Nguyên tắc lịch sử trong nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 119 - 124)

4.2. Vận dụng các nguyên tắc phƣơng pháp luận Mác-xit về nhân cách trong

4.2.3. Nguyên tắc lịch sử trong nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam

Nguyên tắc tiếp cận lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác chỉ ra rằng, nếu bản chất của nhân cách mang tính lịch sử - xã hội thì tính xã hội đó nằm trong lịch sử, nơi diễn ra những biến đổi cụ thể của các quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trên cơ sở hoạt động sản xuất của họ. Nhƣ thế, chúng ta không thể nói về con ngƣời, về nhân cách nói chung, về nhân cách con ngƣời Việt Nam ở khía cạnh triết học nếu không có cái nhìn sâu xa về phƣơng diện lịch sử. Theo đó, trong khi luận giải bản chất cũng nhƣ cơ chế hình thành và phát triển của nhân cách con ngƣời Việt Nam không thể không tính đến sự quy định của những quy luật lịch sử - văn hóa của đất nƣớc Việt Nam cũng nhƣ sự phụ thuộc vào lịch sử phát triển xã hội và lịch sử văn hóa của Việt Nam. Không những thế, đảm bảo nguyên tắc này trong nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam cũng có nghĩa là cần phải chỉ ra rằng nhân cách con ngƣời Việt Nam chỉ có thể đƣợc lý giải một cách đầy đủ và chính xác nếu chúng ta nghiên cứu nó trong sự vận động và phát triển, trong các mối quan hệ với các hiện tƣợng khác, trong toàn bộ sự tác động qua lại với bối cảnh cụ thể nhất định.

Với cách hiểu nhƣ thế, nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam theo nguyên tắc tiếp cận lịch sử không phải là làm sáng tỏ sự phát triển của từng cá thể hay mỗi cá nhân trong quá trình phát triển lịch sử giống loài của chính mình mà hƣớng tới làm rõ những “mô hình nhân cách”, đại diện cho những đặc trƣng tiêu biểu, là sự khái quát những giá trị nổi bật của con ngƣời Việt Nam qua mỗi thời kỳ lịch sử. Bởi với mỗi một kiểu xã hội khác nhau, bao giờ cũng xuất hiện những kiểu mẫu nhân cách điển hình cho xã hội đó, và nhìn chung xã hội nào cũng thiết lập một số chuẩn mực, giá trị mà mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải hƣớng tới. Do vậy, mô hình nhân cách con ngƣời Việt Nam, còn đƣợc hiểu là sự kết tinh các giá trị văn hóa - lịch sử của các giai đoạn văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam, là nhân cách tiêu biểu cho giai đoạn văn hóa, lịch sử ấy, là “mẫu ngƣời văn hóa” [122, tr.

67]. Nó là sản phẩm của thời đại lịch sử - văn hóa, hình thành trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài, gắn liền với sự trƣởng thành và phát triển của con ngƣời Việt Nam trên nền tảng của sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị. Thông qua những mẫu ngƣời, những mô hình nhân cách con ngƣời Việt Nam ở những giai đoạn lịch sử văn hóa khác nhau, chúng ta có thể hình dung đƣợc quá trình phát triển của lịch sử, văn hóa dân tộc.

Trong quá trình phát triển lịch sử của đất nƣớc ta, vào những năm 80 trở về trƣớc, do trình độ lực lƣợng sản xuất thấp, nền kinh tế lạc hậu, chủ yếu là nền sản xuất nhỏ, tiểu nông, đóng kín, riêng lẻ và mạnh mún với sự tồn tại hàng nghìn năm của xã hội phong kiến còn mang nặng dấu vết của chế độ công xã nông thôn, mô hình nhân cách con ngƣời Việt Nam thời kỳ ấy chƣa vƣợt ra khỏi mô hình con ngƣời cổ truyền, đó là những con người tiểu nông, “con ngƣời tiểu kỷ” [50, tr. 391], con ngƣời coi trọng lợi ích của gia đình, của tập thể, của làng xã hơn lợi ích của bản thân. Đó có thể là những ngƣời nông dân sống trong cộng đồng làng xã, song cũng có thể là những ngƣời không phải nông dân nhƣng sống trong cộng đồng làng hoặc chịu ảnh hƣởng của văn hóa làng xã. Theo GS. Trần Đình Hƣợu, mô hình “con ngƣời tiểu kỷ” này có “cái tôi bé nhỏ - cam chịu thân phận hèn mọn, bị động, nhờ ân huệ, vun quén, xà xẻo, khôn khéo lẩn tránh,... Con ngƣời đó cũng có quan niệm thế giới của họ, ý thức về bản thân và lựa chọn cho mình cả lý tƣởng, cả cách ứng xử, cách đánh giá lợi hại, khôn dại...” [50, tr. 391].

Với con ngƣời tiểu nông, các giá trị cộng đồng đƣợc coi trọng và ƣu tiên hàng đầu. Theo đó, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng là những phẩm chất nổi bật trong mô hình con ngƣời này. Những phẩm chất này đƣợc hình thành từ trong sản xuất, chiến đấu và xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc. Tuy nhiên, sự tồn tại lâu dài, việc đề cao thái quá ý thức cộng đồng khiến cho con ngƣời tiểu nông thiếu đi sự khẳng định về cái tôi cá nhân, về nhân cách độc lập của mình. Họ ít khi xƣng “tôi” mà luôn hòa tan mình vào các mối quan hệ cộng đồng. Nhiều ngƣời đồng ý với quan điểm cho rằng, trong xã hội Việt Nam truyền thống, cá nhân gần nhƣ bị hòa tan vào cộng động, con ngƣời cá nhân gần nhƣ bị che lấp bởi con ngƣời cộng đồng. Đặc

điểm này hiện vẫn còn tồn tại ở nhiều ngƣời dân Việt Nam, bám vào họ một cách bền chặt và dai dẳng thông qua những tác động thƣờng xuyên của hoàn cảnh sống.

Trải qua thời kỳ dài của chế độ phong kiến, song song với sự tồn tại của mẫu hình con ngƣời tiểu nông, cùng với những ảnh hƣởng sâu sắc của Nho giáo trong

đời sống xã hội thì hình tƣợng, nhân cách nhà Nho với những đặc trƣng tiêu biểu

vẫn luôn trở thành chuẩn mực để lại nhiều dấu ấn. Trên thực tế, trong thời kỳ phong kiến, có hai bộ phận nhà Nho cùng tồn tại: đó là nhà Nho hành đạo (còn gọi là nhà Nho nhập thế, nho sĩ quan liêu) và nhà Nho ẩn dật (nhà Nho nhàn tản, nhà Nho ẩn cƣ, nhà Nho xuất thế). Dù có sự khác biệt nhƣng nhìn chung họ đều có những đặc trƣng, phẩm chất chung tiêu biểu thuộc về nhân cách.

Nhà Nho, trƣớc hết, là những ngƣời am hiểu và thực hành theo những nguyên tắc và chuẩn mực của Nho giáo . Họ đƣợc dạy làm ngƣời, mô ̣t nhà nho trí thức mẫn tuệ

(thông thiên địa nhân viết nho), có mô ̣t nhân cách cao quý (nhân - trí - dũng) với phƣơng

châm sống “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Với tri thức và phẩm hạnh đó , nếu ra làm quan họ có bổn phận phải phục vụ

dân chúng (sự dân), làm tôi tớ của dân chúng (dân chi nô bộc), đồng thời họ cũng

lại là những ngƣời cai trị dân, sai bảo dân (sử dân), chăn dắt dân (mục dân), dạy dỗ

nuôi dƣỡng dân, là bậc cha mẹ của dân chúng (dân chi phụ mẫu).

Về cách ứng xử, họ đƣợc dạy cho lẽ “xuất - xử”, “hành - tàng” theo nguyên

tắc trung dung , tuỳ thời của nhà nho . Với đạo quân - thần, ứng xử với ngƣời đứng đầu tam cƣơng, nhà Nho là mô ̣t nô thần tuyệt đối trung thành với nhà vua của mình mô ̣t cách vô điều kiện. Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, đó là mô ̣t nguyên tắc không phân biệt ngoại lệ . Nhà Nho luôn thấm nhuần và t rung thành với những giáo điều, tín điều đƣợc ghi trong các kinh sách thánh hiền , nghĩa là với hệ tƣ tƣởng nho giáo chính thống . Bất kể mô ̣t tƣ tƣởng nào ngƣợc , khác với những khuôn mẫu , chuẩn mực đã có sẵn đều bị coi nhƣ mô ̣t sự phản bô ̣i, lầm lạc.

Về mặt tƣ tƣởng, các nhà Nho Việt Nam thời phong kiến đã tiếp thu những quan điểm tích cực của Nho giáo để khẳng định những giá trị truyền thống của dân tộc, nâng nó lên thành những tƣ tƣởng ổn định, thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc, tạo nên một sức mạnh to lớn để góp phần giữ vững độc lập dân tộc, xây dựng và

phát triển nền văn hiến của Việt Nam. Tuy nhiên, ngay trong thời kỳ hệ tƣ tƣởng Nho giáo và địa vị của nhà Nho đƣợc đƣa lên cao nhất và giữ vai trò chủ yếu trong xã hội và cấu trúc hệ tƣ tƣởng Việt Nam, thì tƣ tƣởng của những nhà Nho cũng đã biểu hiện những mặt hạn chế, tiêu cực nhƣ: tin tƣởng sâu sắc vào mệnh trời, tiền định, định mệnh, không có thói quen giải thích thế giới và càng không có ý nghĩ cải tạo thế giới theo chiều hƣớng phát triển nhƣ trí thức phƣơng Tây.

Trong chế độ phong kiến Việt Nam, quan lại ở vị trí cao đƣợc mọi ngƣời phải kính nể và sẽ đƣợc phân phong nhiều ruộng đất, nhiều bổng, lộc. Tầng lớp bình dân muốn trở thành quan lại thì phải cố gắng học tập, thi đỗ hoặc bỏ tiền ra mua một chức quan. Nhà Nho là đội ngũ trí thức phần nhiều xuất thân bình dân nhƣng do cơ chế của xã hội phong kiến, họ có thể bị tha hóa nhanh chóng về mặt nhân cách, đạo đức khi họ làm quan. Điều này mâu thuẫn với lý tƣởng đạo đức và nhân cách của nhà Nho khi phải tuân theo những chuẩn mực và bổn phận của Nho giáo. Bởi theo quan niệm của Nho giáo, con ngƣời chủ yếu đƣợc xem xét trong các mối quan hệ đạo đức - chính trị, đánh giá con ngƣời, ngƣời ta chú ý nhiều tới mặt đạo đức, đến thái độ, tính cách, cách ứng xử của họ. Ở đó, yếu tố đạo đức nổi trội hơn các yếu tố khác. Những mẫu hình nhân cách lý tƣởng theo quan niệm của Nho học là những con ngƣời mà xã hội kỳ vọng nhiều về mặt đạo đức, ý chí, những con ngƣời biết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Theo đó, chỉ những con ngƣời thuộc tầng lớp thống trị, những thiên tử, chƣ hầu, khanh đại phu, sĩ,… - những “ngƣời quân tử” - mới có nhân cách. Còn những ngƣời nông dân, ngƣời lao động chân tay,... dù đƣợc xem là gốc của nƣớc, là ngƣời làm ra của cải vật chất để nuôi sống các tầng lớp trên của xã hội, - những ngƣời với số đông của mình có thể “lật thuyền”, lật đổ triều đình, - nhƣng vẫn bị xem là “tiểu nhân”, “dã nhân”, “lê dân”, những ngƣời để kẻ thống trị sai khiến và phải làm tôi tớ cho ngƣời khác.

Có thể nói, nhìn chung, các nhà Nho là những ngƣời sống và làm theo những nguyên tắc, những quan niệm đạo đức Nho giáo ăn sâu vào tâm trí họ. Với họ, đạo đức là gốc, là cơ sở, là phẩm chất quan trọng nhất. Đó là những con ngƣời chính nghĩa, luôn bảo vệ phẩm chất và khí tiết của mình dù bối cảnh xã hội thay đổi theo bất cứ chiều hƣớng nào.

Với quá trình khai thác thác thuộc địa của thực dân Pháp, sự phát triển của công thƣơng nghiệp và giao lƣu làm mọc lên các đô thị với những tầng lớp thị dân khác trƣớc. Đời sống văn hóa, xã hội ở đô thị đƣợc Âu hóa. Sự phát triển kém cỏi theo lối thuộc địa chƣa làm xuất hiện những nhân vật chủ yếu của xã hội tƣ sản: xã hội chƣa nhất thể hóa theo hƣớng tƣ sản. Nhƣng việc giao lƣu văn hóa cũng du nhập chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cá nhân vào môi trƣờng đô thị. Ảnh hƣởng Âu hóa hay tƣ sản hóa đến phát triển nhân cách chủ yếu nằm trong tầng lớp trí thức. Song, ở thời điểm nhạy cảm này, bắt đầu có sự phân hóa sâu sắc về tƣ tƣởng và hành động

giữa bộ phận trí thức theo Nho học thủ cựu và trí thức Nho học duy tân. Trí thức

Tây học là những ngƣời trƣởng thành từ học trò, trở thành thầy giáo, kỹ sƣ, bác sĩ, luật sƣ, kiến trúc sƣ, nhà văn... đƣợc đào tạo theo khoa học kỹ thuật phƣơng Tây, đội ngũ ngày càng đông đảo.

Ngƣời trí thức thời kỳ này là những con ngƣời nhạy cảm và năng động trong quá trình hội nhập văn hóa tƣ tƣởng Đông - Tây. Tầng lớp trí thức trực tiếp, gián tiếp tiếp thu các hệ tƣ tƣởng mới từ bên ngoài vào, chuyển biến trong tƣ tƣởng và hành động, trở thành lãnh tụ tinh thần cho các khuynh hƣớng, trào lƣu tƣ tƣởng ở Việt Nam. Đến giữa thế kỷ XX, khi nổ ra cách mạng, chính quyền dân chủ nhân dân đƣợc xây dựng, đông đảo trí thức trong và ngoài nƣớc tích cực tham gia. Ở họ, có sự thay đổi thế giới quan, chính trị quan rất tích cực, góp phần vào thành quả của cách mạng, bồi đắp, phát triển văn minh của dân tộc. Tuy nhiên, theo Trần Đình Hƣợu, vào thời Pháp thuộc, mô hình nhân cách mới - “ngƣời trí thức tự do” - “chƣa thật phát triển vì thiếu cơ sở kinh tế - xã hội, thiếu cả môi trƣờng văn hóa, triết học, khoa học, kỹ thuật cho nó hình thành trọn vẹn” [50, tr. 391].

Khi chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc truyền bá, phong trào cách mạng đƣợc hình thành trong quần chúng, thì mô hình “người cán bộ cách mạng” cũng hình thành. Qua vận động quẩn chúng giành chính quyền, lập chính quyền cách mạng, kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội, mô hình ngƣời cán bộ cách mạng hoàn chỉnh dần. Mô hình đó phủ định những mô hình có từ trƣớc và cụ thể hóa trong quan niệm về ngƣời đảng viên, anh bộ đội Cụ Hồ...

Đó là những ngƣời có “đạo đức cách mạng”, có tƣ tƣởng, lập trƣờng kiên định, luôn trung thành với mục đích, lý tƣởng của Đảng, đặt lợi ích của dân tộc, của tổ quốc lên trên lợi ích của cá nhân. Đó là những ngƣời vừa có “đức” vừa có “tài”, là những ngƣời có đầy đủ “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” (Hồ Chí Minh). Trong chiến đấu thì trung thành, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc. Trong sản xuất, lao động thì chăm chỉ, cần cù, không ngại khó, ngại khổ. Trong học tập thì luôn nỗ lực, phấn đấu không ngừng để nâng cao trình độ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, mô hình này có mặt hạn chế là “đơn nhất đồng loạt, lấy cái bất biến là yêu nƣớc, giác ngộ cách mạng, ham lao động, có văn hóa, sẵn sàng phục tùng tổ chức để ứng vạn biến” [50, tr. 393].

Chính vì thế, để xây dựng mô hình nhân cách con người Việt Nam hiện nay thì bên cạnh việc kế thừa và phát triển những phẩm chất vốn có của những mô hình đã tồn tại trong lịch sử, chúng ta cũng cần phải tích cực bồi đắp những phẩm chất mới để phù hợp với yêu cầu của thời đại ngày nay. Bởi trong điều kiện hiện nay, quá trình thị trƣờng hóa đi kèm với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu mới đối với mô hình nhân cách. Chủ thể của các quá trình xã hội hiện nay không phải là những con ngƣời phụ thuộc, bị động mà phải là những con ngƣời chủ động, phát triển toàn diện, hài hòa về thể chất, trí tuệ, năng lực, phẩm chất đạo đức, trình độ thẩm mỹ thông qua con đƣờng nhận thức, học tập, lao động, sản xuất,... Đó không phải là những mô hình có tính thuần nhất nào đó mà phải là những nhân cách độc lập thật sự với cá tính, sở thích, sở trƣờng, năng lực riêng, có khả năng sáng tạo và lao động hiệu quả trong các ngành nghề, các lĩnh vực khác nhau hƣớng tới cuộc sống tốt đẹp, giàu có, hạnh phúc cho bản thân, gia đình đồng thời đóng góp cho sự phát triển đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 119 - 124)