Các nhân tố chủ yếu tác động đến nhân cách con người Việt Nam hiện nay theo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 124 - 133)

4.3. Xác định nội dung nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam theo quan điểm

4.3.1.Các nhân tố chủ yếu tác động đến nhân cách con người Việt Nam hiện nay theo

nay theo quan điểm Mác-xít

Nhân cách ngƣời Việt Nam không phải là cái tự nhiên, vốn có mà đƣợc hình thành và phát triển trong tính quy định của các điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội cụ

thể. Mặc dù không phủ nhận vai trò hết sức quan trọng của các yếu tố sinh học, các tiền đề tâm - sinh lý nhƣng ở chƣơng trƣớc chúng tôi đã khẳng định tính hợp lý của quan điểm Mác-xít khi cho rằng bản chất và sự hình thành nhân cách phải do phức hợp các yếu tố xã hội quyết định. Trong số phức hợp các yếu tố, nhân tố xã hội thì các quan hệ xã hội, bao gồm các quan hệ vật chất và những quan hệ tƣ tƣởng, trong đó những quan hệ vật chất (nhất là các kiểu quan hệ sản xuất) giữ vai trò quyết định, cuối cùng đối với ý thức và hành vi xã hội của nhân cách. Chính vì thế, trong phần này chúng tôi không xét đến các yếu tố sinh học trong sự hình thành nhân cách mà chủ yếu phân tích các yếu tố xã hội cơ bản có ảnh hƣởng chủ yếu đến sự hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam.

Tính hai mặt của kinh tế thị trường

Hiện nay, đất nƣớc ta đang phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tƣ nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trƣờng đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nƣớc đƣợc phân bổ theo chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trƣờng [13, tr.103].

Cơ chế thị trƣờng tạo nên tác động hai mặt, một mặt có tác động tích cực đến sự hình thành và các đặc điểm chung mang tính bản chất của nhân cách ngƣời Việt Nam nhƣng mặt khác cũng đã có những ảnh hƣởng tiêu cực đến các vấn đề đó. Trƣớc đây, trong xã hội truyền thống và trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lợi ích của cộng đồng, của tập thể đƣợc đề cao đôi khi đến mức tuyệt đối hoá. Chuyển sang cơ chế thị trƣờng, quan hệ lợi ích này đã thay đổi dần, lợi ích cá nhân đƣợc thừa nhận, khuyến khích và đảm bảo bằng pháp luật. Mục tiêu của việc tham gia hoạt động thị trƣờng là nhằm thỏa mãn tối đa lợi ích cá nhân. Tính hợp lý và hợp pháp của cá nhân kích thích tính tích cực hoạt động của nhân cách. Đồng thời, cơ chế thị trƣờng còn tạo ra các điều kiện thuận lợi để con ngƣời

tham gia vào các quan hệ, các hoạt động kinh tế, xã hội đa dạng. Việc mở rộng phạm vi hoạt động, mối quan tâm đến lợi ích khiến con ngƣời trở nên năng động hơn, tích cực hơn, từ đó làm cho năng lực nhân cách phát triển. Tuy nhiên, cơ chế thị trƣờng với sự khuyến khích lợi ích cá nhân, tự nó đã bao chứa khả năng và trên thực tế đã dẫn đến sự phát triển nhân cách thiếu toàn diện. Trong điều kiện của kinh tế thị trƣờng tự do, nghịch lý của sự phát triển nhân cách thể hiện rõ nét nhất. Đó là sự phát triển thiên lệch giữa một bên là trí tuệ, sự khôn ngoan, những năng lực thực tiễn với bên kia là sự xuống cấp của ý thức công dân, trách nhiệm và tình cảm đạo đức... Bởi vậy, “để khắc phục nghịch lý này, việc hoàn thiện cơ chế thị trƣờng có điều tiết theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa là tất yếu và cấp thiết” [99, tr. 5]. Vì cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa sẽ giúp khắc phục đƣợc những bất bình đẳng trong kinh tế, là cơ sở cho sự phát triển cùng chiều giữa kinh tế và nhân cách. Bởi chính nó làm hài hòa từng bƣớc tƣơng quan giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Khi lợi ích cá nhân không đối lập mà gắn với lợi ích xã hội, thì ngƣời với ngƣời trở nên gắn bó hơn. Tình cảm đạo đức, ý thức công dân, trách nhiệm nhân cách,... do vậy mà phát triển cùng với sự hoàn thiện của cơ chế thị trƣờng.

Trong nền kinh tế thị trƣờng sự phát triển của công nghệ thông tin cung cấp cho con ngƣời một lƣợng thông tin hết sức đa dạng và phong phú. Sự phong phú và đa dạng của thông tin tạo điều kiện cho con ngƣời mở mang trí tuệ, phát triển tình cảm. Nhƣng mặt khác, sự phát triển nhƣ vũ bão của thông tin cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề, nhiều mối lo ngại cho các quốc gia và các dân tộc ở phƣơng diện nhân cách. Công nghệ hiện đại phát triển khiến cho sự tiếp xúc giữa các phƣơng tiện công nghệ với con ngƣời ngày càng lớn, quan hệ xã hội mở rộng bởi ngoài những quan hệ phát sinh do sự tƣơng tác trực tiếp giữa ngƣời với ngƣời còn có nhiều quan hệ mới nhờ sự trợ giúp của phƣơng tiện công nghệ hiện đại. Những quan hệ này làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội mới ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Khi sự tiếp xúc giữa phƣơng tiện công nghệ hiện đại với con ngƣời càng lớn thì sợi dây liên hệ giữa thế giới nội tâm của nhân cách với thế giới bên ngoài dần trở nên nhạt nhòa hơn. Điều này sẽ cản trở sự phát triển sâu sắc và tinh tế của thế giới tinh thần con ngƣời. Đồng thời, sự đa dạng, phức tạp của thông tin,

trong đó xuất hiện không ít những thông tin sai lệch, phản văn hóa, những văn hóa phẩm với những chuẩn mực đạo đức không lành mạnh cũng sẽ là những tác nhân xấu đối với nhân cách.

Ngày nay, kinh tế thị trƣờng cùng với quá trình toàn cầu hóa, công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi mở cửa giao lƣu, hợp tác, thiết lập các mối quan hệ trên mọi lĩnh vực hoạt động. Giao lƣu văn hóa góp phần kích thích sự du nhập và sáng tạo các giá trị tinh thần. Nó cũng là cơ hội để các dân tộc sàng lọc, thẩm định lại các chân giá trị. Nhƣng mặt khác, giao lƣu văn hóa làm xáo trộn bảng giá trị tinh thần của các dân tộc, thậm chí hủy hoại một số giá trị nền tảng của các quốc gia đang thực hiện công nghiệp hóa. Trong bối cảnh xáo trộn ấy, con ngƣời dễ bị rơi vào trạng thái tâm lý bất an về mặt xã hội, nhân cách mất phƣơng hƣớng, không tự xác lập đƣợc những nguyên tắc bền vững cho lối sống, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Quá trình làm cho con ngƣời mất đi cá tính, luôn tìm cách thích ứng với xã hội bằng cách bắt chƣớc ngƣời khác đƣợc các học giả gọi là sự xã hội hóa quá mức đối với con ngƣời. Nguy cơ bị đồng nhất hóa và nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc của nhân cách trong việc chạy theo lối sống phƣơng Tây đang là mối lo ngại của hàng loạt quốc gia, dân tộc.

Khi nền kinh tế thị trƣờng thay đổi và mở rộng thì những quan niệm về giá trị làm ngƣời, sự đánh giá giá trị nhân cách cũng không còn nhƣ trƣớc. Trong các xã hội truyền thống, giá trị tinh thần của cá nhân cũng nhƣ của xã hội mang tính ổn định cao. Con ngƣời yên tâm sống và hoạt động trong sự định hƣớng của những giá trị, chuẩn mực gần nhƣ bất di bất dịch, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giá trị nhân cách trƣớc đây vốn đƣợc xác định bởi vốn hiểu biết và mối quan tâm của con ngƣời với ngƣời khác, bởi trách nhiệm và những đóng góp của họ đối với gia đình và cộng đồng. Nhƣng trong xã hội hiện đại, với sự đổi thay của những chuẩn mực, các giá trị, con ngƣời trở nên hoài nghi, mất lòng tin vào những gì có tính chất bền vững. Chủ nghĩa tƣơng đối về giá trị và tâm lý hƣ vô đối với truyền thống tạo ra tâm trạng bất an về mặt xã hội. Con ngƣời mất đi cảm giác an toàn vì thiếu sự bảo đảm của các giá trị lâu dài, tự do của nhân cách, do vậy, mất đi phƣơng hƣớng hoạt động. Trong điều kiện của cơ chế thị trƣờng, dƣới áp lực của lợi nhuận, cạnh tranh,

giá trị nhân cách không còn đƣợc biểu hiện qua những đóng góp, hy sinh của con ngƣời. Nó thƣờng đƣợc nhìn nhận, đƣợc đánh giá bằng mức độ thành đạt, quy mô thu nhập, thậm chí bằng khả năng biến ngƣời khác thành phƣơng tiện hợp pháp để thực hiện các mục đích của một con ngƣời nhất định.

Cũng dƣới áp lực của cạnh tranh, con ngƣời trong cơ chế thị trƣờng luôn phải tự thể hiện, tự khẳng định, phải trội hơn ngƣời khác. Nói khác đi, muốn khẳng định mình, con ngƣời luôn phải tự vƣợt lên trên mình. Cơ chế thị trƣờng, theo nghĩa đó, là cơ chế tốt nhất cho nhân cách phát triển. Nhƣng mặt khác, nhu cầu bức xúc về việc phải trội hơn ngƣời khác lại dẫn đến một sự đối lập nhất định giữa giá trị đích thực của nhân cách với hình thức biểu hiện nhân cách. Do vậy, tính kiêu ngạo, thói phô trƣơng, sự đua đòi theo mốt một cách vô lối... là những hiện tƣợng thƣờng thấy hiện nay, chúng che dấu sự nghèo nàn và méo mó của nhân cách.

Mặc dù chịu sự quy định của các điều kiện kinh tế - xã hội, nhƣng bản chất của nhân cách, sự hình thành và phát triển nhân cách ngƣời Việt không phải là kết quả thụ động của các điều kiện đó. Với tính cách là tổng hòa những phẩm chất xã hội của cá thể, nhân cách ngƣời Việt Nam còn là kết quả trực tiếp của giáo dục và tự giáo dục. Con ngƣời không phải là một đối tƣợng thụ động mà có quan hệ tƣơng tác trở lại với môi trƣờng, hoàn cảnh mà nó sinh ra. Sự phát triển những khả năng tự giáo dục của nhân cách sẽ kích thích con ngƣời tích cực hƣớng tới và tiếp nhận có lựa chọn những tác động từ phía xã hội theo hƣóng thuận lợi cho sự phát triển nhân cách. Phát triển những khả năng của tự giáo dục chính là tạo ra điều kiện tâm lý tốt nhất để nhân cách ngƣời Việt Nam kháng cự lại những phản tác dụng nảy sinh từ cơ chế thị trƣờng và tiến bộ công nghệ.

Văn hóa truyền thống

Nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện nay là kết quả của những quan hệ vật chất và tinh thần của xã hội, là sự vận động tất yếu của quá trình phát triển lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không thể định hình đƣợc nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện nay nếu không đặt nó trong môi trƣờng văn hóa truyền thống của dân tộc. Mỗi con ngƣời ngay từ khi sinh ra đã phải gia nhập vào hệ thống các quan hệ xã hội và hấp thụ những giá trị văn hóa truyền thống vốn có của xã hội trƣớc đó. Vì vậy, dù muốn

hay không, văn hóa truyền thống cũng đã để lại những dấu ấn trong cách hành xử của con ngƣời Việt Nam hiện nay trƣớc mọi vấn đề của cuộc sống.

Văn hóa truyền thống là nền tảng, là môi trƣờng nuôi dƣỡng những phẩm chất, giá trị căn bản, cốt lõi trong nhân cách con ngƣời Việt Nam. Đây cũng là nhân tố quan trọng đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội, của đất nƣớc trong tình hình mới. Mỗi ngƣời Việt Nam luôn tồn tại, trƣởng thành và phát triển trong môi trƣờng văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ không tự giác đến tự giác, mỗi cá nhân tiếp thu, kế thừa của các thế hệ đi trƣớc những kinh nghiệm đã đƣợc khách thể hóa trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của xã hội, đƣợc biểu hiện dƣới dạng vật thể cũng nhƣ trong phƣơng thức hoạt động lao động và hoạt động xã hội đa dạng, những hình thức quan hệ và giao tiếp xã hội để trở thành nhân cách. Do đó, văn hóa truyền thống Việt Nam không chỉ thực hiện chức năng phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nền văn hóa của dân tộc mà còn là “cội nguồn, nguyên liệu, nội dung xã hội cho sự hình thành và phát triển nhân cách, cho sự phát triển con ngƣời với tƣ cách là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo những con ngƣời có văn hóa” [69, tr. 77].

Văn hóa truyền thống của dân tộc đƣợc tích lũy, kết tinh và khẳng định trong công cuộc đấu tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc và hiện nay trong lao động sản xuất để phát triển đất nƣớc. Với tinh thần yêu nƣớc, ý thức dân tộc độc lập, tự lực, tự cƣờng, đoàn kết, gắn bó trên tinh thần dân tộc đã đƣợc xây đắp từ nền văn hóa truyền thống của lịch sử thì trong bối cảnh hiện tại những phẩm chất đó vẫn luôn đƣợc thể hiện qua thái độ tích cực của công dân trƣớc những vấn đề hệ trọng của đất nƣớc, qua trách nhiệm của họ trong việc chống lại các hiện tƣợng tiêu cực của đời sống xã hội nhằm xây dựng một đất nƣớc Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh. Cùng với tinh thần yêu nƣớc, những phẩm chất nhân ái, những tình cảm vị tha và khoan dung, truyền thống vì cộng đồng đƣợc hình thành trong lịch sử thì nay vẫn đƣợc giữ vững và phát huy trong điều kiện mới của đất nƣớc. Những giá trị mang tính nền tảng cốt lõi ấy là cơ sở để phát triển tính nhân văn và xây dựng văn hoá Việt Nam hiện đại, tiên tiến, mang bản sắc dân tộc.

Không những thế, với những yếu tố tích cực của mình, văn hóa truyền thống còn giúp hoàn thiện nhân cách, mở rộng sự tự do, nâng cao quyền lực của con ngƣời đối với các lực lƣợng tự phát của tự nhiên và của xã hội cũng nhƣ làm giàu có, phong phú thêm đời sống tinh thần của con ngƣời.

Vì thế, trong Nghị quyết 33, Hội nghị TW 9, Khóa XI, về “Xây dựng và phát

triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc” đã hình thành quan điểm chỉ đạo rất sâu sắc đó là: “Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con ngƣời và xây dựng con ngƣời để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con ngƣời có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: Yêu nƣớc, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết cần cù, sáng tạo”.

Vấn đề đặt ra là chúng ta cần phân biệt và biết kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tích cực và tiến bộ của con ngƣời Việt Nam, kiên quyết loại trừ và phê phán những yếu tố lạc hậu và tiêu cực, hƣớng tới xây dựng những giá trị mới. Có nhƣ vậy, chúng ta mới có thể xây dựng đƣợc nền văn hóa tiến bộ, từ đó có thể tạo dựng những con ngƣời mới, tạo ra động lực góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội trong điều kiện hiện nay.

Tác động của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, có tác động mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con ngƣời. Hiện nay, dù muốn hay không, mọi dân tộc đều chịu sự tác động của nó. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, toàn cầu hóa tạo cho chúng ta nhiều thời cơ thuận lợi, nhƣng cũng đặt ra không ít thách thức. Tác động của toàn cầu hóa đối với văn hóa Việt Nam, con ngƣời Việt Nam là một thực tế đã và đang diễn ra: trong đó có tác động cả tích cực và tiêu cực.

Toàn cầu hóa đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để mở rộng thƣơng mại quốc tế, thu hút đầu tƣ và nguồn lực bên ngoài nhằm phát triển các ngành sản xuất, từ đó,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan điểm mác xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người việt nam (Trang 124 - 133)