Nguồn gốc, bản chất của con người theo quan điểm Mác-Lênin

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 40 - 48)

2.1. Quan điểm Mác-Lênin về con ngƣời – nền tảng lý luận cho nghiên cứu nhân

2.1.1. Nguồn gốc, bản chất của con người theo quan điểm Mác-Lênin

Những nhà triết học trƣớc Mác khi luận giải về vấn đề nguồn gốc, bản chất của con ngƣời thƣờng bàn luận, tìm kiếm ở một cái gì đó có tính chất siêu nhiên hoặc nếu có đi vào cuộc sống trần thế thì lại hạ thấp con ngƣời xuống hàng động vật, hoặc coi con ngƣời không hơn gì cái máy, nhiều lắm thì cũng xét con ngƣời trừu tƣợng, chung chung với một bản chất tộc loài, bất biến nào đó. Với việc nghiên cứu sâu sắc các thành tựu của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dựa vào đó mà nêu ra những khái quát về mặt thế giới quan, chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra: Con ngƣời không do ai sáng tạo ra mà là sản phẩm cao nhất của quá trình phát triển và tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên. Bản chất của con ngƣời chỉ có thể đƣợc giải thích một cách khoa học nếu đƣợc đặt trên cơ sở đó, tức là trên cơ sở thừa nhận những nguồn gốc tự nhiên khách quan của sự tồn tại ngƣời.

Những điều này đƣợc thể hiện rõ thông qua việc Mác phân tích về mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên - con ngƣời tồn tại trong tự nhiên, gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con ngƣời. Trong quan niệm của Mác, sự tồn tại của con ngƣời bao giờ cũng gắn liền với những điều kiện tự nhiên nhất định, và hơn thế nữa, con ngƣời tồn tại với tƣ cách là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên, con ngƣời là sản phẩm và sự phát triển lâu dài của tự nhiên. Điều này hoàn toàn bác bỏ những nhận định của các nhà tƣ tƣởng tƣ sản cho rằng, chủ nghĩa Mác không chú ý đến bản tính tự nhiên của con ngƣời.

Ngoài việc xem xét con ngƣời là một bộ phận của giới tự nhiên, tất cả các nhà triết học trƣớc Mác đều loay hoay tìm kiếm bản chất con ngƣời trong khuôn khổ các cá nhân riêng lẻ, nghĩa là con ngƣời trong mắt họ đã bị tách khỏi các mối quan hệ xã hội hiện thực của nó. Khác với họ, Mác và Ăngghen tìm ra chìa khóa thực

sự của việc nghiên cứu con ngƣời, tạo ra một bƣớc ngoặt cách mạng trong nhận thức bản chất con ngƣời. Trong Luận cƣơng nổi tiếng của mình về Phoiơbắc, C. Mác viết: “Nhƣng bản chất con ngƣời không phải là một cái trừu tƣợng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con ngƣời là tổng hòa những mối quan hệ xã hội” [74, tr. 11].

Theo quan điểm của ông, bản chất con ngƣời không phải là cái gì đó trừu tƣợng mà rất hiện thực. Trong tính hiện thực của nó thì bản chất ấy không phải là bản tính tự nhiên mà là những đặc trƣng mang tính xã hội - lịch sử. Bản chất ấy cũng không phải là vốn có trong mỗi cơ thể riêng lẻ mà là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Cái tổng hoà này có cơ sở, nguồn gốc hiện thực là tổng thể những hoạt động, quan hệ xã hội liên hệ với cá nhân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong hoạt động sinh sống cá nhân tổng hợp và kết tinh vào mình hệ thống những quan hệ ấy, theo cách của mình và chúng hình thành, tồn tại trong thân thể cá nhân dƣới dạng tiềm năng (vật chất và tinh thần) và khi cá nhân hoạt động, cái tiềm năng ấy lại biểu hiện ra, đƣợc khẳng định trong một tổng thể những quan hệ xã hội của nó.

Song luận điểm đó không có nghĩa bản chất con ngƣời là một cái gì ngƣng đọng, nhất thành bất biến. Bản chất con ngƣời, mà đặc biệt là bản chất con ngƣời cá nhân cũng cần phải đƣợc xem xét trong quá trình hình thành và phát triển không ngừng. Nghĩa là, khi coi bản chất con ngƣời là tổng hòa các quan hệ xã hội, thì quan hệ xã hội phải đƣợc xem xét theo cả chiều lịch đại và đồng đại. Đƣơng nhiên, trong đời sống xã hội, quan điểm phát triển gắn liền với quá trình thay thế các hình thái kinh tế - xã hội. Vì thế, theo triết học Mác: mỗi cá thể không những là sản phẩm của các quan hệ xã hội hiện có mà còn là sản phẩm của các quan hệ lịch sử, là sự đúc kết của toàn bộ quá khứ. Mác viết:

Con ngƣời làm ra lịch sử của mình, nhƣng không phải làm theo ý muốn tùy tiện của mình, trong những điều kiện tự mình chọn lấy, mà là trong những điều kiện trực tiếp có trƣớc mắt, đã cho sẵn và do quá khứ để lại. Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng nhƣ quả núi lên đầu óc những ngƣời đang sống… [76, tr. 145].

Rõ ràng, con ngƣời làm ra lịch sử của mình không phụ thuộc vào nguyện vọng, ý muốn chủ quan của họ, cũng không phải do “số phận” nào đó tạo ra, mà phụ thuộc vào những điều kiện xác định mà họ sống trong đó. Cuộc sống của con ngƣời bị quy định bởi hoàn cảnh nhƣng cũng chính con ngƣời lại tạo ra hoàn cảnh cho phù hợp với nhu cầu, quyền lợi, mục đích và năng lực của chính mình. Bất kỳ xã hội nào cũng có sẵn những điều kiện khách quan đối với hoạt động của con ngƣời, nhƣng con ngƣời cũng bằng hoạt động thực tiễn của mình luôn cải biến hiện thực xung quanh. Thừa nhận bản chất con ngƣời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội cũng có nghĩa là thừa nhận sự tác động qua lại giữa con ngƣời và hoàn cảnh, giữa con ngƣời và quan hệ xã hội của nó. Chính vì bản chất con ngƣời, trong tính hiện thực của nó là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nên muốn thay đổi bản chất con ngƣời, ngƣời ta không thể không thay đổi những mối quan hệ xã hội đã tạo nên bản chất đó.

Với luận điểm nổi tiếng: “trong tính hiện thực của nó, bản chất con ngƣời là tổng hòa những quan hệ xã hội” triết học Mác đã giải quyết hàng loạt vấn đề mà trƣớc đây khoa học chƣa giải đáp đƣợc một cách thỏa đáng.

Thực ra, các nhà triết học trƣớc Mác cũng đã suy tƣ rất nhiều về vấn đề con ngƣời, song theo họ, những hoạt động lịch sử của con ngƣời và xã hội loài ngƣời đều bị chi phối bởi một cái gì đó tối cao hơn con ngƣời, nhƣ thần linh, thƣợng đế, ý niệm tuyệt đối, sức mạnh đạo đức… Con ngƣời chỉ là một mắt xích nhỏ bé trong chuỗi quyết định luậ của thế giới siêu nhiên với vai trò không đáng kể so với sức mạnh của thƣợng đế. Không đồng tình với cách nghĩ nhƣ thế, Mác cho rằng bản chất của của con ngƣời, của nhân cách không phải thể hiện ở các đặc điểm sinh thể hay thể tạng bên ngoài mà đƣợc thể hiện thông qua các mối quan hệ xã hội. Sự phát triển của con ngƣời, của nhân cách là do sự vận động của những quan hệ xã hội đó quyết định. Bản chất của con ngƣời, của nhân cách đƣợc hình thành qua hoạt động thực tiễn và qua sự tƣơng tác giữa con ngƣời với con ngƣời trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội, theo đó mang tính lịch sử - xã hội. Ông khẳng định: “bản chất của “con ngƣời đặc thù” không phải là râu của nó, không phải là máu của nó, không phải là bản chất thể xác trừu tƣợng của nó, mà là phẩm chất xã hội của nó,…” [72, tr. 337].

Mác thấy bản chất con ngƣời ở phẩm chất xã hội, chứ không chỉ là bản tính tự nhiên. Đời sống sinh hoạt của con ngƣời, về thực chất là một quá trình xã hội, quá trình đƣợc thực hiện nhƣ là tổng hòa các quan hệ của con ngƣời với con ngƣời - quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội này của con ngƣời chính là cái tạo thành tính quy định nội tại, cơ bản của đời sống sinh hoạt xã hội của con ngƣời.

Không chỉ có đóng góp trong quan niệm về bản chất xã hội của con ngƣời, ông còn khẳng định điểm xuất phát là “những cá nhân hiện thực”, nghĩa là những cá nhân đang sinh sống, hoạt động một cách hiện thực vật chất – Mác đã tạo nên sự khác biệt, vƣợt qua những hạn chế trong nghiên cứu con ngƣời ở thời đại của ông để đi đến quan niệm duy vật và biện chứng về con ngƣời. Đó không phải là những cá nhân trừu tƣợng, tồn tại biệt lập mà là những cá nhân nhƣ là những thực thể thống nhất của hai mặt tự nhiên và xã hội, đang tồn tại, hoạt động sinh sống một cách hiện thực, trƣớc hết là trong sự sản xuất ra đời sống vật chất. Theo đó, để tìm ra bản chất đích thực của con ngƣời và nhận thức đúng đắn đời sống hiện thực của con ngƣời, ngƣời ta không cần đến những khái niệm trừu tƣợng, tƣ biện, những “ý niệm tuyệt đối” của các quan niệm duy tâm - tƣ biện về con ngƣời mà cần phải nghiên cứu một cách cụ thể đời sống sinh hoạt hiện thực của con ngƣời. Bản thân đời sống sinh hoạt của con ngƣời vốn đã mang tính hiện thực, hoạt động cơ bản của con ngƣời là hoạt động sản xuất vật chất của những cá nhân nắm quyền làm chủ các lực lƣợng sản xuất nhất định, hoạt động trong khuôn khổ của những “quan hệ giao tiếp” (quan hệ sản xuất) nhất định.

Từ điểm xuất phát đó, Mác đã xác định tiền đề đầu tiên cho mọi sự tồn tại của con ngƣời và do đó, cũng là tiền đề đầu tiên của lịch sử nhân loại là con ngƣời ta trƣớc hết phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”, mà để sống đƣợc, trƣớc hết con ngƣời phải sản xuất ra những tƣ liệu sinh hoạt cần thiết cho mình bằng cách tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên. Ông cho rằng, đặc tính hiện thực của con ngƣời hay con ngƣời tồn tại hiện thực, tồn tại một cách khách quan chính là con ngƣời tồn tại trong hoạt động thực tiễn của nó, là “những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng nhƣ những điều kiện do hoạt động của chính họ

tạo ra”, là “những con ngƣời, không phải những con ngƣời ở trong một tình trạng biệt lập và cố định tƣởng tƣợng mà là những con ngƣời trong quá trình phát triển - quá trình phát triển hiện thực và có thể thấy đƣợc bằng kinh nghiệm - của họ dƣới những điều kiện nhất định” [74, tr. 38].

Vậy là khi xem xét con ngƣời, không thể xuất phát từ những bàn luận chung chung, trừu tƣợng mà phải xuất phát từ chính con ngƣời với tƣ cách “cá nhân kinh nghiệm”, từ những cá nhân mà đời sống sinh hoạt, mọi hoạt động của họ đều luôn dựa vào những tiền đề hiện thực và diễn ra trong những điều kiện thực tiễn xác định. Đồng thời, phải xem xét hoạt động của con ngƣời trong tính quy định cụ thể của nó, tức là trong tổng thể các lực lƣợng sản xuất, các quan hệ sản xuất, cũng nhƣ hình thức tổ chức xã hội của con ngƣời.

Lịch sử đã chứng minh cho quan điểm của Mác rằng chính con ngƣời đã tạo ra hệ thống các mối liên hệ, quan hệ xã hội, mà trong đó con ngƣời ra đời, sinh sống. Hệ thống đó quy định cuộc sống của từng cá nhân riêng lẻ và cuộc sống của các cộng đồng. Tổng hòa các mối quan hệ xã hội cụ thể tạo nên bản chất riêng của từng cá nhân, của từng cộng đồng, điều chỉnh phẩm chất của cá nhân trong cộng đồng cũng nhƣ phẩm chất của các cộng đồng trong xã hội.

Kế thừa và vận dụng các quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác để giải quyết vấn đề con ngƣời, vấn đề cá nhân và nhân cách, Lênin cũng khẳng định bản chất xã hội của nhân cách, vốn là sự phản ánh nên do đó thống nhất với “các quan hệ xã hội giữa con ngƣời với nhau” ứng với mỗi cá nhân tồn tại trong hoạt động của cá nhân đó, ông viết: “Nhà xã hội học duy vật chủ nghĩa lấy những mỗi quan hệ xã hội nhất định giữa con ngƣời với nhau làm đối tƣợng nghiên cứu của mình, do đó cũng nghiên cứu cả những cá nhân có thực, vì những mối quan hệ đó là do những hoạt động của họ tạo nên” [60, tr. 531].

Về cơ bản, trong sự hình thành và phát triển của con ngƣời, các quan hệ xã hội, môi trƣờng, sự giao tiếp và những phẩm chất xã hội đóng vai trò quyết định. Vì vậy, con ngƣời, dù đƣợc xét theo phạm vi hoặc khía cạnh nào cũng đều là con ngƣời xã hội, cũng đều mang bản chất xã hội. Tách con ngƣời khỏi đời sống xã hội, tách con ngƣời khỏi môi trƣờng văn hóa của nó, con ngƣời sẽ hiện ra một cách trừu

tƣợng đầy méo mó. Trong đời sống hiện thực, con ngƣời cụ thể sẽ không thể hình thành và phát triển đƣợc nếu các quan hệ xã hội bình thƣờng của nó bị cắt đứt.

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chứng minh rằng, địa vị của con ngƣời đƣợc quy định bởi quan hệ của nó với tƣ liệu sản xuất, bởi sự tuỳ thuộc vào giai cấp nào của nó, bởi vị trí và vai trò của nó trong quá trình tổ chức lao động sản xuất và bởi giá trị sản phẩm xã hội mà nó nhận đƣợc. Các quan hệ xã hội đã tạo thành hoàn cảnh sinh sống của con ngƣời. Thừa nhận tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, tức là thừa nhận hoàn cảnh là nguồn gốc trực tiếp của tƣ tƣởng, tri thức, kinh nghiệm, tâm lý con ngƣời.

Vì vậy, nếu không xuất phát từ những quan hệ xã hội nhất định thì ngƣời ta không thể hiểu đƣợc bản chất giai cấp, bản chất dân tộc của một con ngƣời trong một xã hội. Tƣơng tự nhƣ thế, thông qua quan hệ của mỗi cá nhân trong mỗi xã hội, ngƣời ta có thể hiểu đƣợc ở mức độ nhất định trình độ phát triển của xã hội đó.

Cần lƣu ý rằng, khi nói tới “tổng hòa những quan hệ xã hội”, Mác ngụ ý tới tất cả các quan hệ xã hội chứ không dừng ở một quan hệ riêng biệt nào, nhƣng quan hệ có ý nghĩa quyết định nhất đối với đời sống con ngƣời là quan hệ sản xuất. Bởi lẽ, tất cả các quan hệ khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu sự quyết định, chi phối của quan hệ sản xuất, đặc biệt là của quan hệ sản xuất thống trị.

Trong xã hội có giai cấp thì bản chất con ngƣời dĩ nhiên phải mang dấu ấn giai cấp. Bản chất giai cấp in đậm vào ý thức từng ngƣời cụ thể. Vì thế, nói đến bản chất con ngƣời trong xã hội có giai cấp ngƣời ta khó có thể lảng tránh đƣợc bản chất giai cấp của nó. Chính Lênin đã nhấn mạnh đặc trƣng nổi bật trong quan hệ xã hội của cá nhân là tính giai cấp của nhân cách trong bối cảnh xã hội có giai cấp đối kháng, vì thế phải dùng lý luận đấu tranh giai cấp để giải thích bản chất xã hội của nhân cách: “Lý luận về đấu tranh giai cấp là một thành tựu to lớn của khoa học xã hội, chính vì nó sẽ xây dựng một cách hoàn toàn chính xác và dứt khoát cái phƣơng pháp đem quy nhƣ vậy yếu tố cá nhân vào yếu tố xã hội” [60, tr. 537].

Để giải thích rõ hơn về khái niệm giai cấp, Lênin đã dùng đến thuật ngữ “vai trò” với nội dung khách quan “trong hệ thống quan hệ sản xuất”:

Hoạt động của “các cá nhân đang sống” trong khuôn khổ của mỗi hình thái kinh tế - xã hội ấy, những hoạt động muôn hình, muôn vẻ vô chừng và hình nhƣ không thể nào hệ thống hóa nổi, những hoạt động đã đƣợc tổng hợp lại và quy vào những hoạt động của các tập đoàn cá nhân khác nhau về vai trò của chúng trong hệ thống quan hệ sản xuất về điều kiện sản xuất, và do đó, về điều kiện sinh hoạt và những lợi ích do điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 40 - 48)