Những định hƣớng phƣơng pháp luận trong nghiên cứu nhân cách từ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 53)

từ quan điểm Mác - Lênin về con ngƣời

2.2.1. Nguyên tắc hoạt động theo quan điểm Mác - Lênin - cơ sở phương pháp luận quan trọng đối với nghiên cứu nhân cách pháp luận quan trọng đối với nghiên cứu nhân cách

Trong chủ nghĩa Mác - Lênin lý thuyết về hoạt động của con ngƣời, về sự phát triển và các hình thức của hoạt động đó có ý nghĩa phƣơng pháp luận quan trọng quyết định tới việc nghiên cứu nhân cách.

Mác từng nói “vì đời sống là gì nếu nhƣ không phải hoạt động?” [80, tr. 134], không những thế, ông còn khẳng định, con ngƣời “là thực thể tự nhiên hoạt động” [80, tr. 232]. Sau đó, ý tƣởng về hoạt động đã đƣợc ông triển khai rõ hơn trong những “Luận cƣơng” nổi tiếng của mình về Phoiơbắc bằng việc chỉ ra rằng, khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật trƣớc đó là, đối tƣợng, thực tiễn mà nó nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở hình thức của chủ thể, ở hình thức trực quan, chứ không phải nhƣ là hoạt động của con ngƣời, không mang tính chủ thể [74, tr. 11].

Đối với Mác, hoạt động trong hình thức ban đầu và cơ bản của nó là hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn, qua đó con ngƣời có mối quan hệ tiếp xúc với các đối tƣợng của thế giới xung quanh, cảm thấy rõ lực cản của chúng và tác động vào chúng theo các thuộc tính khách quan của chúng. Bằng cách nhƣ vậy, hoạt động cải biến đối tƣợng trở thành đặc trƣng riêng có của con ngƣời, của phƣơng thức tồn tại của họ, theo đó con ngƣời không chỉ đơn thuần thích nghi với thế giới xung quanh mà chủ yếu là cải biến nó cho phù hợp với các nhu cầu, lợi ích và mục đích của mình, tức là xây dựng, kiến tạo thế giới theo hiểu biết của chính mình. Đây là chỗ khác nhau giữa học thuyết duy vật về hoạt động với học thuyết duy tâm, là chỗ mà các nhà triết học “chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau” mà không “cải tạo đƣợc thế giới”.

Đƣa phạm trù thực tiễn vào triết học, Mác đã thực sự tạo ra một bƣớc ngoặt trong lịch sử tƣ tƣởng của nhân loại. Khi nhìn nhận con ngƣời và xã hội loài ngƣời theo quan điểm thực tiễn, con ngƣời không tồn tại chung chung, trừu tƣợng, mà mang bản chất xã hội lịch sử cụ thể. Bằng hoạt động thực tiễn của mình, con ngƣời đã làm nên lịch sử tồn tại của họ, chứ lịch sử đó không phải do một lực lƣợng thần bí hoặc siêu nhiên nào dẫn dắt. Lịch sử của các xã hội không phải do số phận định đoạt, mà đƣợc tạo nên bởi những con ngƣời hiện thực. Tìm hiểu, giải thích thế giới từ chính quá trình con ngƣời cải tạo thế giới đƣợc Mác coi là điểm xuất phát của

việc nghiên cứu đời sống biện chứng khách quan; và đó cũng là cơ sở để các nhà Mác-xít sau này xây dựng lý luận về nhân cách:

Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền đề tuỳ tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà ngƣời ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tƣởng tƣợng mà thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng nhƣ những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra… [74, tr. 27-28].

C. Mác đã coi con ngƣời hiện thực, những cá nhân hiện thực là điểm xuất phát trong nhận thức triết học của mình về xã hội, lịch sử. Xã hội, lịch sử chính là cái do con ngƣời, của con ngƣời và vì con ngƣời cho nên chỉ có thể hiểu lịch sử, xã hội của con ngƣời khi hiểu con ngƣời và ngƣợc lại. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử, xã hội cần xuất phát từ con ngƣời, cần khẳng định sự hiện diện của con ngƣời trong mọi hiện tƣợng, quá trình, điều kiện, biểu hiện đa dạng của lịch sử. Song, chính Mác cũng khẳng định thêm rằng nghiên cứu toàn bộ đời sống phức tạp của con ngƣời cần đƣợc gắn với hoạt động và hoạt động của con người là hoạt động mang

tính xã hội bởi “cả tồn tại của bản thân tôi cũng là hoạt động xã hội; cho nên cả cái

mà tôi làm ra trong con ngƣời của tôi, tôi cũng làm ra từ bản thân tôi cho xã hội, vì tôi biết rằng tôi là một thực thể xã hội” [80, tr. 171].

Ở đây, con ngƣời, ngay từ đầu đã xuất hiện nhƣ một thực thể xã hội. Những khuôn mẫu hành vi của con ngƣời không chứa đựng trong yếu tố sinh học thuộc về cá thể ngƣời, mà nằm ở “cơ thể xã hội”. Nếu đem so sánh với cá thể sinh vật thì đó dƣờng nhƣ là “cái bên ngoài”. Trên thực tế, chỉ trong hoạt động giao tiếp xã hội, mỗi cá nhân mới hấp thụ đƣợc những “mã di truyền văn hóa”. Vì vậy, chính tại điểm này, cần phải có quan điểm thật đúng đắn về sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con ngƣời. Bản thân yếu tố xã hội chỉ thống nhất với yếu tố sinh học khi cơ thể con ngƣời gia nhập vào sự phát triển xã hội. Con ngƣời càng đƣợc xã hội hóa bao nhiêu thì cơ thể sinh vật của nó càng mang tính xã hội nhiều bấy nhiêu. Hoạt động đã làm cho cái xã hội chính là cơ thể nối dài của con ngƣời, và không nghi ngờ gì nữa hoạt động quả thực chính là phƣơng thức sống đặc thù và

riêng có của loài ngƣời: “Tính chất của hoạt động sinh sống bao hàm toàn bộ tính chất của một chủng nhất định, tính loài của nó, và hoạt động tự do, có ý thức chính là tính chất loài của con ngƣời” [80, tr. 136].

Trong hoạt động của mình, con ngƣời phản ứng lại các điều kiện khác nhau mà họ sống trong đó. Họ gặp phải những điều kiện đang hiện hữu, đƣợc đem lại cho họ và chuyển đến từ quá khứ, tức là đƣợc tạo ra cho họ bởi các thế hệ đi trƣớc. Họ cải biến những điều kiện đó bằng hoạt động của mình, sau đó lại phản ứng lại những điều kiện đã đƣợc cải biến ấy trong suốt toàn bộ cuộc đời của nhân loại. Tiếp theo, bằng hoạt động xã hội của mình, con ngƣời trƣớc hết đảm bảo cho con cháu các lực lƣợng sản xuất xác định, tạo ra một môi trƣờng vật chất đã đƣợc cải biến, đổi mới nhờ sử dụng các lực lƣợng sản xuất trong quá khứ và truyền lại cho con cháu những di sản văn hoá của mình. Từ đó, con cháu họ lại tiếp tục tiến hành những hoạt động để bồi đắp và phát triển nền văn hoá nhân loại: “mỗi thế hệ một mặt tiếp tục cái hoạt động đƣợc truyền lại; trong những hoàn cảnh đã hoàn toàn thay đổi, và mặt khác, lại biến đổi những hoàn cảnh cũ bằng một hoạt động hoàn toàn thay đổi” [74, tr. 65].

Ở đây, tiếp cận hoạt động của chủ nghĩa Mác đã khẳng định rằng, trong việc xem xét nhân cách, cần phải hiểu nó nhƣ là thước đo sự phát triển về mặt văn hóa,

là sự tiến lên của con người. Thông qua hoạt động có ý thức, mang tính xã hội thì

con ngƣời mới trở thành thực thể tự do - nhân cách văn hóa. Đến lƣợt mình, mỗi nhân cách lại có vai trò gìn giữ và chuyển giao kinh nghiệm sống của nhân loại mà mình đã tiếp thu cho thế hệ sau.

Trong số những quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con ngƣời thì Mác đặc biệt chú ý đến những quan hệ sản xuất - quan hệ, suy cho cùng, quyết định mọi quan hệ xã hội khác: “Hoạt động sống của họ nhƣ thế nào thì họ là nhƣ thế ấy. Do đó, họ là nhƣ thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất ra cũng nhƣ với cách mà họ sản xuất. Do đó, những cá nhân là thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ” [74, tr. 30].

Con ngƣời tham gia vào hệ thống kinh tế với tƣ cách là lực lƣợng sản xuất cơ bản, mối quan hệ giữa con ngƣời với quá trình sản xuất là quan hệ biện chứng, một

mặt con ngƣời là thành tố của quá trình sản xuất và sự phát triển của con ngƣời là kết quả của chính quá trình sản xuất đó. Mặt khác, vì con ngƣời là một thành tố của quá trình sản xuất nên mọi quan hệ chức năng của họ đều tác động trực tiếp đến sản xuất.

Bên cạnh việc khẳng định bản chất lịch sử - xã hội của nhân cách ở luận điểm này, nguyên tắc tiếp cận hoạt động còn chỉ ra rằng: hoạt động của con người như thế

nào sẽ quy định nhân cách của họ như thế ấy. Chỉ trong hoạt động, con ngƣời mới

bộc lộ đầy đủ phẩm chất và nhân cách của mình. Mác đã phân biệt rất rõ ràng hoạt động của con ngƣời với hoạt động của con vật. Hoạt động của con vật gắn liền với nhu cầu trực tiếp còn hoạt động của con ngƣời mang tính xã hội, là quá trình lao động xã hội có ý thức, tách khỏi nhu cầu vật chất trực tiếp. Thông qua hoạt động, bản chất con ngƣời sẽ đƣợc bộc lộ ra. Tuy nhiên, dù hoạt động của con ngƣời diễn ra dƣới những điều kiện thế nào với hình thức ra sao thì cũng không thể xem xét hoạt động ấy nằm ngoài những quan hệ xã hội, ngoài đời sống xã hội. Dù hoạt động của các cá nhân hết sức đa dạng thì cũng vẫn thuộc về hệ thống các quan hệ xã hội. Ngoài những mối liên hệ xã hội, không thể tồn tại quan hệ và hoạt động của cá nhân.

Khẳng định rõ hơn về điều này, chính Lênin cũng đã viết: “Trong khi nghiên cứu những mối quan hệ xã hội thực sự và sự phát triển thực sự của những mối quan hệ đó, tôi đã nghiên cứu chính ngay cái kết quả hoạt động của những cá nhân đang sống” [60, tr. 535]; “tôi đã nghiên cứu chính vấn đề xét xem các “cá nhân đang sống” đã làm ra lịch sử của mình và tiếp tục làm ra lịch sử đó như thế nào” [60, tr. 535]. Theo Lênin, vì chính hoạt động của cá nhân trong các quan hệ xã hội ấy chứ không phải cái gì khác, sẽ tạo thành bản chất xã hội, sẽ hình thành nhân cách của con ngƣời, cho nên: đối với các quan hệ xã hội, nhân cách vừa là khách thể chịu sự quy định khách quan ngoài ý thức của mình, vừa là chủ thể mà ý thức, hoạt động của mình tạo ra những quan hệ đó. Trong số các quan hệ xã hội thì quan hệ sản xuất là yếu tố cơ bản quy định hoạt động của cá nhân, đã tồn tại một cách khách quan, đã “đƣợc tạo ra trong lịch sử và đƣợc thế hệ trƣớc truyền cho thế hệ sau” và “những mối quan hệ đó là do những hoạt động của họ tạo nên” [60, tr. 531].

Ông cũng đã có những phân tích sâu sắc hơn về sự tác động qua lại giữa nhân cách và hoạt động của cá nhân nhƣ sau: “Thêm nữa là chúng ta căn cứ vào cái

gì để xét đoán những “tƣ tƣởng và tình cảm” thực của các cá nhân có thực? Tất

nhiên căn cứ đó chỉ có thể là những hoạt động của các cá nhân ấy” [60, tr. 531].

Chứng minh bằng ví dụ cụ thể, Lênin viết: “Nói nhƣ thế thì rất hay nhƣng không nên nói là “phân công” mà phải nói là “chủ nghĩa tƣ bản” và thậm chí còn phải nói hẹp hơn nữa: chủ nghĩa tư bản Nga. Tác dụng tiến bộ của chủ nghĩa tƣ bản chính là ở chỗ đã phá hủy đƣợc những điều kiện chật hẹp trƣớc đây của cuộc sống con ngƣời, những điều kiện gây ra cảnh ngu muội và khiến cho ngƣời sản xuất không làm chủ đƣợc vận mệnh của mình” [60, tr. 542]. “Trong lĩnh vực xã hội, quá trình kinh tế đó đã đƣợc phản ánh qua “sự phát triển chung về ý thức nhân cách” qua hiện tƣợng là trong “xã hội” có những ngƣời trí thức bình dân thay thế giai cấp địa chủ, qua cuộc đấu tranh quyết liệt của giới trƣớc tác chống lại những sự kìm kẹp vô lý thời trung cổ đã kìm hãm cá nhân,… Chính nƣớc Nga sau ngày cải cách, đã tạo nên việc nâng cao ý thức về nhân cách và ý thức tự tôn của con ngƣời” [60, tr. 543]. “Sau đó, chính chủ nghĩa tƣ bản, sau khi giải thoát cá nhân ra khỏi tất cả những xiềng xích của chế độ nông nô đã đặt cá nhân vào trong những quan hệ độc lập đối với thị trƣờng, biến cá nhân thành ngƣời sở hữu hàng hóa (với tính cách này, anh ta đứng ngang hàng với mọi ngƣời khác sở hữu hàng hóa), đồng thời nâng cao ý thức về nhân cách” [60, tr. 543-544].

Nhƣ thế, hoạt động của cá nhân trong những quan hệ xã hội nhất định đã hình thành nên nhân cách của ngƣời đó; mặt khác, nhân cách này cũng biểu hiện ra trong hoạt động của cá nhân mà sẽ tạo ra những quan hệ xã hội mới của ngƣời ấy. Nói cách khác, bằng hoạt động cải biến đối tƣợng con ngƣời không chỉ thực hiện các chức năng do hệ thống xã hội quy định mà còn tạo ra các quan hệ xã hội của bản thân và tạo ra chính mình. Điều đó có nghĩa là, chính hệ thống xã hội và các tiểu hệ thống của nó vừa quy định các hành vi con ngƣời, vừa là kết quả và chức năng của hoạt động xã hội của con ngƣời, còn con ngƣời hiện thực thể hiện đồng thời vừa là sản phẩm vừa là tiền đề của sự phát triển xã hội, do vậy, là chủ thể và sản phẩm của hoạt động xã hội và của bản thân mình. Nhƣ vậy, hoạt động cải biến đối tƣợng không thể biểu hiện hoàn toàn thông qua các kết quả đối tƣợng của nó và do vậy, không thể đƣợc quy về tổng số hay thậm chí hệ thống các hành vi riêng rẽ, mặc dù đƣợc thực hiện thông qua

chúng. Hoạt động cần đƣợc hiểu là hành vi xã hội của con ngƣời đƣợc họ thực hiện ở tƣ cách là chủ thể của quá trình lịch sử - văn hóa có điểm đặc thù là sự tác động tích cực, tự giác, sáng tạo lên thế giới khách quan. Còn con ngƣời và nhân cách con ngƣời

cần phải đƣợc đặt trong hoạt động, trong hệ thống hành vi hiện thực của nó, đó là

những con ngƣời cụ thể với các quan hệ xã hội, các liên hệ với toàn bộ văn hóa - lịch sử mà mỗi ngƣời tồn tại và thể hiện mình bằng hành vi.

2.2.2. Những định hướng phương pháp luận khác trong nghiên cứu nhân cách từ quan điểm Mác - Lênin về con người cách từ quan điểm Mác - Lênin về con người

2.2.2.1. Nguyên tắc hệ thống trong nghiên cứu nhân cách

Trong nghiên cứu nhân cách thì việc chỉ ra và phân định những định hƣớng phƣơng pháp luận theo các nguyên tắc khác nhau chỉ mang tính chất rất tƣơng đối. Bởi bản chất của đối tƣợng nhân cách chỉ có thể đƣợc làm sáng tỏ khi chủ thể nghiên cứu thực hiện sự kết hợp hết sức chặt chẽ giữa các nguyên tắc đó với nhau, nhiều khi hòa quyện, thâm nhập vào nhau, khó có sự phân định rõ ràng. Tuy nhiên, do nhu cầu của nhận thức khoa học thì việc làm rõ từng nguyên tắc có phạm vi tác động và ảnh hƣởng nhƣ thế nào về phƣơng diện lý thuyết trong chừng mực nhất định là vẫn cần thiết để những ngƣời thực hiện có sự hiểu biết và vận dụng hợp lý tùy từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Theo định hƣớng của nguyên tắc tiếp cận hoạt động của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra trên đây thì nhân cách con ngƣời do những hoạt động mang tính xã hội của con ngƣời quy định. Vì thế, hoạt động của mỗi cá nhân chỉ là một phần của hoạt động xã hội, do vậy, việc phân tích nó cần phải bắt đầu không phải từ mối quan hệ “chủ thể - khách thể” duy nhất mà từ việc nghiên cứu những chức năng của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 53)