản chất ngƣời của con ngƣời. Đó là con đƣờng phát triển theo xu hƣớng nhân đạo hóa hoàn cảnh để hình thành nên nhân cách ngƣời. Không những thế, theo Mác, hoàn cảnh tạo ra con ngƣời trong chừng mực mà con ngƣời tác động cải biến trở lại đối với hoàn cảnh. Con vật là một tồn tại bản năng trong khi con ngƣời là một thực thể xã hội có hoạt động sống sáng tạo dựa trên tiền đề tồn tại. Sự phong phú của mỗi cá nhân tùy thuộc vào sự phong phú của những mối liên hệ, những quan hệ xã hội của nó. Con ngƣời trở thành thực thể và chủ thể xã hội bằng

hoạt động của nó từ cá thể đến loài, từ bản chất loài, tộc loại đến bản chất xã hội. Đó là cả lịch sử của nó - lịch sử sáng tạo ra một tự nhiên thứ hai nhƣ là sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật của chính mình. Con ngƣời sáng tạo ra xã hội con ngƣời theo quy luật của cái đẹp. Đó là cái đẹp của văn hóa, của nhân tính.

Nhƣ thế,

con ngƣời sáng tạo ra văn hóa và văn hóa sáng tạo ra con ngƣời ở phƣơng diện làm cho con ngƣời hoàn thiện, con ngƣời mang nhân cách văn hóa mà trong hình thái lý tƣởng của nó là sự hài hòa Chân - Thiện - Mỹ. Đây là một tổng hòa các giá trị Nhân bản (thuộc phạm trù khoa học), Nhân đạo (thuộc phạm trù đạo đức) và Nhân văn (thuộc phạm trù văn hóa) [3, tr. 32].

Tuy nhiên, không chỉ dựa vào hoàn cảnh và việc biến đổi hoàn cảnh là đủ, muốn trở thành nhân cách con ngƣời còn phải đƣợc giáo dục. Giáo dục chính là một yếu tố xã hội không thể thiếu cho sự hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời. Giáo dục là hoạt động đặc biệt, khác với những ảnh hƣởng ngẫu nhiên và tự phát của môi trƣờng ở chỗ: có mục đích, có kế hoạch, có chương trình và sử dụng những

hình thức và phương pháp tác động dựa trên cơ sở khoa học [91, tr. 163].

Với nghĩa rộng, giáo dục bao gồm giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội và

giáo dục gia đình. Trong đó, giáo dục nhà trƣờng là quá trình tác động một cách

chuyên biệt, không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học cơ bản, hiện đại, mà thông qua việc dạy học còn hình thành ở học sinh những năng lực và phẩm chất trí tuệ, hứng thú - nhu cầu nhận thức, động cơ học tập... Mặt khác, việc giáo dục thông qua các hình thức sinh hoạt tập thể và hoạt động xã hội công ích là những tác động đặc thù ảnh hƣởng đến sự phát triển những phẩm chất đạo đức của nhân cách (xu hƣớng, động cơ đạo đức, tính cách, lối sống, kĩ năng, kĩ xảo...). Còn giáo dục xã hội thông qua sách, báo, phim ảnh, nhà hát, đài truyền thanh, truyền hình, giao tiếp xã hội… với những nội dung lành mạnh là những tác động tích cực hỗ trợ cho giáo dục nhà trƣờng. Giáo dục gia đình tuy không có chƣơng trình, kế hoạch và nội dung xác định nhƣ giáo dục nhà trƣờng; song với việc tổ chức cuộc sống có nề nếp, trật tự, gia phong, với việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con

cái, giữa các thành viên của gia đình thuộc các thế hệ…, là những tác động góp phần tạo nên nền tảng ban đầu của sự hình thành nhân cách. Nói chung, những tác động đúng đắn sẽ làm nảy nở những phẩm chất nhân cách tốt đẹp, ngăn ngừa những thói hƣ tật xấu.

Giáo dục có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời nhƣng cũng cần phải khẳng định rằng, giáo dục chƣa phải là vạn năng và bản thân mỗi cá nhân không chịu sự tác động của giáo dục một cách thụ động. Do đó, cần phải có những hình thức và phƣơng pháp giáo dục phù hợp, phối hợp một cách nhịp nhàng giữa giáo dục xã hội, giáo dục gia đình và giáo dục nhà trƣờng để phát huy đƣợc tiềm năng và góp phần hình thành nên những con ngƣời có nhân cách thực sự tốt đẹp.

Cùng với giáo dục thì trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, con ngƣời còn tham gia vào vô vàn mối quan hệ giao tiếp với những ngƣời khác. Giao tiếp vừa đƣợc xem là phƣơng tiện hình thành, củng cố bản chất xã hội trong con ngƣời, vừa là cơ chế tiếp thu kinh nghiệm xã hội. Bản chất của giao tiếp là quá trình tác động qua lại, trao đổi thông tin, ảnh hƣởng lẫn nhau, nhận thức lẫn nhau giữa các cá nhân. Quá trình đó sẽ tác động đến hoạt động, hành vi của con ngƣời, hình thành những phẩm chất đạo đức của nhân cách, thể hiện mối quan hệ ngƣời ngƣời. Con ngƣời sẽ không thể tồn tại, phát triển đƣợc nếu không có sự giao tiếp với thế giới xung quanh, với cộng đồng ngƣời. Môi trƣờng xã hội chính là nguồn gốc trực tiếp mà ở đó, con ngƣời hấp thụ và cũng rút ra những tƣ tƣởng, tri thức, kinh nghiệm của mình. Hệ thống các quan hệ xã hội không phải là cái gì trừu tƣợng, xa lạ, mà do chính con ngƣời tạo ra.

Để tồn tại và phát triển, con ngƣời phải sản xuất và chính trong quá trình sản xuất, con ngƣời tạo ra các mối quan hệ xã hội và ngƣợc lại, các mối quan hệ xã hội này lại quy định toàn bộ đời sống xã hội và bản chất mỗi ngƣời, nhƣ Mác đã nói: “Bản thân xã hội sản xuất ra con ngƣời với tính cách là con ngƣời nhƣ thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội nhƣ thế” [80, tr. 169]. Nhƣ vậy, mối quan hệ giữa cá nhân - xã hội thể hiện ra nhƣ mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Cá nhân nằm trong các quan hệ xã hội (mà các quan hệ xã hội đó chính là sự tác động lẫn nhau

giữa cá nhân với nhau), nhƣng qua đó, cá nhân đồng thời tích cực giành lấy bản chất xã hội của các quan hệ xã hội đó, làm cho bản chất ấy thành bản chất bên trong của mình, thành bản chất cá nhân. Nhân cách là mức độ "nội tâm hoá" bản chất xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 100 - 109)