Một vài khuyến nghị cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 150 - 175)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ DI CƢ QUỐC TẾ

4.4. Đánh giá và một vài khuyến nghị cho Việt Nam

4.4.2. Một vài khuyến nghị cho Việt Nam

Từ góc độ quan hệ quốc tế, luận án đã chỉ ra những đặc điểm, phân tích những tác động của di cư quốc tế trong giai đoạn từ 1991 đến 2016. Di cư quốc tế là một vấn đề toàn cầu. Với tư cách là một thành viên của cộng đồng quốc tế, là một nước có lịch sử di cư lâu dài và đang hội nhập rất nhanh với thế giới, những tác động của di cư quốc tế đến Việt Nam là không thể tránh khỏi. Ngược lại, cũng có những giá trị tích cực mà Việt Nam có thể tận dụng. Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, luận án này chỉ xin đưa ra một số khuyến nghị mang tính định hướng. Còn những giải pháp cụ thể sẽ được triển khai tùy theo ngành và lĩnh vực chuyên môn.

Việt Nam với tư cách là một nước di cư

Việt Nam nên khuyến khích di cư của những người có trình độ hoặc di cư

mục đích học tập, nâng cao kiến thức vì chính lực lượng này sẽ góp phần nâng cao

các yếu tố cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia như giáo dục, khoa học, kinh tế, v.v. Hiện nay, người Việt đi học tập và tìm việc ở nước ngoài chủ yếu là vì nhu cầu nâng cao kiến thức trong môi trường học tập tiên tiến và lý do thu nhập trong thị trường lao động hiện đại. Những người di cư chuyên môn cao với động lực ra nước ngoài làm việc như vậy thường sẽ trở về tổ quốc khi những nhu cầu như trên đã được thỏa mãn, hoặc khi họ thấy với tài sản và kiến thức mình tích lũy được trong

thời gian làm việc ở nước ngoài có thể giúp họ thực hiện sự nghiệp mới ở trong nước. Việt Nam lâu nay vẫn cho phép xuất khẩu lao động chuyên môn cao (bác sĩ và kỹ sư nông nghiệp tới các nước châu Phi, kỹ sư phần mềm thực hành tới Nhật Bản, Ấn Độ). Đồng thời, Việt Nam lâu nay không thể ngăn chặn được thực tế là sinh viên Việt Nam du học đại học và sau đại học ở lại nước du học làm việc.

Trong khi đó, vấn đề chảy máu chất xám thường bị cường điệu hóa và chỉ hay gặp ở những nước có chế độ chính trị - xã hội bất lợi cho người lao động chuyên môn cao. Tuần hoàn chất xám ngày càng được các nhà nghiên cứu và quan sát khẳng định là có đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế-xã hội thông qua những bí quyết, công nghệ, tinh thần kinh doanh và đầu tư của các lao động chuyên môn cao hồi hương.Vì thế, việc tiếp tục và tạo thuận lợi thêm cho lao động chuyên môn cao của Việt Nam đi lao động ở nước ngoài sẽ là cần thiết. Hãy xem điều này như là việc gửi họ ra nước ngoài đào tạo bằng thực tập mà chính phủ không phải tốn phí đào tạo. Đến khi về nước, họ không chỉ có kiến thức và tay nghề tốt hơn, mà còn có cả tài sản có thể dễ dàng biến thành vốn đầu tư.

Vấn đề đă ̣t ra là làm thế nào để chảy máu chất xám trở thành hoàn lưu chất xám? Hai kiến nghi ̣ tiếp theo là câu trả lời.

Việt Nam cần có chính sách thực chất thu hút người tài quay trở lại. Nhiều

người Viê ̣t Nam ở nước ngoài (Viê ̣t kiều , lưu ho ̣c sinh chưa về nước , người Viê ̣t Nam đi xuất khẩu lao đô ̣ng ) là những người có chuyên môn cao . Thu hút đối tượng này vừa dễ vừa khó . Dễ, vì hầu hết người Việt Nam ở nước ngoài đều mong muốn tìm về cội nguồn. Khó, vì đã có những lý do thúc đẩy ho ̣ vĩnh viễn hoă ̣c ta ̣m thời rời tổ quốc, và những lý do này có thể vẫn còn hiệu lực cản trở họ trở về .

Để thu hút đối tượng này , ngoài các chính sách áp dụng cho chất xám người nước ngoài, chính phủ còn cần tiếp câ ̣n tốt các cô ̣ng đồng người Viê ̣t ở nước ngoài để thông tin , vâ ̣n đô ̣ng , bồi dưỡng tình cảm . Biê ̣n pháp vinh danh tài năng người Viê ̣t ở nước ngoài tương tư như viê ̣c chính phủ đã đă ̣c cách phong ho ̣c hàm g iáo sư cho nhà toán ho ̣c Ngô Bảo Châu rất cần được phát huy . Cần xây dựng các chương trình mời lưu học sinh tốt nghiệp về nước làm việc (giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn, tham gia vào các dự án triển khai ở quê hương ) có thời hạn giống như mời ho ̣c giả

nước ngoài, cho phép Việt kiều về đầu tư, sinh sống lâu dài, hưởng những quyền công dân gần như đầy đủ, thậm chí giao cho người có trình độ giữ các đi ̣a vi ̣ cao ta ̣i các cơ quan trong nước như giám đốc bệnh viện , hiê ̣u trưởng trường đa ̣i ho ̣c, trưởng bô ̣ môn, trưởng khoa, phụ trách phòng thí nghiệm trọng điểm , chủ nhiệm đề tài và trưởng dự án, v.v… Ở nước ta cũng có một tiền lệ , đó là nhà kinh tế Trần Văn Thọ được mời làm cố vấn cho một số Thủ tướng trong nước.

Bên cạnh đó, việc đãi ngộ đúng mức và thiết lập các cơ chế làm việc thông thoáng cho đội ngũ trí thức ở trong nước cũng cần được nâng cao, bởi đây chính là tấm gương để những Việt kiều trí thức hay du học sinh Việt Nam ở nước ngoài nhìn vào trước khi đưa ra quyết định về nước cống hiến hay ở lại nước ngoài làm việc. Dù chúng ta vẫn coi giáo dục, khoa học là quốc sách hàng đầu, là điều kiện quan trọng để phát triển đất nước thì thực tế cho thấy, đầu tư cho khoa học và công nghệ chỉ chiếm khoảng 2% ngân sách nhà nước; ngạch viên chức nghiên cứu khoa học là ngạch duy nhất trong hệ thống công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của Việt Nam không có phụ cấp. Nhà nước vẫn cần tạo cơ chế, khuyến khích động viên các nhà khoa học dấn thân phản biện những vấn đề nóng bỏng của đất nước như sửa đổi Hiến pháp, sửa luật đất đai, đề án cải cách hành chính, đề án tái cơ cấu nền kinh tế, các dự án “nhạy cảm”, cần phá bỏ “độc quyền” chân lí, kiên quyết loại bỏ tư tưởng chụp mũ và dán nhãn phản động hay lệch lạc về tư tưởng cho những ai dám nói lên quan điểm khác biệt. Tiếng nói của các nhà khoa học chân chính phải mang ý nghĩa quyết định chứ không chỉ đóng vai trò tư vấn tham khảo.

Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt ở nước ngoài về đầu tư, làm ăn, kinh doanh ở trong nước, cũng như những du học sinh với những ý tưởng khởi nghiệp tốt trở về. Trong hoạt động kinh tế, kinh doanh, khởi nghiệp, cái mà người làm kinh doanh, khởi nghiệp cần là một môi trường thông thoáng, công bằng đích thực, ở đó không bị vẩn đục bởi những sự phiền nhiễu vô văn hoá. Ở đó có tự do kinh doanh, có tự do sáng tạo, được khuyến khích và được đảm bảo cho việc đi đến tận cùng ý tưởng của mình. Hoạt động kinh tế, phong trào khởi nghiệp vẫn gặp vô vàn khó khăn, trở ngại với các loại thủ tục hành chính rườm rà, sự sách nhiễu từ cơ quan chức năng không thể bị loại trừ triệt để. Chỉ có cải thiện môi trường kinh

doanh, giáo dục, khoa học thì Viê ̣t Nam mới có cơ hội khai thác chất xám của các lao đô ̣ng chuyên môn cao, có thể củng cố quan hệ của những người Việt có chuyên môn, trình độ cao với Tổ quốc, góp phần khuyến khích họ trở về nước làm việc.

Đối với người Việt di cư ra nước ngoài, bao gồm cả người xuất khẩu lao động, người kết hôn với người nước ngoài, Việt Nam cần tăng cường bảo vệ quyền

lợi của họ. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, rất nhiều trường hợp người lao động

Việt Nam bị ép làm việc trong những điều kiện không đảm bảo, bị bóc lột, bị đối xử tàn tệ ở những nền kinh tế tiếp nhận, đặc biệt là lao động nữ, lao động giúp việc gia đình.Người phụ nữ Việt Nam đi lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc cũng chịu nhiều tủi nhục và nhiều người đã phải tự chấm dứt cuộc đời khi không tìm ra lối thoát, không nhận được sự bảo vệ. Thêm nữa, hiện nay, nguồn vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cũng khá lớn. Điều này đặt ra yêu cần cần phải bảo vệ công dân, người lao động, cơ sở vật chất và quyền lợi của Việt Nam ở nước ngoài. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã có chương trình trợ giúp người Việt Nam ở nước ngoài nhưng ảnh hưởng còn tương đối yếu.

Để đảm bảo quyền lợi cho công dân Việt Nam, chính phủ Việt Nam nên thành

lập một cơ quan chuyên biệt, có quyền lực chịu trách nhiệm điều phối và kết nối các

hành động từ những bộ/ngành (Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam) có liên quan đến người Việt ở nước ngoài và đảm bảo quyền lợi của người Việt ở nước ngoài. Hiện nay, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về người Việt ở nước ngoài và có chức năng là cơ quan chỉ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện các biện pháp giúp người Việt ổn định cuộc sống, thu hút Việt kiều về tổ quốc, v.v. Tuy nhiên, đây chỉ là một cơ quan cấp Tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, sự phối hợp với các cơ quan chức năng, bộ ngành cũng chưa nổi bật và cũng mới chỉ thể hiện được phần nào vai trò trong việc thu hút một bộ phận Việt kiều về.

Chúng ta phải tính đến thực tế rằng, số lượng người Việt Nam lao động ở nước ngoài đang tăng lên, nguy cơ bị phân biệt đối xử, ngược đãi, vi phạm quyền con người cũng rất lớn. Không những vậy, trong thời gian qua, số lượng các doanh

nghiệp Việt Nam đi đầu tư ở nước ngoài cũng đang phát triển nhanh, đồng nghĩa với vốn, tài sản và nhân lực chất lượng cao của Việt Nam cũng di chuyển theo dòng đầu tư đó. Việc bảo vệ người và tài sản ở nước ngoài là cần thiết.

Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài gần như được giao trực tiếp cho đại sứ quán ở nước sở tại, chưa thấy vai trò của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Hơn nữa, trong tình huống xảy ra khủng hoảng chính trị - an ninh ở những nơi có đông người Việt Nam sinh sống, một cơ quan quản lý cấp cao thực sự có quyền lực mới có thể thực hiện nhiệm vụ kết nối hành động phải thể hiện vai trò điều hành và phối hợp hành động giữa các bộ/ngành để di chuyển công dân về nước một cách nhanh chóng và an toàn. Kinh nghiệm này có thể được học hỏi từ Trung Quốc, khi Trung Quốc đã thành lập Văn phòng Kiều vụ trực thuộc Quốc vụ viện, cùng 45 trung tâm hỗ trợ Hoa kiều ở 32 quốc gia. Trong vụ khủng hoảng ở Libya năm 2011, Trung Quốc đã xử lý rất tốt việc đưa công dân và tài sản rời Libya về nước an toàn.

Nếu chưa nâng cấp hay thành lập được một cơ quan chuyên trách quản lý người Việt ở nước ngoài, việc tăng cường hợp tác với các đối tác trong thị trường

lao động thế giới cũng là điều Việt Nam cần phải làm tốt hơn. Khi số lượng người

Việt Nam ở những nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan tăng lên, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở những nước này phải thể hiện rõ vai trò đầu mối. Cụ thể, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài phải có hai nhiệm vụ chính: Thứ nhất, nắm bắt tình hình của người Việt Nam ở nước ngoài để có những ứng xử kịp thời với chính quyền sở tại, đảm bảo an ninh, an toàn và quyền lợi cho công dân; thứ hai, đưa ra những đánh giá sát thực về tình hình người Việt ở nước ngoài, kịp thời thông tin về nước cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan để thực hiện những can thiệp ngoại giao sâu hơn trong trường hợp khẩn cấp,

Việt Nam với tư cách là một nước nhập cư

Việt Nam nên cho phép “nhập khẩu” người di cư có trình độ và người lao

động chuyên môn cao qua cả kênh cá nhân lẫn tập thể. “Hiền tài là nguyên khí

quốc gia”, vì vậy, càng nhiều nhân tài càng tốt. Nhân tài trong nước không đủ , thì cần thu hút nhân tài từ nước ngoài . Việt Nam càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế

giới và khu vực, thì lao động chuyên môn cao nước ngoài, gồm cả lao động từ các nước phát triển, càng cần được thu hút. Hiện nay, ngoại trừ việc tạo thuận lợi cho cầu thủ bóng đá nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam và một số ưu đãi dành cho Việt kiều, chính sách thu hút lao động chuyên môn cao ngoài nước của ta còn chưa rõ ràng. Việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài lớn, có năng lực và sự chuyên nghiệp đến đầu tư ở Việt Nam là cần thiết. Khi thu hút lao động chất lượng cao hoặc các công ty đa quốc gia chuyển các hoạt động của họ sang Việt Nam , lao đô ̣ng chuyên môn cao của Viê ̣t Nam có cơ hô ̣i nhâ ̣n được viê ̣c làm có thu nhâ ̣p cao , học hỏi được kinh nghiệm làm việc và quản lý, điều kiê ̣n làm viê ̣c tốt cũng góp phần giữ các lao động chuyên môn cao ở lại .

Chính phủ Việt Nam cần thành lập một cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thiết kế chính sách và thực hiện chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước

ngoài. Các chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài cần phải rõ

ràng, dễ hiểu và có hiệu lực thực tế. Lao động chuyên môn cao nước ngoài phải được hỗ trợ và giúp đỡ để hiểu rõ quyền lợi của mình khi làm việc và sinh sống ở Việt Nam, trong các công ty hoạt động tại Việt Nam. Như thế lao động chuyên môn cao nước ngoài mới dễ nhận thấy và dễ tin tưởng vào các chính sách mà Việt Nam áp dụng. Ngoài ra, ma trận thủ tục hành chính ở Việt Nam là thách thức với hầu hết nhân dân, càng khó đối với người nước ngoài . Để thu hút tài năng nước ngoài , nếu không có điều kiê ̣n đơn giản hóa thủ tu ̣c hành chính cho mo ̣i n gười, Chính phủ nên xem xét viê ̣c “ưu đãi” ho ̣ bằng đơn giản hóa thủ tu ̣c hành chính cho riêng các tài năng nước ngoài.

Việt Nam nên hạn chế nhập khẩu người di cư không có trình độ hoặc lao

động phổ thông. Hiện nay, trên danh nghĩa, Việt Nam không cho phép nhập khẩu

lao động phổ thông song trong thực tế, lao động phổ thông nước ngoài đến làm việc Việt Nam khá nhiều, bao gồm cả hình thức hợp pháp, lẫn bất hợp pháp. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trường hợp các công nhân hay người lao động phổ thông từ Trung Quốc làm việc trong các dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Đối với các dự án do nước ngoài thực hiện, Viê ̣t Nam cần nâng cao năng lực tổ chức mời thầu và dự thầu để giảm thiểu nguy cơ lo ̣t các dự án lớn dùng nhiều l ao đô ̣ng phổ

thông vào tay các nhà thầu Trung Quốc vì các nhà thầu Trung Quốc có xu hướng theo đuổi kiểu hơ ̣p đồng tổng thầu , mang theo mo ̣i thứ từ Trung Quốc sang , kể cả những lao đô ̣ng mà Viê ̣t Nam có thể đáp ứng . Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị theo đó nghiêm cấm các chủ đầu tư, bên mời thầu khi lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho phép sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước đủ khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 150 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)