Đặc trưng của nhân cách

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 81 - 88)

3.2. Đặc trƣng và cấu trúc của nhân cách

3.2.1. Đặc trưng của nhân cách

3.2.1.1. Nhân cách có bản chất lịch sử - xã hội, phản ánh sự phát triển về mặt xã hội, văn hóa của con ngƣời

Nhân cách là sản phẩm tƣơng đối muộn của sự phát triển lịch sử - xã hội và của sự tiến hóa cá thể của con ngƣời. Nói một cách khác, nhân cách là kết quả của quá trình chín muồi những đặc tính di truyền dƣới tác động của môi trƣờng xã hội. Nhân cách con ngƣời đƣợc hình thành do các quan hệ xã hội mà cá nhân gia nhập trong hoạt động thực tiễn của mình và theo đó những thuộc tính di truyền cũng có thể biến đổi trong chừng mực nhất định, do cá nhân chi phối chúng một cách có ý thức để trở thành một nhân cách.

Gắn liền với quan niệm duy vật về tính xã hội của con ngƣời, về tính giai cấp của cá nhân, chủ nghĩa duy vật lịch sử quan niệm nhân cách không tách rời tính xã hội của một cá nhân nhất định. Bản chất nhân cách chỉ có thể đạt đƣợc tính quy định hợp lý của nó từ trong xã hội. Nhân cách cụ thể vừa do các điều kiện cụ thể nhƣ điều kiện sản xuất, môi trƣờng xã hội, giáo dục văn hóa hun đúc nên, vừa nhƣ sự lắng đọng trầm tích của văn hóa truyền thống và đặc trƣng bên trong, định hƣớng giá trị của chủ thể đồng thời còn thông qua các hiện tƣợng nhƣ mô hình hành vi bên ngoài, cảm tính biểu hiện ra. Đúng nhƣ L.X. Vugotxki đã khẳng định: “Văn hóa sáng tạo ra các hình thái đặc biệt của hành vi, văn hóa thay đổi loại hình hoạt động của các chức năng tâm lý, văn hóa kiến tạo nên các tầng mới trong hệ thống phát triển của hành vi con ngƣời…” [Dẫn theo 20, tr. 130]. “Phản ứng của nhân cách là các hình thức văn hóa của hành vi. Nghiên cứu các phản ứng của nhân cách là nghiên cứu các dạng thức văn hóa hành vi. Chúng ta không bàn đến các quá trình riêng rẽ đƣợc lấy ra một cách trừu tƣợng, mà là nghiên cứu nhân cách một cách chỉnh thể” [Dẫn theo 126, tr.14].

Kế thừa và tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất xã hội của con ngƣời và nhân cách, X. L. Rubinstein cho rằng, quan hệ xã hội là quan hệ

trong đó không phải từng giác quan riêng lẻ hay từng quá trình tâm lý riêng lẻ tham gia, mà là con ngƣời, là nhân cách. Ảnh hƣởng quyết định của các quan hệ xã hội, của lao động đối với sự hình thành tâm lý chỉ có thể thực hiện thông qua trung gian nhân cách. Ông cho rằng, nhân cách chỉ tồn tại khi có ý thức: quan hệ của cá nhân với những ngƣời khác phải đƣợc cảm thấy nhƣ là thái độ; ý thức là một phẩm chất của nhân cách con ngƣời mà không có phẩm chất đó thì nhân cách không thể nào tồn tại nhƣ là nhân cách. Còn bản chất của nhân cách là tổng thể của các quan hệ xã hội [38, tr.56].

Không dừng lại ở đó, ông còn cụ thể hóa đặc trƣng xã hội - lịch sử của nhân cách qua các nhu cầu và năng lực bằng luận điểm rất đáng chú ý: “Bản chất tâm lý của nhân cách đƣợc cụ thể hóa trong các nhu cầu và các năng lực. Bản chất tâm lý đó về thực chất là cái đƣợc quyết định, là cái trung gian thông qua các điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể mà trong đó bản chất ấy đƣợc hình thành” [38, tr. 63].

Theo ông, khái niệm nhu cầu là một khái niệm cơ bản, trên cơ sở khái niệm này, toàn bộ học thuyết về động cơ hành vi con ngƣời đã đƣợc đặt ra một cách hoàn toàn khác với cách xem xét trên cơ sở của các thuyết về bản năng và xu hƣớng. Ngƣợc lại với tất cả mọi quan niệm thuần túy, trong các nhu cầu ngƣời ta đã chú ý đến những đòi hỏi tự nhiên của con ngƣời, của cá thể con ngƣời. Nhƣng trong mối quan hệ đó, nhu cầu vốn gần gũi với bản năng và xu hƣớng lại khác biệt về nguyên tắc với chúng. Đƣợc trung gian hóa bởi những quan hệ xã hội mà qua đó chúng đã bị khúc xạ, những nhu cầu là sản phẩm của lịch sử khác với bản năng vốn chỉ là những cấu hình sinh học. Khác với bản năng là sản phẩm tiến hóa mang tính loài, nhu cầu về sau có một lịch sử tiến hóa cá thể.

Rõ ràng là không thể rút ra đặc trƣng của nhân cách con ngƣời với tƣ cách chủ thể hoạt động từ bản chất “tự nhiên”, sinh học của nó, cũng không thể từ sự phân tích mối liên hệ qua lại của con ngƣời với đặc tính “tự nhiên” nhƣ là yếu tố khách quan tồn tại ngoài nó. Trên thực tế, con ngƣời không thể tồn tại ở môi trƣờng tự nhiên chƣa đƣợc cải biến theo cách xã hội, bởi con ngƣời là sản phẩm của sự phát triển xã hội, mà các nhu cầu của họ, kể cả những nhu cầu sinh vật ngay từ đầu cũng đã bị quy định về mặt xã hội.

Về điều này, khi nhận xét rằng, ngƣời nguyên thuỷ khác động vật chỉ là “ở chỗ trong con ngƣời, ý thức thay thế bản năng, hoặc bản năng của con ngƣời là bản năng đã đƣợc ý thức” [74, tr. 44], Mác đã hiểu đó là con ngƣời, tuy chƣa phát triển nhƣng đã thành ngƣời bởi ý thức “ngay từ đầu,… đã là một sản phẩm xã hội” [74, tr. 43]. Tính đƣợc ý thức của bản năng đúng là đã minh chứng cho việc, bản năng không đƣợc ý thức không thể đảm bảo sự tồn tại của con ngƣời trong tự nhiên, bởi các khả năng thích nghi của họ không có sẵn bằng con đƣờng di truyền, mà đƣợc hình thành trong cuộc sống, trong quá trình giao tiếp, tức là một cách xã hội. Bản thân phƣơng thức tồn tại của con ngƣời trong tự nhiên, gồm cả hoạt động của họ nhằm thoả mãn các nhu cầu sinh học cũng đã đƣợc định hình trong quá trình hình thành con ngƣời nhƣ là thực thể lịch sử - văn hóa, xã hội. Điều này cũng đúng với từng cá nhân riêng rẽ mà nhân cách của họ vốn không phải ngay từ khi sinh ra đã có, mà đƣợc định hình trong quá trình phát triển của mỗi ngƣời nhƣ là kết quả họ tham gia vào các quan hệ xã hội, tức là qua trao đổi hoạt động và giao tiếp với những ngƣời khác.

Nhƣ thế, bản chất của nhân cách phải đƣợc giải thích bằng những đặc điểm quy chuẩn lịch sử - xã hội, bằng những nguyên nhân xã hội, bằng những đặc điểm của các mối quan hệ lẫn nhau mà trong hệ thống của chúng đã tạo ra nhân cách. Bởi, nhân cách không chỉ tồn tại, mà còn phát triển và nâng cao tính tích cực của mình thông qua việc mở rộng các mối quan hệ qua lại của mình với ngƣời khác và những sự vật trung giới cho các quan hệ đó.

Đƣơng nhiên, nói nhân cách mang tính xã hội chúng ta cũng không quên nói đến tính riêng của mỗi cá nhân, tính độc đáo của mỗi cá nhân. Song về tính riêng, tính độc đáo của mỗi cá nhân, quan niệm Mác-xít có sự khác biệt với quan niệm của các nhà tâm lý học phƣơng Tây. Trong khi chúng ta nhấn mạnh nhân cách của con ngƣời trƣởng thành và phát triển nhƣng cũng không coi nhẹ đời sống của con ngƣời khi còn nhỏ, thì các nhà tâm lý học phƣơng Tây lại nhấn mạnh một chiều tính quyết định của sự hình thành nhân cách ở trẻ em.

Nhƣ vậy, để hiểu thế nào là nhân cách thì khác với các khoa học cụ thể nhƣ sinh lý học, tâm lý học, xã hội học... triết học hƣớng đến nghiên cứu tổ chức của

toàn bộ các quan hệ ngƣời - ngƣời, tức là cộng đồng năng động giữa ngƣời với ngƣời gắn kết với nhau bằng những mạng lƣới tác động qua lại mà trong bản thân những quan hệ đó, những mạng lƣới đó đều đã mang tính chất lịch sử - xã hội. Không gian tồn tại của nhân cách, nhƣ thế hoàn toàn mang tính hiện thực. Đó chính là không gian ở đó tồn tại tất cả những sự vật mà theo đó và thông qua đó thân thể con ngƣời gắn với thân thể ngƣời khác “nhƣ là vào một thân thể” (Xpinoda), vào một “đại hội đồng” (C. Mác) hay chính là tổ chức văn hóa - lịch sử theo cách nói hiện nay. Đây chính là “thân thể” không phải do thiên nhiên tạo ra mà do lao động của con ngƣời cải biến thiên nhiên đó thành “thân thể vô cơ” riêng của mình. Nhân cách đƣợc hiểu theo cách nhƣ vậy không ở bên trong cơ thể đơn nhất của một cá nhân cụ thể mà ở bên ngoài thân thể đó, trong hệ thống các mối quan hệ hiện thực lẫn nhau của cá nhân đó với cá nhân khác.

3.2.1.2. Nhân cách hình thành và biểu hiện thông qua hoạt động và giao tiếp Nhân cách vừa là khách thể, vừa là chủ thể của các quan hệ xã hội, nhân cách vừa hình thành và vừa biểu hiện ra bằng hoạt động và giao tiếp mà các quan hệ xã hội đã quyện vào trong đó.

Giao tiếp đƣợc hiểu là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Giao tiếp trƣớc hết là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội. Không có giao tiếp thì không có tồn tại xã hội. Giao tiếp là nhu cầu trực tiếp nhất của con ngƣời trong quá trình tồn tại. Thông qua giao tiếp con ngƣời gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức và chuẩn mực xã hội. Cùng với hoạt động, giao tiếp giúp con ngƣời tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử, biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống, từ đó góp phần vào sự phát triển nhân cách và góp phần vào sự phát triển xã hội.

Theo quan điểm Mác-xít, hoạt động của con ngƣời một mặt tùy thuộc vào các thuộc tính sinh lý, tâm lý của ngƣời đó nhƣng mặt khác chủ yếu còn phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội bên ngoài, đặc biệt là các quan hệ xã hội mà ngƣời đó tham gia và trong một phƣơng thức sản xuất nhất định. Toàn bộ các quan hệ xã hội ứng với hoạt động của một cá nhân thƣờng đƣợc cụ thể hóa trƣớc hết ở vai trò xã hội của ngƣời ấy trong hoạt động và ở các công cụ vật chất và quy cách hoạt động.

Vai trò của con ngƣời thể hiện trong hoạt động thƣờng gọi bằng cƣơng vị, chức vụ, chức năng, vị thế, vị trí... Mỗi vai trò cụ thể đều ứng với những yêu cầu, nhiệm vụ, quyền hạn, chuẩn mực, quy cách làm việc nhất định mà xã hội đã định sẵn cho nó. Một mặt, do đặc điểm tâm lý, do thái độ của cá nhân đối với vai trò và các chuẩn mực này mà hoạt động mang sắc thái riêng của cá nhân; nhƣng mặt khác, sự điều chỉnh của xã hội thông qua các quy định này và các phản ứng xã hội cũng quyết định tính chất của hoạt động. Vì vậy cùng một hoạt động ấy mà tùy theo vai trò nào của cá nhân là chủ đạo trong đó mà tính chất của nó sẽ khác đi và do đó có tác dụng khác nhau đến sự hình thành các thuộc tính tâm lý của cá nhân.

Bên cạnh việc thể hiện ở vai trò xã hội thì các quan hệ xã hội ứng với hoạt động của một cá nhân còn đƣợc cụ thể hóa qua các công cụ vật chất và quy cách hoạt động. Bởi mỗi ngƣời chỉ có thể hoạt động với những phƣơng tiện, vật liệu, công cụ, có những hình thức, tính năng, đặc điểm nhất định và hoạt động theo những quy trình, cách thức, phƣơng pháp nhất định đã đƣợc xã hội xác lập nên. Ngay khi hoạt động nhằm sáng tạo cái mới, bắt đầu con ngƣời cũng phải lựa chọn trong những điều kiện hoạt động sẵn có và sử dụng nó. Những điều kiện này mang theo đặc điểm của tâm lý xã hội và đòi hỏi tâm lý của ngƣời sử dụng phải thích ứng với nó. Nhƣ vậy, một mặt, sự nhận thức chủ quan, các thái độ, kỹ năng - kỹ xảo và thuộc tính tâm lý của cá nhân sẽ làm cho hoạt động mang sắc thái riêng của mình, nhƣng mặt khác các đặc trƣng đó cũng phải thích ứng với những điều kiện ấy, do đó mà đƣợc “xã hội hóa”. Nhƣ vậy, khi biểu hiện ra hành động, các thuộc tính tâm lý của cá nhân đã phải “lồng” vào cái “khung” các quan hệ xã hội của ngƣời ấy.

Nhƣng bản thân hoạt động này cũng chƣa phải là nhân cách. Những hoạt động đó là biểu hiện khách quan của nhân cách, có khả năng tác động đến tâm lý những ngƣời khác cũng nhƣ bản thân ngƣời đó và điều quan trọng là đƣợc dùng làm cơ sở để nhìn nhận, đánh giá nhân cách con ngƣời. Muốn nhìn nhận, đánh giá cần có sự tham gia của nhiều nhân tố xã hội khác nữa nhƣ những chuẩn mực của một xã hội cụ thể ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định cùng với những hiểu biết và kinh nghiệm về tâm lý con ngƣời mà xã hội đã đạt đƣợc cho đến lúc ấy.

Hoạt động của một cá nhân đƣợc xem xét trên cơ sở những yếu tố nhƣ vậy, sẽ thông qua các cơ chế tâm lý xã hội nhƣ sự hình thành dƣ luận xã hội, sự nhìn nhận, đánh giá của xã hội... để tạo thành một hình ảnh xã hội về phẩm chất, năng lực, tâm tính, tƣ cách, tác phong... của cá nhân ấy tức là giá trị tinh thần của ngƣời ấy đối với xã hội.

Nhƣ vậy, nhân cách của một ngƣời biểu hiện không chỉ thông qua hoạt động mà còn bao gồm cả sự nhìn nhận, đánh giá của xã hội về các thuộc tính tâm lý dựa trên hoạt động của ngƣời ấy. Nhân cách đã thực hiện những hoạt động theo phƣơng thức của “loài” nhƣng đã đƣợc chƣơng trình hóa một cách lịch sử - xã hội. Toàn bộ hoạt động này tạo ra một kết quả thực tiễn cụ thể đối với sự phát triển của xã hội (tích cực, xây dựng hoặc tiêu cực, phá hoại). Đó là nội dung khách quan, là “cơ sở

vật chất bên ngoài cơ thể của nhân cách” [16, tr. 123] ngƣời ấy. Theo Phạm Hoàng

Gia, nội dung này đƣợc phản ánh vào xã hội, và ngoài những hình ảnh về các mặt khác (giá trị kinh tế, chính trị, đạo đức...) còn tạo ra những hình ảnh xã hội về tâm lý ngƣời ấy mà tác giả gọi là giá trị tinh thần - tâm lý của cá nhân ấy. Hình ảnh này, giá trị này theo tác giả cũng thuộc về nhân cách con ngƣời và tác giả quy ƣớc gọi là “nhân cách bên ngoài”.

Theo ý nghĩa này, nhân cách không chỉ biểu hiện điển hình ở từng cá nhân mà qua hoạt động của họ để tạo nên những kết quả phổ biến và mới, đại diện cho

những giá trị chung, phổ quát của toàn nhân loại. Do đó, những nhân cách này luôn

sinh ra ở hàng đầu sự phát triển văn hóa phổ quát, nơi tạo ra thứ sản phẩm sẽ trở thành của cải của tất cả và vì thế không chết cùng với “thân thể hữu cơ” của mình. Bethoven, Moza, Leonad de venci, Hegel hay C.Mác… - đó là những nhân cách mà chúng ta không thể nhầm lẫn với ai khác; họ là tâm điểm của văn hóa. Thông qua hoạt động và công việc xã hội của đời mình, họ đã bẻ gãy những chuẩn mực cũ kỹ, để bắt đầu những kỷ nguyên sáng tạo mới. Vì thế, những nhân cách chân chính biểu

hiện ra không phải ở dáng vẻ điệu bộ, mà ở việc họ đầu tiên tạo ra (mở ra) cái phổ

biến mới cho xã hội [theo 51].

Nhƣng đời sống con ngƣời là gì? Đó là một toàn bộ, nói chính xác hơn, một hệ thống các hoạt động thay thế nhau. Trong hoạt động, xảy ra sự chuyển hoá của khách thể sang hình thức chủ quan của nó, sang hình tƣợng; đồng thời trong hoạt động cũng hoàn thành sự chuyển hoá của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)