Phân biệt nhân cách với các khái niệm liên quan khác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 68 - 72)

3.1. Khái niệm nhân cách

3.1.1. Phân biệt nhân cách với các khái niệm liên quan khác

Nhân cách là khái niệm đƣợc sử dụng phổ biến trong nhiều ngành khoa học. Trong đời sống hằng ngày, nhân cách chủ yếu đƣợc hiểu ở phƣơng diện tích cực, để chỉ những ngƣời có phẩm chất tốt đẹp, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, về phƣơng diện khoa học, thuật ngữ “nhân cách” có ý nghĩa rộng hơn. Để hiểu rõ về nhân cách, theo chúng tôi, trƣớc hết, cần lƣu ý phân biệt với các khái niệm gần gũi khác nhƣ: con ngƣời, cá nhân, cá thể, cá tính,…

Tuy nhiên, để phân biệt đƣợc 3 khái niệm này một cách rõ ràng cũng không đơn giản. Thông thƣờng ngƣời ta chỉ có thể thực hiện sự phân biệt, chia tách trên phƣơng diện lý luận còn trên thực tế thì đó là việc rất khó làm, nhất là ở đây lại đề cập đến những phƣơng diện khác nhau của cùng một chủ thể. Trong nghiên cứu lý luận về nhân cách, một số nhà khoa học cũng đã thực hiện công việc này. A.N. Leonchiep cho rằng: khái niệm cá thể dùng cho loài vật, để nói lên một chủ thể riêng lẻ khác với chủ thể khác của loài. Khái niệm cá thể đó không nên dùng cho con ngƣời. Với con ngƣời nên dùng khái niệm cá nhân. Khái niệm “cá thể” thể hiện tính chất chỉnh thể, tính không thể chia nhỏ thành những đặc điểm của chủ thể cụ thể. Nó là sản phẩm của sự tiến hoá loài và tiến hoá cá thể trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định. Trong khi đó, khái niệm nhân cách thể hiện tính chỉnh thể của chủ thể cuộc sống. Nhân cách là một cấu tạo đặc biệt có tính trọn vẹn. Khác với cá thể, nhân cách là sản phẩm tƣơng đối muộn, là kết quả của quá trình chín muồi của những nét bẩm sinh dƣới tác động của môi trƣờng xã hội.

Còn ở nƣớc ta, theo Phạm Minh Hạc, cá thể thƣờng đƣợc dùng để gọi con ngƣời với tƣ cách đại diện của loài. Với tƣ cách thành viên xã hội thì con ngƣời đƣợc gọi là cá nhân nhƣ là một thực thể độc lập, và khi có đủ khả năng làm chủ thể của hoạt động học tập, lao động, vui chơi, thì con ngƣời trở thành nhân cách.

Chúng tôi cho rằng, hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về con ngƣời nhƣng mỗi khi cần phải hiểu con ngƣời là gì thì ngƣời ta thƣờng đề cập đến tính

chất chung, khái quát, chỉnh thể, toàn vẹn của con ngƣời nói chung mà khái niệm này phản ánh. Thông thƣờng, ngƣời ta hiểu con ngƣời vừa là một một thực thể sinh học vừa là một thực thể xã hội, có ý thức và năng lực nhận thức về thế giới xung quanh, về ngƣời khác và về chính mình, có khả năng lao động, hoạt động thực tiễn cải biến thế giới... Nếu bản chất con ngƣời không phải là một cái gì trừu tƣợng mà là tổng hòa của mọi mối quan hệ xã hội thì bản chất của nhân cách, về thực chất có mặt trùng hợp với bản chất con ngƣời. Bởi vì, nhân cách cũng chính là sự tồn tại của các quan hệ xã hội trong mỗi cá nhân. Song, bản chất con ngƣời và nhân cách không phải là một. Chúng quan hệ với nhau nhƣng không hoàn toàn đồng nhất. Bản chất con ngƣời chƣa phải là toàn bộ con ngƣời và nhân cách của một ngƣời không thể đƣợc bao quát hết bởi bản chất của nó. Bản chất con ngƣời chỉ là những thuộc tính chủ yếu của con ngƣời nói chung.

Nhân cách, trƣớc hết phải mang bản chất con ngƣời nhƣng tổng hòa những quan hệ xã hội lại tồn tại ở từng cá nhân, tức là đƣợc cá thể hóa trong con ngƣời. Khái niệm “con ngƣời” không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm nhân cách, dù nhân cách là của con ngƣời và chỉ con ngƣời mới có nhân cách. Con ngƣời đƣợc hình thành nhƣ một nhân cách trong tiến trình sinh thành cá thể, trong đó những nhân tố di truyền sinh vật bẩm sinh và những yếu tố xã hội có quan hệ không tách rời nhau và cấu tạo sinh vật di truyền ở mỗi cá nhân chỉ là điều kiện tự nhiên, là tiền để cho sự hình thành phẩm chất xã hội đặc thù của nhân cách. Điều kiện để con ngƣời có nhân cách trƣớc hết là con ngƣời bình thƣờng, có đủ những yếu tố sinh học của con ngƣời và quan trọng hơn hết phải là con ngƣời sống trong sự tác động qua lại giữa cá nhân và xã hội. Nếu chỉ là một cơ thể có tính sinh vật thuần túy thì con ngƣời không thể là một nhân cách. Ngƣợc lại, nếu tách con ngƣời khỏi xã hội thì cũng không có nhân cách. Con ngƣời nhƣ một nhân cách bao giờ cũng là một chỉnh thể thống nhất của yếu tố sinh học và yếu tố xã hội kết hợp chặt chẽ với nhau, thâm nhập vào nhau, nhƣng yếu tố xã hội bao giờ cũng là cái cấu thành bản chất của con ngƣời.

Nhân cách đƣợc hình thành trong từng con ngƣời cụ thể, trong từng cá nhân, nhƣng nó không phải là cá nhân. Khái niệm cá nhân thƣờng đƣợc xem xét một cách

riêng lẻ đặt trong tƣơng quan với hệ thống xã hội loài ngƣời, có ý phân biệt với những số lƣợng ngƣời nhiều hơn nhƣ nhóm ngƣời, tập thể, tập đoàn,…

Nhân cách cũng không đồng nhất với cá tính. Cá tính thƣờng đƣợc hiểu là sự biểu hiện về mặt tính cách đơn nhất, riêng biệt, độc đáo, đem lại đặc thù cho mỗi cá nhân, là điểm nổi bật nào đó của cá nhân, không giống với những ngƣời khác.

Nhân cách hiểu một cách đơn giản nhất là khi nhấn mạnh đến con ngƣời cùng với đặc trƣng hoạt động của nó, với tƣ cách là chủ thể của hoạt động. Theo từ điển Tâm lý học thì nhân cách là “toàn bộ những gì hợp thành một con ngƣời, một cá nhân với bản sắc và cá tính rõ nét, với các đặc điểm thể chất (tạng), tài năng, phong cách, ý chí, đạo đức, vai trò xã hội. Nhân cách là một cá nhân có ý thức về bản thân đã tự khẳng định, giữ đƣợc phần nào tính nhất quán trong mọi hành vi” [128, tr. 246]. Theo cách hiểu này, có thể đồng tình rằng, nhân cách là biểu hiện tập trung của tính chủ thể của con ngƣời. Chỉ với tính cách là chủ thể của hoạt động, con ngƣời mới có nhân cách; con ngƣời có nhân cách độc lập mới có thể trở thành chủ thể đích thực. Xét theo ý nghĩa nhƣ vậy, con ngƣời muốn có nhân cách độc lập thực sự, cần giữ tính tự chủ, tính năng động và tính sáng tạo của mình trong quan hệ với đối tƣợng. Theo đó, mỗi con ngƣời thể hiện nhân cách cụ thể của mình trong những quan hệ xã hội cụ thể, trong những điều kiện sản xuất, môi trƣờng xã hội và giáo dục văn hoá cụ thể. Nhìn chung, trong khi hình thành, một nhân cách nhất định trƣớc hết thƣờng có tính ổn định tƣơng đối - trong những điều kiện khác nhau, nhân cách vẫn thể hiện ra những đặc trƣng tƣơng đối ổn định của riêng mình.

Sự phân biệt các khái niệm trên đây không có ý nghĩa tuyệt đối, mặc dù đúng là chúng có nội dung không đồng nhất. Sở dĩ nhƣ vậy vì mỗi khái niệm này, trong từng quan hệ khác nhau, tùy mục đích khác nhau của chủ thể sử dụng, lại phản ánh những mặt này hay mặt khác hoặc các khía cạnh khác nhau trong đời sống con ngƣời. Thông thƣờng, ngƣời ta hay nhầm lẫn “nhân cách” và “cá nhân”, nhƣng có thể thấy rõ ràng các khái niệm này có hình thức lôgic khác nhau, không phủ nhận việc chúng liên quan đến một và chỉ một loại khách thể song mỗi khái niệm lại chỉ ra mặt này hay mặt khác của loại khách thể đó. Cá nhân đƣợc coi là đại diện chung

nhất cho loài “homo sapiens”; còn khái niệm “nhân cách” chủ yếu ghi lại các đặc tính liên quan đến mặt xã hội của cá nhân đó (đặc điểm xã hội).

Do sự khác biệt về nội dung của các khái niệm “cá nhân” và “nhân cách” nên cũng nhiều khi xảy ra tranh luận: có phải mọi cá nhân đều là nhân cách hay không? Bởi trên thực tế, có quan điểm khẳng định rằng nhân cách chỉ có ở những ngƣời hoạt động sáng tạo và trong số các nhân cách, ngƣời ta tìm cách loại bỏ những kẻ chống đối xã hội (chẳng hạn những tên tội phạm), các bệnh nhân tâm thần, v.v., và rằng: một số ngƣời chỉ là những cá nhân mà không phải nhân cách.

Có thể thấy, những quan điểm nhƣ thế mang dấu ấn tƣ tƣởng kỳ thị đẳng cấp, thể hiện thái độ phân biệt và xung khắc với nguyên tắc công bằng trong xã hội. Rõ ràng là nhân cách thể hiện mình ở mọi hoạt động, trong cả hoạt động sáng tạo và các hoạt động thông thƣờng khác, đó là chƣa kể trong số nhiều loại hình hoạt động thì sáng tạo chỉ là một mà thôi. Vả lại, thực ra mỗi ngƣời đều có “tiềm năng sáng tạo” ở các mức độ khác nhau, vì nếu thiếu sáng tạo, cho dù ngay cả ở mức sơ đẳng, con ngƣời cũng không thể giải quyết đƣợc các vấn đề tối thiểu trong đời sống, nhƣ đơn giản chỉ để tồn tại. Hơn nữa, trên thực tế, đôi khi có những trƣờng hợp là “thiên tài” sáng tạo nhƣng họ lại vi phạm những phẩm chất đạo đức và những giá trị nhân văn tối thiểu, xâm phạm đến nhân quyền của ngƣời khác, của dân tộc khác,… những kiểu ngƣời nhƣ thế liệu còn đáng đƣợc gọi là “nhân cách” nữa hay không?

Nhƣ vậy, theo chúng tôi, khi nhấn mạnh tính tích cực của cá nhân, sự phong phú và mức độ sâu sắc của cá nhân trong quan hệ với cộng đồng, ngƣời ta đề cập đến nhân cách, với tính cách là đặc trƣng bản chất con ngƣời, thể hiện tính độc đáo của mỗi cá nhân ở mỗi một xã hội nhất định. Nhân cách theo đó có bản chất xã hội - lịch sử. Nhân cách là thƣớc đo trình độ văn hóa tinh thần của con ngƣời. Nó không phải là một sản phẩm bẩm sinh. Không phải con ngƣời sinh ra là đã có nhân cách. Nhân cách hình thành trong một quá trình lâu dài, gắn liền với sự trƣởng thành và sự phát triển của con ngƣời thông qua giáo dục, hoạt động thực tiễn, qua quá trình tƣơng tác giữa con ngƣời với con ngƣời. Con ngƣời chỉ đạt đến trình độ có nhân cách khi có ý thức và có năng lực hoạt động thực tiễn; khi con ngƣời cá nhân là chủ thể chân chính của hoạt động, của quá trình phát triển của chính nó trong các quan

hệ xã hội. Bằng hoạt động và giao tiếp con ngƣời ý thức đƣợc phẩm giá và giá trị của mình trong hệ thống mối quan hệ xã hội. Khi đó con ngƣời đã trở thành chủ thể của mối quan hệ xã hội. Khi nào con ngƣời tự ý thức đƣợc mình, ý thức đƣợc mối quan hệ của mình với ngƣời khác, với xã hội thì khi đó nhân cách mới hình thành và hoàn thiện. Tiêu chuẩn tiến bộ xã hội của cá nhân đƣợc thể hiện ở mức độ phát triển xã hội của cá nhân đó. Dấu hiệu ghi nhận nhân cách đã đƣợc hình thành là khi con ngƣời có khả năng nhận biết những nhu cầu và lợi ích của mình, có động cơ thúc đẩy việc thực hiện những nhu cầu và trƣớc đó có khả năng điều khiển hành vi của mình, sao cho lợi ích cá nhân không mâu thuẫn, phù hợp, hoặc thống nhất với lợi ích cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 68 - 72)