Yếu tố sinh họ c điều kiện, tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 93 - 100)

3.3. Những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách

3.3.1. Yếu tố sinh họ c điều kiện, tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách

Trong các công trình nghiên cứu ở Nga, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của yếu tố sinh học, yếu tố xã hội và mối quan hệ giữa chúng.

Viện sĩ Đubinin [Dẫn theo 65, tr. 16] định nghĩa yếu tố sinh học nhƣ sau: Theo những đặc điểm sinh học thì con ngƣời là một bộ phận của tự nhiên. Những đặc điểm này đƣợc củng cố trong tính di truyền của nó. Chúng đƣợc ghi lại trong các cấu trúc của phân tử ADN có vai trò di truyền. Điều này liên quan đến cả những đặc tính đảm bảo cho mỗi con ngƣời thuộc loài ngƣời có lý trí “Homo sapiens” cũng nhƣ đến các đặc điểm sinh học: cá nhân, cá thể của từng con ngƣời.

Theo cách hiểu này, yếu tố sinh học của con ngƣời trƣớc tiên thuộc về tự nhiên, là một phần của tự nhiên. Mặt khác, yếu tố sinh học của con ngƣời phải gắn với đặc tính di truyền, với cấu trúc gen vừa bao gồm cả những đặc tính chung của loài (Homo sapiens) lẫn những đặc tính riêng quy định sự khác nhau giữa cá thể này với cá thể kia.

Kêđrôp [Dẫn theo 65, tr. 16] xem xét yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con ngƣời dƣới góc độ là yếu tố quyết định của sáng tạo khoa học. Ông cho rằng yếu tố sinh học là các tƣ chất thiên nhiên tiềm ẩn trong cá thể nhƣ một tiền đề, còn yếu tố xã hội nhƣ là các điều kiện cần thiết để cho tiền đề này đƣợc bộc lộ, phát triển và chuyển hóa vào hành động của cá thể đó.

Ngoài ra, còn có quan niệm cho rằng: yếu tố sinh học của con ngƣời đƣợc đặc trƣng bởi thú tính. Nếu con ngƣời sinh học đặc trƣng bởi thú tính, thì con ngƣời văn hóa đặc trƣng bởi nhân tính bao gồm nhân tính, nhân trí, nhân cách, nhân văn [Dẫn theo 65, tr. 21]. Theo chúng tôi, có thể hiểu yếu tố sinh học là tất cả những gì phát sinh, phát triển và hoạt động gắn bó hoặc có liên hệ với tổ tiên động vật của con ngƣời, cái làm cho con ngƣời tồn tại và hoạt động nhƣ một cá thể, một hệ thống phục tùng các quy luật tự nhiên và sinh học. Nói cách khác, đó là toàn bộ tiền đề sinh học của tồn tại ngƣời.

Ngày nay, yếu tố sinh học trong con ngƣời đƣợc nhiều lĩnh vực khoa học chuyên sâu khác nhau nghiên cứu, chúng đem lại cái nhìn tổng quát hơn về cấu tạo, chức năng của cơ thể nhƣ nó vốn có, tạo cơ sở khoa học cho các nhà triết học khái quát một cách sâu sắc hơn về yếu tố sinh học trong con ngƣời.

Những vấn đề thuộc di truyền học, trong đó có những nghiên cứu về kết cấu và tổ chức di truyền của con ngƣời, về khả năng và tai họa của sự biến đổi di truyền đã đặt ra nhiều vấn đề mới: phải chăng yếu tố sinh học quyết định bản chất con ngƣời? Yếu tố di truyền có vai trò, đóng góp gì cho sự hình thành nhân cách?

Về vấn đề này, Spirkin đã có nhiều kết luận đáng suy ngẫm: “cơ chế di truyền quyết định mặt sinh học của con ngƣời, cơ chế này bao hàm cả bản chất xã hội của con ngƣời… tính di truyền không chỉ trang bị cho đứa trẻ những thuộc tính và bản năng đậm nét sinh học… mà cả năng lực bắt chƣớc các hành vi xã hội của ngýời lớn” [108, tr. 18]. Theo tác giả, tính di truyền hay quỹ gene của mỗi cá thể ngƣời đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên tƣ chất riêng biệt hay cá tính của mỗi ngƣời, làm cho xã hội đa dạng trong lối sống, trong giao tiếp cộng đồng, trong mọi hoạt động khác nhƣ nghiên cứu khoa học, vui chơi giải trí, thể thao, hƣởng thụ các sản phẩm văn hóa, sáng tạo văn học nghệ thuật; ngay cả hoạt động chính trị cũng cần có những cá tính độc đáo, tính cách mạnh mẽ và ý chí quyết đoán khác ngƣời. Do vậy, cần thừa nhận một cách khách quan rằng,

trong nhân cách, điều quan trọng là nhìn thấy không chỉ cái thống nhất và cái chung mà cả cái độc nhất, độc đáo. Để hiểu sâu bản chất của nhân cách, phải xem xét nó không chỉ nhƣ là một thực thể xã hội, mà còn nhƣ là một thực thể cá nhân độc đáo. Tính đơn nhất của con ngƣời biểu hiện ngay ở cấp độ sinh học. Bản thân giới tự nhiên sáng suốt gìn giữ trong con ngƣời không chỉ bản chất giống nòi của nó, mà cả cái đơn nhất, cái đặc thù đƣợc tàng trữ trong quỹ gene của nó. Tất cả các tế bào của cơ thể đều chứa đựng những phân tử đặc biệt có thể kiểm tra đƣợc về mặt di truyền; những phân tử này khiến cho mỗi cá nhân nào đó không thể lặp lại đƣợc về mặt sinh học [108, tr. 30].

Chúng tôi cũng đồng thuận với ý kiến của tác giả Cao Thu Hằng khi cho rằng: tổ chức cơ thể của con ngƣời, nhƣ các giác quan, hệ thần kinh trung ƣơng... là những tiền đề sinh học, sinh lý học, tâm sinh học đƣợc xem nhƣ cơ sở vật chất và có ảnh hƣởng tới sự phát triển con ngƣời. Thực tế đã chứng minh rằng, những khiếm khuyết về mặt cơ thể, về gen… đã có ảnh hƣởng không nhỏ tới sự phát triển con ngƣời, tới thế giới quan, định hƣớng giá trị... của họ, hay những năng khiếu bẩm sinh, những tài năng... chính là do các yếu tố sinh học chi phối. Tuy nhiên, môi trƣờng xã hội cũng ảnh hƣởng tới sự phát triển con ngƣời, ảnh hƣởng tới cơ cấu và chức năng của cơ thể. Nếu con ngƣời ít tiếp xúc, trao đổi với ngƣời xung quanh hoặc sống trong môi trƣờng xã hội quá đơn điệu thì sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động. Những sự thực đó đã khẳng định tính đúng đắn trong nhận xét của C. Mác: Trong tính hiện thực của nó, bản chất con ngƣời là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, đứa trẻ ra đời mới chỉ nhƣ một con ngƣời "dự bị". Nó không thể trở thành con ngƣời nếu bị cô lập, tách khỏi đời sống xã hội, nó cần phải học để trở thành ngƣời [28, tr. 60-61].

Yếu tố sinh học và yếu tố xã hội là hai nguồn gốc tạo nên con ngƣời với tính cách là một chủ thể toàn vẹn của vũ trụ, một thực thể sinh học - xã hội. Triết học Mác khẳng định vấn đề con ngƣời chỉ có thể đƣợc giải đáp một cách đầy đủ và đúng đắn khi ngƣời ta xuất phát từ quan niệm thống nhất biện chứng giữa hai nhân tố đó; trong đó yếu tố xã hội là cái quyết định chi phối yếu tố sinh học, cơ sở sinh học là tiền đề, là điều kiện cho sự phát triển của con ngƣời và xã hội loài ngƣời. Tƣ tƣởng về “sự vƣợt bỏ” cái sinh vật bởi cái xã hội để hình thành nên thực thể con ngƣời nhƣ một toàn vẹn sinh học - xã hội đã đƣợc nhiều nhà triết học về sau thừa nhận.

Bản chất con ngƣời mang tính xã hội nhƣng trên cơ sở của cái sinh vật. Cái sinh vật đóng vai trò là nền tảng.

Trong tính hiện thực của mình, con ngƣời thể hiện ra không phải là một cái gì trừu tƣợng mà là một thực thể cụ thể cảm tính với toàn bộ thân thể sinh vật của nó cùng các quá trình sinh học diễn ra trong đó: hô hấp, bài tiết, biến dị, di truyền… Chính đây là tiền đề để tạo nên cái xã hội: thiếu những điều kiện sinh vật ấy thì rõ

ràng những phẩm chất ngƣời không thể phát triển nhƣ là nó đã từng tồn tại trong lịch sử.

Xét theo thời gian, cái sinh vật là cái có trƣớc để hình thành nên cái xã hội. Bởi vậy, nó là điều kiện cần thiết. Mặt sinh vật trong con ngƣời là những quá trình và quy luật sinh lý xảy ra cũng giống nhƣ ở một số động vật có trình độ tiến hóa cao; chẳng hạn, quy luật trao đổi chất giữa cơ thể sinh vật với môi trƣờng; quy luật biến dị, di truyền; một số nét tâm lý biểu hiện hình thức phản ánh cấp thấp: tri giác cảm tính, hoạt động thụ cảm... Do có những đặc điểm chung này nên trong y học, tâm lý học… ngƣời ta cũng đã chứng minh đƣợc rằng, những trƣờng hợp rối loạn cơ chế di truyền, hay hệ thần kinh bị tổn thƣơng, tức ở những ngƣời phát triển không bình thƣờng về mặt sinh học sẽ không phát triển bình thƣờng về mặt xã hội đƣợc.

Trên thực tế, mọi quá trình ý thức, tâm lý xảy ra trong con ngƣời tất nhiên phải có một cơ chế sinh học tƣơng ứng. Bất kỳ hành vi thực tiễn nào cũng đều gắn với quá trình sinh lý thần kinh xảy ra trong hệ thống thần kinh trung ƣơng. Lý luận phản ánh đã nêu rõ, ý thức đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở hoạt động của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc ngƣời.

Nhƣ vậy, cái sinh vật với tính cách là một thành tố của sự tồn tại ngƣời không còn tồn tại theo nguyên nghĩa mà nó đã bị “vƣợt bỏ” bởi cái xã hội, nghĩa là nó liên hệ khăng khít, chịu sự chi phối của cái xã hội. Nó đã mang tính chất xã hội. Ngay trong những hoạt động đơn giản nhất của con ngƣời, ngƣời ta cũng có thể nhận ra điều ấy. Mác đã chỉ ra rằng: “Cố nhiên là ăn, uống, sinh con đẻ cái v.v.. cũng là những chức năng thực sự có tính ngƣời” [80, tr. 133].

Trong quan hệ với cái sinh vật, cái xã hội đóng vai trò kép, một mặt nó hạn chế cái sinh vật, xác định vai trò kiềm chế, quy định, điều chỉnh cái sinh vật, làm cái sinh vật có tính xã hội, không còn là cái sinh vật thuần túy; mặt khác, nó lại tạo ra khoảng trống rộng lớn làm cho cái sinh vật phát triển hơn nữa, thể hiện tốt nhất khả năng của mình trong quan hệ với cái xã hội.

Mác đã vạch ra sự khác biệt về chất giữa con ngƣời và con vật ngay cả khi con ngƣời thỏa mãn những nhu cầu thuần túy sinh vật. Một bên là theo bản năng, còn

bên kia là hành động có ý thức. Con vật khi đói thì ăn tất cả những gì có thể ăn đƣợc, còn con ngƣời lại không xử sự nhƣ vậy. “Nhƣng con vật chỉ sản xuất cái mà bản thân nó hoặc con nó trực tiếp cần đến; nó sản xuất một cách phiến diện, trong khi con ngƣời sản xuất một cách toàn diện, con vật chỉ sản xuất vì bị chi phối bởi nhu cầu thể xác trực tiếp, còn con ngƣời sản xuất ngay cả khi không bị nhu cầu đó ràng buộc” [80, tr. 137].

Con ngƣời trong lúc hành động để thỏa mãn nhu cầu sinh học trực tiếp của mình cũng vẫn ý thức hoặc tự phát tính đến nhu cầu và lợi ích của đồng loại. Khi tác động vào thế giới khách quan để nhận thức và cải biến nó nhằm phục vụ cho lợi ích của mình, bao giờ con ngƣời cũng hoạt động theo mục đích và có định hƣớng, dù rằng mục đích và định hƣớng ấy có thể không phải luôn luôn đƣợc xác định một cách rõ ràng.

Trong tác phẩm Tư bản, Mác viết:

Lao động trƣớc hết là một quá trình diễn ra giữa con ngƣời và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con ngƣời làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên. Bản thân con ngƣời đối diện với thực thể của tự nhiên với tƣ cách là một lực lƣợng của tự nhiên. Để chiếm hữu đƣợc thực thể của tự nhiên dƣới một hình thái có ích cho đời sống của bản thân mình, con ngƣời vận dụng những sức tự nhiên thuộc về thân thể của họ: tay và chân, đầu và hai bàn tay. Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó, và làm thay đổi tự nhiên, con ngƣời cũng đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó. Con ngƣời phát triển những tiềm lực đang ngái ngủ ở trong bản tính đó và bắt sự hoạt động của những tiềm lực ấy phải phục tùng quyền lực của mình [79, tr. 266].

Ở đây, Mác đã nêu rõ vai trò con ngƣời nhƣ là một thực thể sinh vật tự hoạt động với tính cách là hoạt động tích cực, sáng tạo. Mác xác định sự biến đổi bản tính con ngƣời là do chính con ngƣời quyết định khi tác động vào giới tự nhiên. Trong quan hệ với tự nhiên, “những lực lƣợng tiềm tàng đang ngái ngủ trong bản

tính” con ngƣời sẽ thể hiện ra, đồng thời “sự hoạt động của những lực lƣợng ấy” cũng sẽ đƣợc định hƣớng.

Cần lƣu ý là, điều Mác nói về sự thay đổi bản tính riêng của con ngƣời không phải là sự thay đổi bản tính sinh vật mà Mác muốn nói đến sự thay đổi, phát triển về khả năng xã hội của con ngƣời. Dĩ nhiên, hoạt động của con ngƣời nhằm tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho mình dù ít dù nhiều cũng có ảnh hƣởng nhất định đến các quá trình sinh học ở con ngƣời.

Sự phủ định biện chứng ấy không có nghĩa là sự hòa tan, sự tiêu diệt, làm nó biến mất đi. Trái lại, bản chất sự phủ định cũng là quá trình chuyển biến từ thấp đến cao, và khi đến mức độ nào đó thì cái xã hội lại là cơ sở để cái sinh vật có thể phát huy hết tiềm năng cao nhất của nó. Nhƣ vậy, cái sinh vật mất đi tính độc lập trƣớc đây của mình và giờ đây nó gắn chặt với sự vận động của bản thân cái xã hội.

Chủ nghĩa Mác đã không tuyệt đối hóa sự đối lập giữa cái sinh vật và cái xã hội. Ngƣợc lại, chủ nghĩa Mác khẳng định con ngƣời là động vật duy nhất nhờ lao động nên đã thoát khỏi thế giới loài vật. Song việc con ngƣời “thoát ra khỏi” giới tự nhiên không có nghĩa là nó mâu thuẫn tuyệt đối mà trái lại nó càng phải có khả năng tạo ra sự thống nhất hài hòa với tự nhiên.

Có thể thấy, chủ nghĩa Mác trƣớc sau nhƣ một đều nhất quán khẳng định, con ngƣời có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Điều này hoàn toàn bác bỏ những nhận định của các nhà tƣ tƣởng tƣ sản cho rằng, chủ nghĩa Mác không chú ý đến bản tính tự nhiên của con ngƣời.

Vấn đề là ở chỗ, tuy là sản vật của tự nhiên nhƣng bản chất con ngƣời khác hẳn con vật. Con ngƣời là một động vật đặc biệt, đặc điểm sinh học của con ngƣời, trong tính quy luật khách quan của nó, đã đƣợc chuẩn bị về mặt chƣơng trình di truyền sinh vật để tiếp thu hình thái xã hội của sự vận động của vật chất. Biểu hiện rõ nhất là ở cấu tạo của bộ não.

Khác với con vật, con ngƣời ngoài chƣơng trình di truyền sinh học còn có tính kế thừa xã hội. Bằng con đƣờng giáo dục, tính kế thừa xã hội có khả năng truyền lại kinh nghiệm của những thế hệ trƣớc cho các thế hệ sau. Mặc dù chƣơng trình kế thừa về mặt xã hội không đƣợc ghi lại trong các gen, nhƣng nó vẫn biểu hiện nhƣ

một nguyên nhân bên trong của sự phát triển cá nhân. Chƣơng trình đó có tác dụng quyết định đối với việc hình thành cá nhân. Đƣơng nhiên, nó cũng không thực hiện một cách tự động, tách rời với chƣơng trình di truyền sinh học mà thực hiện trong sự tác động đặc biệt phức tạp với thông tin di truyền nhận đƣợc từ tổ tiên. Những đặc điểm di truyền của từng ngƣời vừa bảo đảm cho sự tồn tại những thuộc tính sinh vật của mình, vừa bảo đảm để con ngƣời tiếp thu các chƣơng trình xã hội trong sự biến đổi thƣờng xuyên của nó. Nhƣ vậy, phẩm chất của bất kỳ ngƣời nào cũng đều phụ thuộc một cách tất nhiên vào gen nhận đƣợc từ cha mẹ và chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng xã hội.

Tiếp thu giá trị tƣ tƣởng của chủ nghĩa Mác, L.X.Vugotxki cũng đã khẳng định: “Sự hình thành nhân cách ở trẻ là quá trình phát triển không chỉ biểu hiện ở

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)