Những yêu cầu đặt ra từ thực tế nghiên cứu nhân cách

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 112 - 115)

4.1. Những yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt

4.1.2.Những yêu cầu đặt ra từ thực tế nghiên cứu nhân cách

Trong nghiên cứu về nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện nay ở nƣớc ta, không chỉ có triết học mà các khoa học cụ thể nhƣ tâm lý học, đạo đức học, xã hội học, liên ngành khoa học xã hội… đều dựa trên cở sở lý luận và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình áp dụng các nguyên tắc mang tính lý luận này để luận giải cho những vấn đề liên quan đến nhân cách con ngƣời Việt Nam nhƣ việc tiến hành khảo sát, điều tra hay đo đạc các thuộc tính, phẩm chất thuộc về nhân cách con ngƣời Việt Nam thì hệ thống lý thuyết đó dƣờng nhƣ không mấy phát huy tác dụng.

Có thể lấy đề tài “Đặc trƣng và xu thế phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam trong sự phát triển kinh tế - xã hội” thuộc chƣơng trình KX07-04 làm ví dụ. Ở đề tài này, phần nghiên cứu nhân cách đƣợc tiến hành dƣới dạng điều tra xã hội học song song với nghiên cứu lý luận về nhân cách. Phần nghiên cứu lý luận có mục tổng quan tiến hành công phu với việc điểm qua những nghiên cứu nhân cách ở Phƣơng Tây, Liên Xô trƣớc đây và các nƣớc khác cũng nhƣ ở Việt Nam, song những điều rút ra làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo hầu nhƣ không có mà chỉ để rút ra rằng không thể áp dụng vào Việt Nam [22, tr.112]. Tƣơng tự nhƣ vậy, phần “cơ sở lý luận” của đề tài có mục lý giải nguyên nhân, xác định nội dung cơ bản của đặc trƣng nhân cách cũng là nội dung sẽ điều tra khảo sát về nhân cách con ngƣời Việt Nam, song ở đây, việc lý giải nguyên nhân chƣa rõ, hơn nữa, cũng không giải thích nguyên nhân vì sao lại nghiên cứu nhân cách thông qua tiềm năng -

khả năng - kỹ năng và phẩm chất - nếp sống - thói quen. Phần nghiên cứu phƣơng pháp luận đã nêu ra một số nguyên tắc tiếp cận nhƣng những nguyên tắc này đƣợc áp dụng để xử lý bộ công cụ thì chƣa rõ... Chính vì thế, trong nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam việc thực hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu là yêu cầu vô cùng quan trọng. Tất nhiên trong quá trình nghiên cứu để khái quát đƣợc đặc trƣng, bản chất đích thực của đối tƣợng này thì việc áp dụng bất cứ lý thuyết nào cũng đều rất cần phải thận trọng.

Trong việc xác định nhân cách con ngƣời Việt Nam thông qua đề xuất các mô hình nhân cách với các đặc trƣng tiêu biểu, thì hiện nay mới chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, bên cạnh những nghiên cứu định tính. Về nguyên tắc, nếu muốn xác định những đặc trƣng nhân cách cụ thể của một đối tƣợng cụ thể nào đó thì việc đo đạc thực tế xem trong nhân cách có bao nhiêu yếu tố với những phẩm chất gì, phẩm chất đó có tầm quan trọng nhƣ thế nào trong đời sống thực tế là vô cùng quan trọng và là căn cứ cơ bản để rút ra kết luận. Từ những năm 2000 trở lại đây, các chƣơng trình, đề tài các cấp về nhân cách, đã tiến hành các điều tra xã hội học, áp dụng nhiều loại trắc nghiệm tâm lý học nhân cách, trong đó có những công trình đo đạc khá công phu cả ở phạm vi vĩ mô lẫn vi mô. Nhƣng những gì mà các nghiên cứu đó công bố, trên thực tế, có ý nghĩa không nhiều trong việc định hình đƣợc bản chất thực sự của nhân cách con ngƣời Việt Nam. Hầu hết những đo đạc đó chủ yếu tập trung vào các đặc trƣng thuộc về các đặc điểm mang tính chất trực quan, bên ngoài của nhân cách con ngƣời Việt Nam. Rõ ràng, không ai có thể phủ nhận ƣu thế của phƣơng pháp thực chứng, định lƣợng; song mặt trái của việc nghiên cứu nhân cách ngƣời Việt bằng các phƣơng pháp này, theo chúng tôi, là không giúp mô tả đƣợc đầy đủ bản chất của nó. Lý do có lẽ phần lớn thuộc về phƣơng pháp luận, vì thế phƣơng pháp luận trong nghiên cứu nhân cách theo chúng tôi vẫn là cần tuân theo những nguyên tắc của triết học Mác-xít đó là nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc lịch sử và nguyên tắc hoạt động. Áp dụng những nguyên tắc này một cách chính xác thì mới có thể làm rõ đƣợc bản chất của nhân cách con ngƣời Việt Nam.

Xã hội Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trƣờng… Cùng với quá trình chuyển đổi đó là những tác động của toàn cầu hóa, của cách mạng khoa học và công nghệ, của hội nhập quốc tế, của xu hƣớng hình thành kinh tế tri thức, của giao lƣu văn hóa, sự phát triển của mạng Internet và truyền thông số... cũng đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự thay đổi nhân cách con ngƣời Việt Nam. Đáng tiếc là cho đến nay chúng ta chƣa có những công trình tập trung phân tích những tác động này. Tổng hợp quá trình nhiều chuyển đổi và nhiều tác động nhƣ vậy trong thực tế đang làm cho nhân cách con ngƣời Việt Nam có những thay đổi to lớn, thậm chí có những cảnh báo về nguy cơ “tha hóa” hay “suy thoái” nhân cách. Chính vì thế mà vấn đề đặt ra hiện nay là các nghiên cứu về nhân cách con ngƣời Việt cần hƣớng tới làm rõ những ảnh hƣởng của các quá trình này đến nhân cách con ngƣời Việt Nam. Muốn vậy, trƣớc hết trong các nghiên cứu về nhân cách ngƣời Việt cần phải xác định rõ và nhất quán trong cách hiểu về bản chất nhân cách con ngƣời Việt Nam. Thêm nữa, bên cạnh nhiều công trình đã làm rõ nhân cách con ngƣời Việt Nam với nhiều phẩm chất tích cực thì cũng rất cần có các công trình hƣớng tới làm rõ những mặt trái, mặt tiêu cực, phƣơng diện biểu hiện sự “tha hóa” trong nhân cách ngƣời Việt.

Trong nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam thì việc đề xuất mô hình nhân cách có ý nghĩa quan trọng trong chiến lƣợc phát triển con ngƣời cả về lý luận và thực tiễn. Để xây dựng mô hình nhân cách mới phải tính đến trình độ phát triển của thế giới hiện đại, đến tƣơng lai của nƣớc ta, đồng thời cũng phải quan tâm đến những giá trị nhân cách con ngƣời Việt Nam trong quá khứ. Muốn làm việc đó, không thể không phân tích thấu đáo những mô hình nhân cách đã tồn tại trong lịch sử để rút ra từ đó nhiều bài học, cũng không thể không tính đến những khuynh hƣớng mới đang hình thành trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên, những mô hình nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện nay nhƣ là những “mẫu hình văn hóa nhân cách” đại diện cho những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc trong các công trình nghiên cứu về nhân cách nhƣ đã chỉ ra ở phần tổng quan còn khá ít ỏi. Chính vì vậy, nghiên cứu những mô hình nhân cách con ngƣời Việt Nam theo hƣớng này vẫn cần đƣợc tiếp

tục phát huy hơn nữa. Trong quá trình nghiên cứu đó, cần xây dựng đƣợc những mẫu hình nhân cách của con ngƣời Việt Nam mới tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp của truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng phải phù hợp với giá trị và lý tƣởng xã hội chủ nghĩa và với tinh hoa của thời đại. Song để làm đƣợc điều này cũng không dễ dàng bởi ngay từ việc xác định đƣợc những vấn đề lý luận liên quan nhƣ con ngƣời Việt Nam mới là gì, giá trị nào đƣợc coi là giá trị con ngƣời Việt Nam cũng vẫn đang đƣợc đƣa ra thảo luận ở các diễn đàn học thuật hiện nay.

Nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam là công việc đầy khó khăn và phức tạp. Tính chất khó khăn và phức tạp không chỉ xuất phát từ đối tƣợng nghiên cứu mà còn từ những nhân tố khách quan bên ngoài. Chính vì thế, công việc nghiên cứu đối tƣợng này cần đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ hơn nữa từ Nhà nƣớc và các cơ quan có trách nhiệm liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 112 - 115)