Cấu trúc của nhân cách

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 88 - 92)

3.2. Đặc trƣng và cấu trúc của nhân cách

3.2.2. Cấu trúc của nhân cách

Cấu trúc nhân cách đƣợc hiểu là sự sắp xếp các tính chất, thành phần của nhân cách thành một chỉnh thể trọn vẹn tƣơng đối ổn định theo một tiêu chí (mối liên hệ và quan hệ) nhất định. Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc nhân cách. Từ thuyết phân tâm học của Freud cho rằng cấu trúc nhân cách gồm cái ấy (xung động bản năng), cái tôi và cái siêu tôi (id, ego và superego), đó là những tiểu hệ thống tách biệt nhƣng vẫn tƣơng tác với nhau, đến quan điểm của các nhà tâm lý học Xô Viết nhƣ Leonchiep, Ananhiep, Platonop,... đều đã đề cập đến nhiều khía cạnh, nhiều thành tố của vấn đề này.

Vugotxki cho rằng đứng về mặt sinh trƣởng nhân cách có nhiều bình diện, trong đó có các lớp hình thành ở các thời kỳ khác nhau, và do đó nhân cách có cấu trúc cực kỳ phức tạp. Còn Leonchiep cho rằng, cấu trúc nhân cách là một hệ thống

tƣơng đối ổn định của những đƣờng hƣớng động cơ chủ đạo đƣợc sắp xếp thành các thứ bậc giữa chúng với nhau. Cấu trúc của nhân cách không quy về sự phong phú của những liên hệ giữa con ngƣời với thế giới, cũng không quy về mức thứ bậc hóa của các liên hệ ấy, mà đặc trƣng của cấu trúc nhân cách là ở mối tƣơng quan giữa các hệ thống quan hệ sống khác nhau đã hình thành và tạo ra sự tranh chấp giữa chúng với nhau. Theo ông, nhân cách có 3 thông số: bề rộng của mối quan hệ giữa con ngƣời với thế giới, mức độ thứ bậc hóa các hoạt động và các động cơ hoạt động của chúng và cơ cấu tổng quát của nhân cách. Ông còn cho rằng, nhân cách còn có các “tiểu cấu trúc” tâm lý nhƣ tính khí, nhu cầu và ý hƣớng, rung cảm và hứng thú, tâm thế, kĩ xảo và thói quen, phẩm chất, đạo đức... [Xem 58, tr.260 - 265]

Ở nƣớc ta, quan niệm phổ biến hiện nay cho rằng nhân cách con ngƣời bao gồm hai thành phần cơ bản là đức và tài hay phẩm chất và năng lực. Quan niệm này hiện đƣợc các nhà tâm lý học, giáo dục học sử dụng chủ yếu và hiện đang chi phối, chỉ đạo các hoạt động giáo dục ở Việt Nam.

Chúng tôi tiếp cận nhân cách từ góc nhìn của quan điểm Mác-xít với tính khái quát của nó, theo đó muốn định hình nhân cách, trƣớc hết, cá nhân phải là một cơ thể sống với đầy đủ các điều kiện, tiền đề phát triển hoàn chỉnh về mặt sinh học. Sau đó, trong quá trình hoạt động thực tiễn và giao tiếp trong đời sống hiện thực, cá nhân dần dần lĩnh hội nền văn hóa của loài ngƣời, tạo thành tổng hòa các quan hệ xã hội riêng cho chính mình, hình thành một chỉnh thể những thuộc tính tâm lý ổn định, nhờ đó tạo nên những giá trị xã hội đƣợc thừa nhận nhƣ những chuẩn mực, nguyên tắc chung là đại diện tiêu biểu cho giá trị thời đại, chính nhƣ vậy mà hình thành và phát triển nhân cách của bản thân.

Nhƣ vậy, để mô tả rõ ràng hơn cấu trúc của nhân cách, theo chúng tôi cấu trúc đó gồm 3 phƣơng diện nhƣ sau:

Phƣơng diện thứ nhất là chỉnh thể những thuộc tính tâm lý ổn định của cá

nhân (tâm tính, tính nết, những phẩm chất và năng lực...). Trong số này có nhiều thuộc tính rất ổn định và chỉnh thể này vừa có những nét chung và cũng có những nét riêng đơn nhất. Chỉnh thể thuộc tính tâm lý ấy sẽ biểu hiện trong toàn bộ các hoạt động - bao gồm cả hoạt động đối tƣợng và giao tiếp của cá nhân trong xã hội.

Phƣơng diện thứ hai là những biểu hiện của các thuộc tính tâm lý này thành các tác động kết tinh vào thế giới đồ vật mà họ làm ra và những chuyển biến của những con ngƣời mà họ giao tiếp với (bao gồm cả sản phẩm vật chất và tinh thần) và cũng đồng thời sự hình thành nên bộ mặt tâm lý này mang dấu ấn các quan hệ xã hội của cá nhân đan dệt vào trong các hoạt động ấy. Đây là toàn bộ những hoạt động (việc làm) của cá nhân sẽ tạo nên sự nghiệp, cống hiến của ngƣời ấy đối với xã hội. Phƣơng diện này còn đƣợc gọi là “cơ sở vật chất của nhân cách nằm ngoài cơ thể của cá nhân” [18, tr. 115].

Phƣơng diện thứ ba là hình ảnh tổng thể của những thuộc tính tâm lý của cá nhân ấy trong xã hội. Đây là sự phản ánh vào tâm lý xã hội (của nhóm, tập thể, cộng đồng, của làng xã, nhà nƣớc hay cả loài ngƣời) về diện mạo tâm lý của cá nhân thể hiện trong toàn bộ những hoạt động của ngƣời ấy và sản phẩm của nó. Những nhận định xã hội này tạo thành nội dung cụ thể của cái hình ảnh tổng thể mà chúng ta gọi là “công đức, ân đức”, “tên tuổi”, “danh”, “tiếng”,… Đây đƣợc coi là “nhân cách bên ngoài” hay “hình ảnh xã hội” của cá nhân.

Trong ba phƣơng diện trên thì phƣơng diện thứ hai và thứ ba tuy xuất phát trên nền tảng là hoạt động của yếu tố sinh học nhƣ não bộ hay của cơ thể và những hoạt động, hành động của cá nhân nhƣng nó đã đƣợc vật chất hóa vào trong nền văn hóa, xã hội và trong những ngƣời khác, nên đã trở thành một hiện tƣợng xã hội, tồn tại tƣơng đối độc lập với đời sống thể xác và tâm thần của cá nhân. Chính vì thế nên hai phƣơng diện này của nhân cách sẽ còn đọng lại hay cũng có thể biến đổi, phát triển cùng với sự biến đổi và phát triển của ý thức của các nhóm xã hội phản ánh bộ mặt tâm lý của cá nhân ấy, thậm chí cả sau khi cá nhân đã chết về mặt sinh học và các chức năng tâm lý gắn liền với hoạt động bộ não của ngƣời này đã ngừng hoạt động. Nhƣ thế, những giá trị vật chất và tinh thần mà cá nhân tạo ra bằng hoạt động của mình tuy có dựa trên hoạt động của cơ thể sống của cá nhân và mang dấu vết những đặc điểm của nó, nhƣng tuyệt nhiên không đồng nhất, không phải là những cái đó. Thêm nữa, tuy nội dung cụ thể của giá trị xã hội này là những thuộc tính tâm lý, nhƣng không dừng lại ở “bộ mặt tâm lý” của cá nhân nữa, hay ở những hoạt động gắn liền với cơ thể của ngƣời ấy, mà

đã hòa quyện vào những quan hệ xã hội cụ thể của cá nhân khi “xuất tâm” vào các sản phẩm hoạt động, các hiệu quả giao tiếp.

Thực chất, các phƣơng diện này trong cấu trúc của nhân cách không tồn tại độc lập, tách rời nhau mà có quan hệ gắn bó, chặt chẽ, chuyển hóa lẫn nhau. Trong cơ chế hoạt động để hình thành nhân cách thì ở phƣơng diện thứ hai và thứ ba còn có sự tham gia của rất nhiều nhân tố xã hội phức tạp làm trung giới, “khúc xạ” sự chuyển hóa từ phƣơng diện này sang phƣơng diện khác trong cấu trúc nhân cách.

Trƣớc hết là vị trí xã hội của cá nhân trong mỗi hoạt động. Vị trí này thể hiện một cách tập trung các quan hệ xã hội tƣơng ứng với cá nhân đó. Nó quy định và liên quan mật thiết với toàn bộ những chức năng, vai trò và vị thế của cá nhân trong xã hội, do đó cũng quy định lối sống, các phƣơng tiện và đối tƣợng hoạt động của nó, quy định nghĩa vụ, quyền hạn, các luật lệ, thể chế, tập quán,... mà cá nhân tuân theo trong mọi hoạt động khác nhau của mình. Vị trí này cũng xác định quan hệ của cá nhân với những ngƣời khác, những nhóm xã hội, những cộng đồng khác nhau có liên quan hoặc cùng hoạt động với cá nhân ấy.

Bên cạnh đó là toàn bộ những quan hệ đánh giá mà những ngƣời khác, các nhóm, tập thể, cộng đồng xã hội... vận dụng cụ thể đối với toàn bộ hoạt động của cá nhân này để nhận định về nó. Đây chính là biểu hiện của các chuẩn mực, các định hƣớng giá trị, phong tục, tập quán, những đặc điểm tâm lý xã hội cũng nhƣ thái độ đánh giá của những ngƣời khác và của các nhóm xã hội có liên hệ với cá nhân trong toàn bộ các hoạt động.

Sự đánh giá xã hội một mặt bị quy định, tùy thuộc vào vị trí xã hội của cá nhân nhƣng mặt khác, chính sự đánh giá này lại là một nhân tố góp mặt vào sự hình thành nhân cách, vì nó làm cho đối tƣợng đƣợc đánh giá bị biến đổi đi cùng với sự đánh giá ấy. Sự đánh giá xã hội khá phức tạp bởi các cá nhân, các nhóm ngƣời, các cộng đồng xã hội khác nhau, có những quan hệ với cá nhân rất khác nhau trong những hoạt động khác nhau của ngƣời đó, do đó cũng vận dụng những chuẩn mực và thang đánh giá khác nhau; từ đấy tạo nên những nhận định, thiên kiến khác nhau về cá nhân trong xã hội. Hiện tƣợng “sùng bái cá nhân” là một ví dụ tiêu biểu cho

thiên hƣớng “thần thánh hóa” với nhận định, thiên kiến sai lệch, quá đề cao hình ảnh nhiều khi không đúng hoặc không có thực so với nhân vật thật.

Nhƣ vậy, cấu trúc của nhân cách khá phức tạp, đa diện. Các thành phần của nhân cách đều quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau. Với sự phát triển của nhân cách cấu trúc của nó cũng có những biến đổi. Đồng thời, cấu trúc của mỗi nhân cách lại tƣơng đối ổn định, nó chứa đựng những hệ thống thuộc tính điển hình cho mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 88 - 92)