Nguyên tắc hệ thống trong nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 117 - 119)

4.2. Vận dụng các nguyên tắc phƣơng pháp luận Mác-xit về nhân cách trong

4.2.2.Nguyên tắc hệ thống trong nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam

Đảm bảo nguyên tắc tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam theo quan điểm Mác-xít có nghĩa là luôn đặt nhân cách con ngƣời Việt Nam trong sự hình thành và phát triển của mình trong mối liên hệ của các quan hệ xã hội, của môi trƣờng xã hội, của sự giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời. Tách khỏi đời sống xã hội, khỏi môi trƣờng văn hóa xã hội, nhân cách con ngƣời không thể hình thành và phát triển bản chất của mình đƣợc.

Về điều này, V. E. Đaviđovich đã có nhận định rất xác đáng trong tác phẩm “Dƣới lăng kính triết học”, rằng:

Mỗi con ngƣời riêng biệt, với tƣ cách là nhân cách, chỉ sống và hoạt động đƣợc khi gia nhập vào mạng các quan hệ xã hội, trong sự giao tiếp với những ngƣời khác, trong các cộng đồng và các tổ chức. Chính vì vậy việc trở thành mỗi con ngƣời riêng lẻ, với tƣ cách là chủ thể hoạt động, là điều không thể có đƣợc nếu không tính đến sự hòa đồng hữu cơ của anh ta vào một cộng đồng xã hội cụ thể, vào toàn bộ hệ thống phân chia bên trong của nó [14, tr. 363].

Ngay từ khi sinh ra, bản thân mỗi ngƣời đã chịu nhiều “mối dây ràng buộc” với ngƣời khác, từ môi trƣờng nhỏ nhƣ gia đình, trƣờng học, tập thể sản xuất, đƣờng phố, đến khi trƣởng thành, mỗi ngƣời lại thuộc về một tầng lớp và giai cấp nhất định, một xã hội nhất định và tất cả hệ thống những tác động này sẽ quy định sự hình thành bản chất nhân cách con ngƣời. Khi mỗi ngƣời thuộc về một cộng đồng nhất định, một dân tộc (quốc gia) nhất định, ngƣời đó tiếp thu tiếng nói, văn hóa của dân tộc mình, sống trong một nhà nƣớc nhất định, từ đó có khả năng tự bảo đảm sự sinh tồn của mình.

Chính con ngƣời đã tạo ra một hệ thống các mối giao lƣu, quan hệ xã hội, trong hệ thống đó, con ngƣời ra đời, sinh sống, tức là hệ thống đó quy định cuộc sống đối với từng cá nhân riêng lẻ ở mức độ quyết định. Tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cái tạo nên bản chất từng cá nhân, quy định những phẩm chất của cá nhân trong xã hội nhƣ những phẩm chất phổ biến (con ngƣời có ý thức, có ngôn ngữ, biết lao động.. ) phẩm chất đặc thù (của dân tộc, giai cấp) và phẩm chất riêng (phụ thuộc

vào môi trƣờng xã hội mà cá nhân tồn tại – tiểu môi trƣờng). Nhƣng quan hệ xã hội này đƣợc thiết lập nhờ hoạt động của con ngƣời, song lại độc lập không phụ thuộc vào ý thức của từng cá nhân trong xã hội đó.

Việc hình thành bản chất nhân cách con ngƣời bao giờ cũng thông qua quá trình xã hội hóa - tiếp thu kinh nghiệm văn hóa vật chất - tinh thần của loài ngƣời - thông qua giao tiếp, giáo dục và lao động mà hình thành. Khác với các mối quan hệ tự nhiên, theo quan điểm của triết học Mác, đặc điểm chủ yếu của các mối quan hệ xã hội lại phụ thuộc vào hoạt động sản xuất của chính con ngƣời. Địa vị của con ngƣời không phải đƣợc tính từ các điều kiện tự nhiên mà ở chỗ nó thuộc về giai cấp nào, quan hệ của nó với tƣ liệu sản xuất ra sao, vị trí và vai trò của nó trong quá trình sản xuất và tổ chức lao động, ở sản phẩm xã hội mà nó đƣợc phân phối. Các quan hệ xã hội đã tạo thành hoàn cảnh sinh sống của con ngƣời, thừa nhận tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, tồn tại cá nhân quyết định ý thức cá nhân tức thừa nhận hoàn cảnh là nguồn gốc trực tiếp của tƣ tƣởng, tri thức, kinh nghiệm, tâm lý con ngƣời, là động cơ hoạt động của con ngƣời.

Bởi thế, nếu không xuất phát từ hệ thống những quan hệ xã hội nhất định thì không hiểu đƣợc bản chất nhân cách con ngƣời một thời đại, một giai cấp là gì. Hơn nữa, thông qua bản chất cá nhân của một xã hội ngƣời ta có thể hiểu đƣợc bản chất của những mối quan hệ xã hội đang giữ vai trò chủ đạo. Bản chất nhân cách con ngƣời đƣợc quy định bằng tổng hòa các mối quan hệ xã hội (trong tính hiện thực của nó) nhƣng đồng thời chính con ngƣời lại có vai trò tích cực trong tiến trình lịch sử xã hội với tƣ cách là chủ thể sáng tạo, chủ thể của mọi quá trình lịch sử, mọi biến đổi xã hội, của mọi mối quan hệ xã hội.

Nhƣ vậy, trong nghiên cứu về nhân cách con ngƣời Việt Nam, để hiểu một cách đúng đắn bản chất của đối tƣợng, xét trong sự vận động và phát triển của lịch sử, thì điều quan trọng là phải chỉ ra đƣợc và làm rõ nền tảng, “hệ thống” của những quan hệ xã hội. Nền tảng đó có thể đƣợc xem nhƣ là sự tồn tại vật chất, là “cơ thể xã hội” của nhân cách con ngƣời Việt Nam. ““Cơ thể xã hội” ấy là “sự thống nhất có tính chất mâu thuẫn của hai bộ phận cấu thành là “cơ thể hữu cơ” và “cơ thể vô cơ” của loài ngƣời… Về thực chất, đó là “thế giới của con ngƣời, thế giới văn hóa,

là thế giới hình thành từ hoạt động vật thể của con ngƣời, những lực lƣợng bản chất đƣợc khách thể hóa của loài ngƣời” [14 tr. 370]. Hay nói một cách đơn giản thì đó chính là không gian văn hóa của dân tộc Việt Nam, là nền văn hóa, là bối cảnh xã hội mà mỗi ngƣời Việt Nam sinh sống và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 117 - 119)