Đặc điểm của di cư quốc tếở cấp độ quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 87 - 88)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ DI CƢ QUỐC TẾ

3.2. Những đặc điểm nổi bật của di cƣ quốc tế giai đoạn 1991-2016

3.2.3. Đặc điểm của di cư quốc tếở cấp độ quốc tế

Thứ nhất, xét dưới góc độ hướng di cư, trong thời gian qua, số hướng di cư

giữa các khu vực địa lý khác nhau tuy có hạn chế hơn nhưng lại là những hướng di cư chủ yếu với số lượng người di cư rất lớn; trong khi đó, số hướng di cư nội vùng hoặc quãng đường di cư ngắn diễn ra với mật độ dày đặc hơn nhưng chủ yếu đó là những hướng di cư nhỏ. Tuỳ theo tình hình chung của chính trị, kinh tế các vùng mà hướng và số lượng các cuộc di cư có thể thay đổi. Tuy vậy, khoảng thời gian 20-25 năm qua vẫn tồn tại những hướng di cư chủ yếu và những hướng di cư đó được dự báo rằng sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong thời gian tới.

Có thể kể ra đây những hướng di cư lớn là: hướng di cư từ các nước Nam Á và Đông Nam Á sang khu vực Trung Đông (tập trung vào các nước giàu có dầu mỏ ở Vùng Vịnh); hướng di cư từ các nước ở bờ tây Thái Bình Dương (Đông Á) và các nước ở khu vực Mỹ La-tinh sang các nước Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ, Canada); những hướng di cư từ các nước ở khu vực Trung Á, Đông Âu, Bắc Phi và Mỹ La-tinh sang khu vực Tây Âu.

Bên cạnh những hướng di cư lớn còn có những hướng di cư nhỏ hơn với mật độ dày hơn và số lượng nhiều hơn, thường là những hướng di cư diễn ra trong một phạm vi địa lý tương đối hẹp (tạm gọi là di cư nội vùng). Những hướng di cư nội vùng nổi bật là: những hướng di cư từ các nước Nam Á và Đông Nam Á sang khu vực Đông Bắc Á (tập trung vào Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan); hướng di cư từ Nam Á tới Đông Nam Á; hướng di cư từ Bắc Phi sang các nước Tây Á (vùng Trung Cận Đông); hướng di cư trong khu vực các nước Tiểu vùng Sahara, khu vực Nam Phi, khu vực Trung Mỹ và khu vực Nam Mỹ. Những hướng di cư nhỏ liên khu vực cũng tồn tại nhưng với số lượng và mật độ hạn chế hơn, có thể kể ra đây là hướng di cư từ Nam Mỹ đến Đông Á, hướng di cư từ Trung Á sang Đông Âu, hướng di cư từ bán đảo Tiểu Á sang Tây Âu… (Những hướng di cư nổi bật trong thời kỳ 1991- 2016 được thể hiện theo phụ lục 7).

Người di cư quốc tế vẫn tìm đến những địa điểm có trình độ phát triển cao ở

Tây Âu và Bắc Mỹ. Dưới góc độ di cư giữa các nền kinh tế, trong khi di cư giữa các

trong dòng di cư quốc tế thì những xu thế hiện nay đang chủ yếu được định hướng bởi người di cư từ các nước đang phát triển và phát triển thu nhập thấp tới những nền kinh tế phát triển (di cư Nam - Bắc). (Xem thêm phụ lục 8)

Di cư tuần hoàn là đặc điểm mới nổi lên của di cư quốc tế. Một trong những

đặc tính truyền thống di cư trước đây là người di cư trở về rồi không di cư nữa nhưng đặc tính này hiện nay gần như đã trở nên rất mờ nhạt. Một số lượng rất lớn công dân các nước đã di cư nhiều lần trong đời, thường chuyển đến những vùng đất mới, quay trở lại quê nhà trong một quãng nghỉ, rồi lại di cư tiếp theo hình thức di cư lao động. Điều này xảy ra nhờ chi phí di chuyển và khả năng di chuyển quốc tế đang trở nên ngày càng rẻ và dễ. “Người tạm trú” gắn với hoạt động di cư mang tính tuần hoàn giữa việc di cư, trở lại và nhập cư cũng có một lịch sử rất lâu dài với ví dụ điển hình là trường hợp người Hoa di cư đến Đông Nam Á, Australia trong thế kỷ XIX, XX. Tuy nhiên, tuần hoàn di cư hiện nay đang diễn ra ở một quy mô chưa từng có và được thúc đẩy với những cuộc cách mạng công nghệ, truyền thông, vận tải và chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)