Quan điểm Mác-Lênin về giải phóng con người, phát huy tính chủ động của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 48 - 53)

2.1. Quan điểm Mác-Lênin về con ngƣời – nền tảng lý luận cho nghiên cứu nhân

2.1.2. Quan điểm Mác-Lênin về giải phóng con người, phát huy tính chủ động của

động của con người, xây dựng con người phát triển hài hòa, toàn diện

Có thể nói rằng, vấn đề “con ngƣời bị tha hóa” và giải phóng con ngƣời khỏi sự tha hóa chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về đời sống xã hội.

C. Mác cho rằng sự tha hóa con ngƣời là kết quả vận động phi nhân đạo của xã hội tƣ bản chủ nghĩa. Tha hóa nghĩa là con ngƣời trong đời sống xã hội không còn là chính mình, mà trở thành kẻ khác, đối lập với mình. Nguyên nhân cơ bản của sự “tha hóa con ngƣời” là do chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất và sự nô dịch nhiều mặt của xã hội đối với con ngƣời. Với những ngƣời bị nô dịch, thì toàn bộ cuộc sống và hoạt động của họ bị tha hóa, tức là trở thành cái xa lạ đối với chính đời sống của họ.

Trong xã hội tƣ bản, chính nền sản xuất hàng hóa dựa trên chế độ chiếm hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất đã làm xuất hiện “tha hóa lao động”. Của cải xã hội, theo Mác, một khi không thuộc về ngƣời lao động thì tất nhiên sẽ thuộc về ngƣời khác. Chính điều này đã đƣa đến “tha hóa con ngƣời”. Mặc dù sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản đã đem lại những bƣớc tiến lớn lao cho con ngƣời và xã hội loài ngƣời, nhƣng chủ nghĩa tƣ bản, mặt khác, lại là cội nguồn của tình trạng con ngƣời bị tha hóa. Cùng với việc tăng cƣờng bóc lột lao động làm thuê chế độ tƣ bản đã làm cho sự tha hóa đó đi tới cực điểm.

Để giải phóng con ngƣời khỏi sự tha hóa, theo Mác phải “xóa bỏ chế độ tƣ hữu tƣ sản”, thứ “sở hữu bóc lột lao động làm thuê”. Mác coi đó là tiền đề để xóa bỏ mọi sự tha hóa, cho sự nghiệp giải phóng con ngƣời. Và lực lƣợng xã hội có sứ mệnh lịch sử thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng con ngƣời đó chính là giai

cấp vô sản. Đó là giai cấp có đầy đủ khả năng đảm bảo thực sự tự do, bình đẳng cho tất cả mọi ngƣời.

Giai cấp vô sản không chỉ là ngƣời có sứ mệnh xóa bỏ chế độ xã hội cũ mà còn lãnh đạo xây dựng xã hội tƣơng lai - xã hội cộng sản chủ nghĩa - một xã hội mà trong đó “sự phát triển tự do của mỗi ngƣời là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi ngƣời” [75, tr. 628]. Một xã hội, theo quan niệm của C. Mác, là trong tƣơng lai phải “giải quyết hiện thực mâu thuẫn giữa con ngƣời và tự nhiên, giữa con ngƣời và con ngƣời”, đó là một chế độ xã hội văn minh, công bằng, không còn hiện tƣợng ngƣời bóc lột ngƣời, không còn hiện tƣợng con ngƣời bị tha hóa, mọi ngƣời đều bình đẳng, đều có quyền hƣởng tự do và cuộc sống hạnh phúc. Trong quan niệm của ông, mục tiêu cao nhất của chế độ xã hội mới là phát triển con ngƣời toàn diện, những con ngƣời “có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển toàn diện của mình” và mọi sự giải phóng con ngƣời đều phải “bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con ngƣời, những quan hệ của con ngƣời về với bản thân con người” [72, tr. 557].

Gắn quan niệm duy vật triệt để về sự nghiệp giải phóng con ngƣời, giải phóng toàn thể loài ngƣời với quan niệm về sự phát triển tự do của các cá nhân - sự phát triển đƣợc coi là mục tiêu tối cao của xã hội tƣơng lai, C. Mác còn chỉ ra một cách khoa học những tiền đề vật chất cho sự nghiệp đó. Tiền đề ấy là sự phát triển của lực lƣợng sản xuất. Ông viết: “ngƣời ta mỗi lần đều giành đƣợc tự do chừng nào việc ấy không phải do lý tƣởng về con ngƣời mà do lực lƣợng sản xuất hiện hành quyết định và cho phép”. Rằng, chỉ khi xã hội loài ngƣời đã đạt tới một trình độ phát triển cao về lực lƣợng sản xuất thì khi đó, “sự phát triển độc đáo và tự do của các cá nhân” mới “không còn là lời nói suông”. Tuy nhiên, sự phát triển của lực lƣợng sản xuất lại “chính là do mối liên hệ giữa những cá nhân quyết định, mối liên hệ đƣợc biểu hiện một phần quan trọng những tiền đề kinh tế, một phần trong sự cố kết tất yếu của sự phát triển tự do của tất cả mọi ngƣời, và cuối cùng trong tính chất phổ biến của hoạt động của các cá nhân trên cơ sở lực lƣợng sản xuất hiện có” [74, tr. 632 - 633].

Lịch sử loài ngƣời là quá trình hình thành sự tự do của con ngƣời (lực lƣợng bản chất con ngƣời ngày càng phát triển). Nhƣ chúng ta đã biết, sự tự do giả định rằng phải có lựa chọn thì con ngƣời mới thật sự tự do, khi con ngƣời thực hiện sự

lựa chọn ấy một cách độc lập, không có sự cƣỡng bức từ phía những lực lƣợng bên ngoài, không có sự gán ghép cho con ngƣời những ý kiến khác trong điều kiện hiểu biết các quy luật của thế giới hiện thực, kể cả quy luật lịch sử. Nhƣng con ngƣời cũng chỉ tự do trong chừng mực mà những điều kiện của tồn tại xã hội của con ngƣời cho phép. Sự tự do đem lại cho con ngƣời quyền đƣợc lao động, đƣợc phân phối công bằng của cải vật chất và tinh thần, đƣợc tham gia các công việc xã hội, đƣợc phát triển và vận dụng năng lực của mình với tƣ cách là thực hiện những nhu cầu cơ bản, quyền đƣợc nghỉ ngơi…

Trong quan niệm của Mác, con ngƣời là một nhân cách muốn tự do cần chủ động trƣớc vận mệnh của mình. Do vậy, theo ông, nhân cách con ngƣời không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể hình thành nên các quan hệ xã hội. Con ngƣời là chủ thể của lịch sử, là một thực thể năng động, bằng hoạt động thực tiễn của chính mình con ngƣời cải tạo thế giới xung quanh và qua đó cải tạo bản thân mình. Con ngƣời dần dần làm chủ đƣợc tự nhiên - xã hội và chính bản thân mình. Mọi hoạt động của con ngƣời đều do tƣ tƣởng chỉ đạo. Dĩ nhiên là tƣ tƣởng do tồn tại xã hội sinh ra nhƣng nó có tính năng động, độc lập tƣơng đối. Con ngƣời khi hoạt động không phải nhắm mắt thụ động cho hoàn cảnh khách quan lôi kéo mà con ngƣời có tự do tƣơng đối của mình. Con ngƣời không thể tạo ra hay hủy bỏ quy luật khách quan của xã hội, nhƣng trong phạm vi những quy luật đó, con ngƣời phải suy nghĩ với ý chí mạnh mẽ để vận dụng quy luật khách quan theo mục đích của mình. Mác viết: “Con ngƣời tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con ngƣời đến mức ấy” [74, tr. 54-55].

Bản chất con ngƣời bị quy định bởi hoàn cảnh, nhƣng cũng chính con ngƣời lại tạo ra hoàn cảnh cho phù hợp với mục đích của chính mình. Mỗi xã hội có sẵn những điều kiện xã hội độc lập với con ngƣời, nhƣng con ngƣời bằng hoạt động thực tiễn luôn luôn biến đổi lịch sử - đó là quy luật. Trong những điều kiện đó, con ngƣời thể hiện mình nhƣ là ngƣời hoạt động trong một cộng đồng, một giai cấp nhất định. Chúng ta biết hoạt động thực tiễn của con ngƣời gồm ba dạng cơ bản: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động cải biến chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học, chính các hoạt động cơ bản này đã làm lịch sử loài ngƣời vận

động biến đổi không ngừng. Xã hội sinh ra con ngƣời nhƣng nó cũng không phải là cái gì trừu tƣợng bất biến mà mỗi hình thái kinh tế - xã hội phải thích hợp với một phƣơng thức sản xuất nhất định, một khi phƣơng thức sản xuất biến đổi thì nó cũng biến đổi theo mà nhân tố quyết định trong phƣơng thức sản xuất lại là lực lƣợng sản xuất, bao gồm con ngƣời và công cụ lao động; nhƣ vậy, không phải là cái gì khác mà chính là con ngƣời, với những công cụ do nó tạo ra, đã quyết định sự thay đổi bộ mặt xã hội.

Cùng với những khẳng định nêu trên về việc phát huy tính chủ động của nhân cách, Mác còn chú ý đến các điều kiện để phát triển nhân cách hài hòa toàn diện. Phát triển nhân cách hài hòa là việc con ngƣời tập trung tất cả những phẩm chất tốt đẹp nhất mà sự phát triển bền bỉ và thông minh trong nhiều thế kỷ của bản thân mình đã tạo ra và trong sự phát triển tiếp theo sẽ đƣợc đƣa tới chỗ hoàn thiện. Đầu tiên đó là trình độ khác về chất của tự ý thức - ý thức về bản thân mình trƣớc hết là trong vai trò của kẻ duy nhất và toàn quyền tạo ra vận mệnh lịch sử của loài ngƣời, tức là thực hiện năng lực tự mình giải thích thế giới, cũng nhƣ năng lực tự đánh giá mình một cách thích đáng.

Bên cạnh những điều đó, lý tƣởng con ngƣời có nhân cách cũng phản ánh những nét mới do điều kiện lịch sử hiện đại tạo ra và những điều mong muốn nhằm hoàn thiện con ngƣời trong tƣơng lai. Con ngƣời nhƣ vậy là nhạy bén với cái mới và có trách nhiệm phát triển nó. Với ý nghĩa đó con ngƣời cảm thấy mình không chỉ là ngƣời thừa kế xứng đáng di sản vô giá của quá khứ, mà hơn thế còn là ngƣời phác họa tƣơng lai đầy trách nhiệm.

Lý tƣởng xã hội về con ngƣời sẽ rất không đầy đủ nếu nhƣ nó chỉ đóng khung trong phạm vi cá nhân, xã hội và liên hệ giữa chúng. Bởi vì điều kiện tự nhiên để xã hội tồn tại là giới tự nhiên. Vì vậy xã hội không có quyền quên lãng tự nhiên. Do đó, con ngƣời thực sự có trí tuệ phải quan tâm đầy đủ đến mối quan hệ hài hòa giữa mình và tự nhiên. Đó là biểu hiện trách nhiệm của con ngƣời đối với ngôi nhà chung - trái đất trong hệ thống tổ chức vũ trụ. Chăm sóc quan tâm đến giới tự nhiên không chỉ có thế, mà con ngƣời còn phải quan tâm trau dồi cả cái tự nhiên vốn có của riêng mình, vƣơn tới sự lành mạnh về thể xác và tinh thần. Tự nhiên là

địa bàn hoạt động của con ngƣời, ở đó năng khiếu trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, tính nhân văn của con ngƣời biểu lộ ra ở mức độ lớn lao. Với sự tổng hợp tất yếu tất cả những tình cảm và tƣ tƣởng mang tính ngƣời nhƣ vậy, con ngƣời sẽ phát triển nhân cách hài hòa.

Vận dụng một cách sáng tạo quan điểm của Mác, theo Lênin, để đánh giá nhân cách cần phải dựa vào lao động của họ bởi chính lao động đã cải tạo hoàn cảnh đồng thời cải tạo cá nhân mình. Nhƣng ông cũng cho rằng lao động phải có sự thống nhất giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Trong xã hội tƣ bản, lao động trí óc và lao động chân tay bị tách rời, nên ngƣời lao động bị nghèo nàn đi về tinh thần và biến thành đối tƣợng áp bức của giai cấp bóc lột. Vì vậy, lao động bị cƣớp mất nguồn vui và nguồn sáng tạo, làm mất đi khả năng bộc lộ những năng khiếu của chính con ngƣời. Do đó, muốn phát triển nhân cách phải xóa bỏ đƣợc sự tách rời giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Đây là con đƣờng hiện thực để giải phóng con ngƣời, làm cho nhân cách phát triển hài hòa, toàn diện.

Khẳng định tính tích cực của nhân cách, theo Lênin, tính tích cực đƣợc thể hiện trong nhu cầu, động cơ hành vi và phƣơng thức hoạt động đặc trƣng của ngƣời đó cũng nhƣ trong hoạt động cải tạo thực tiễn. Không những thế tính tích cực còn đƣợc thể hiện trong vị thế mà con ngƣời chiếm lĩnh trong cuộc sống xã hội. Nguồn gốc của tính tích cực xuất phát trong quá trình tác động với thế giới xung quanh và cải tạo nó biến nó phục vụ cho sự thỏa mãn nhu cầu.

Nhƣ vậy, lý luận triết học duy vật biện chứng nói chung, quan niệm duy vật về con ngƣời và về lịch sử nói riêng, là thành quả của tƣ tƣởng khoa học, biểu hiện giá trị nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhờ đó, chủ nghĩa nhân đạo đã thực sự biến đổi về chất, trở thành chủ nghĩa nhân đạo mang tính thực tiễn, cách mạng. Và đây cũng chính là điều khác biệt cơ bản của triết học Mác - Lênin so với các học thuyết triết học khác khi nghiên cứu vấn đề con ngƣời.

Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin không có tham vọng xem xét và giải quyết tất cả mọi vấn đề trên mọi phƣơng diện về con ngƣời, đặc biệt là những vấn đề về con ngƣời sinh học, con ngƣời dân tộc, hoặc con ngƣời cá nhân… Do tập trung nghiên cứu nhằm truy tìm những nguyên nhân, những quy luật

thuộc đời sống vật chất đề giải quyết các vấn đề của xã hội và lịch sử, nên triết học Mác - Lênin quan tâm hơn cả đến những nội dung thuộc về con ngƣời xã hội, con ngƣời giai cấp, con ngƣời bị tha hóa, và vấn đề giải phóng con ngƣời về mặt xã hội… cùng với các khía cạnh có liên quan đến đời sống sản xuất xã hội của con ngƣời.

Những nội dung đã trình bày trên đây về con ngƣời trong quan niệm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin có thể coi là những bằng chứng rất rõ ràng khẳng định vai trò và vị trí của con ngƣời trong chủ nghĩa Mác. Không giống với vấn đề con ngƣời, các vấn đề về nhân cách không đƣợc xét đến một cách trực diện, dù vậy, những luận điểm mà luận án đã phân tích trên đây nhằm khẳng định trong chủ nghĩa Mác - Lênin có các vấn đề về nguồn gốc, bản chất xã hội của con ngƣời, con đƣờng giải phóng con ngƣời, xây dựng con ngƣời phát triển hài hòa, toàn diện, phát huy tính tích cực của con ngƣời, thì đó cũng chính là những cơ sở, nền tảng căn bản để có thể rút ra rằng: bản chất nhân cách là tổng hòa của các quan hệ xã

hội, nhân cách của con người chịu tác động của hoàn cảnh, tuy nhiên chính con người lại chủ động để tạo ra hoàn cảnh cho phù hợp với mục đích của chính mình. Toàn bộ hoàn cảnh và điều kiện xã hội sẵn có đó chính là tồn tại xã hội của nhân cách con người. Nhân cách được xét trước tiên là nhân cách của từng người cụ thể, nhân cách do hoạt động sinh ra, nhân cách được bộc lộ và biểu hiện qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong điều kiện lịch sử, văn hóa xác định, thông qua các mối quan hệ xã hội giữa người với người.

Nhƣng đó không phải là mặt chính mà quan trọng là từ nền tảng lý luận chung trên đây chúng ta có thể rút ra những định hƣớng phƣơng pháp luận cho nghiên cứu nhân cách mà chúng tôi sẽ phân tích ở phần dƣới đây. Những định hƣớng phƣơng pháp luận và các cách tiếp cận này có ý nghĩa rất lớn trong tình hình nghiên cứu nhân cách hiện nay, khi các nghiên cứu về vấn đề nhân cách rất đa dạng, không thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)