Nguyên tắc hoạt động trong nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 115 - 117)

4.2. Vận dụng các nguyên tắc phƣơng pháp luận Mác-xit về nhân cách trong

4.2.1.Nguyên tắc hoạt động trong nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam

Nghiên cứu về nhân cách con ngƣời nói chung và nhân cách con ngƣời Việt Nam nói riêng, bên cạnh việc sử dụng và đảm bảo các nguyên tắc lịch sử và hệ thống của triết học Mác-xít thì cần vận dụng một cách linh hoạt nguyên tắc tiếp cận hoạt động, bởi “hoạt động là đặc trƣng nền tảng của sự tồn tại của con ngƣời, là thực thể của lịch sử của toàn bộ thế giới con ngƣời. Nó là động lực và là cỗ máy đảm bảo sự phát triển liên tục, vĩnh cửu của nhân loại với tƣ cách là hệ thống vật chất và tinh thần tạo nên thế giới hiện thực” [14, tr. 207].

Không giống với các lý luận cũ, học thuyết về hoạt động đối tƣợng của chủ nghĩa Mác đã giải thích quá trình phát sinh, cơ cấu, động lực của các quá trình hoạt động một cách khác về nguyên tắc. Hoạt động đƣợc triển khai trong triết học Mác- xít nhƣ là một phạm trù xã hội lịch sử, chứ không phải là phạm trù sinh học, cho nên không thể đồng nhất nó với khái niệm hành vi, một khái niệm đã hình thành dƣới ảnh hƣởng của việc đƣa những tƣ tƣởng sinh học mới vào tâm lý học. Khẳng định về điểm này, V.E.Đaviđôvich đã nhận định chính xác rằng:

hoạt động - đó là kiểu quan hệ xác định giữa con ngƣời và thế giới. Nó, kiểu quan hệ ấy đƣợc tạo nên không chỉ bởi di truyền, mà còn bởi lịch sử và xã hội. Nó phản ánh tính định hƣớng của con ngƣời hƣớng vào sự thích nghi với những điều kiện tồn tại, cũng nhƣ phản ánh sự biến đổi của chính những điều kiện tồn tại, cũng nhƣ phản ánh sự biến đổi của chính những điều kiện đó, sự thích ứng của các điều kiện đó với các mục tiêu, với các định hƣớng của con ngƣời. Không hoạt động hoàn toàn là đồng nghĩa với sự chết. Hoạt động nhằm cải tạo, phong phú, có mục đích, tích cực - đó chính là cuộc sống, là cuộc sống của con ngƣời, chứ không phải cuộc sống lay lắt, bất lực [14, tr. 206].

Với cách hiểu nhƣ thế về hoạt động, chủ nghĩa Mác, triết học Mác đã nêu lên một quan điểm mới về nhân cách con ngƣời. Mỗi cá nhân, khi tham gia vào mối quan hệ qua lại với thực tiễn xung quanh đƣợc thể hiện thông qua hai quá trình: quá trình thứ nhất là quá trình bản thân mỗi ngƣời dùng tri thức, kỹ năng, kĩ xảo... của

mình để tham gia vào việc sáng tạo ra thế giới đối tƣợng; quá trình thứ hai là quá

trình hình thành ý thức, tâm lý, tức là hình thành chính tri thức, kỹ năng, kỹ xảo... của con ngƣời và hình thành nhân cách của bản thân.

Mỗi ngƣời Việt Nam, khi gia nhập cộng đồng, để thực hiện mục đích và thể hiện tính tích cực của mình, trƣớc hết tham gia vào hoạt động kinh tế. Trong hoạt động đó, với tƣ cách là một yếu tố của guồng máy kinh tế, mỗi ngƣời Việt Nam thể hiện những phẩm chất xã hội chủ yếu của mình trong hoạt động sản xuất, trong trao đổi, trong phân phối và tiêu dùng.

Trong hoạt động chính trị, con ngƣời Việt Nam thể hiện nhân cách của mình thông qua lập trƣờng chính trị đối với chính quyền nhà nƣớc, thể hiện thái độ của mình đối với sự đối đầu hay liên kết của các lực lƣợng chính trị…

Là chỉnh thể hoạt động một cách chủ động và sáng tạo, mỗi ngƣời Việt Nam đều mang trên mình dấu ấn rõ nét những phẩm chất mà thông qua hoạt động trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó các sức mạnh bản chất đƣợc sử dụng và triển khai.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 115 - 117)