Di cư quốc tếở cấp độ quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 57 - 64)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ DI CƢ QUỐC TẾ

2.1. Khái niệm và phân loại

2.1.3.2. Di cư quốc tếở cấp độ quốc gia

Lý luận của chủ nghĩa hiện thực nói chung coi quốc gia là chủ thể quan trọng

nhất trong hệ thống quốc tế nên người di cư và vấn đề di cư không phải là đối tượng quan tâm của chủ nghĩa hiện thực. Đối với các học giả của chủ nghĩa hiện thực nói chung, di cư quốc tế không phải là vấn đề sống còn đối với an ninh quốc gia và người di cư hay những thể chế quốc tế không phải là đối tượng cần phải phân tích. Tuy nhiên, đối với quốc gia, di cư cũng gắn với những lợi ích nhất định và chính sách di cư của mỗi quốc gia sẽ mang lại một số tác động đến lợi ích mà quốc gia có thể được hoặc mất. Nói cách khác, di cư là vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhiều đối tượng, trong đó có nước di cư và nước nhập cư nên chính sách của các nước trong tiến trình di cư là rất quan trọng; nói cách khác, vai trò của các nhà nước đối với di cư quốc tế nằm ở khả năng hoạch định chính sách của mình.

Về phía nước di cư, tương đối ít nhà phân tích cân nhắc vai trò của nước di cư và không nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách của những nhà nước này nhưng

trên thực tế, chính sách xuất khẩu lao động của các nước đang phát triển đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng về số lượng của người di cư trên phạm vi toàn cầu. Tất nhiên, chính sách xuất khẩu lao động chủ yếu được định hướng bởi động lực kinh tế. Về phía những nước nhập cư, người di cư quốc tế không có nhiều ảnh hưởng đến sự tồn vong của quốc gia nhưng việc thắt chặt hay nới lỏng chính sách nhập cư cũng có ý nghĩa rất lớn đối với sự thăng trầm của các luồng di cư quốc tế.

Giả định của chủ nghĩa hiện thực là các chính phủ / nhà nước phải điều phối di cư quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, lợi ích này bao trùm nhiều vấn đề rộng lớn từ dân số, thị trường lao động và vốn con người, cho đến vấn đề sắc tộc, văn hóa, tôn giáo. Xác định và bảo vệ lợi ích quốc gia là “chất liệu” xây dựng nền chính trị, đặc biệt ở các xã hội dân chủ tự do. Nhưng lấy một ví dụ: nhà nước có lợi ích trong việc đảm bảo nguồn cung lao động hợp lý. Một tỉ lệ lớn người lao động di cư sẽ khiến mức lương tăng lên; ngược lại, một lượng lớn người lao động nhập cư có thể hủy hoại chế độ/tiêu chuẩn lương bổng và khiến chất lượng sống của người lao động bản địa hay vấn đề an ninh, an toàn xã hội đi xuống.

Cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan khi cầm quyền đã nói rằng “Sự thật đơn giản là chúng ta mất kiểm soát biên giới; không nước nào có thể mất biên giới mà tồn tại được” [Harris, 1995, tr. 187]. Quan điểm này là một rào cản đối với di cư quốc tế, xuất phát từ quan niệm về vai trò và bản chất của nhà nước hiện đại. Sự đồng thuận đối với quan điểm này cho thấy lợi ích quốc gia, thậm chí sự sống còn của một nhà nước, phụ thuộc nhiều vào việc kiểm soát biên giới lãnh thổ. Đối với các nhà nước, chủ quyền lãnh thổ là tối cao, biên giới mang tính lịch sử và bền vững. Vì thế, đối với chủ nghĩa hiện thực, cần phải tin rằng kiểm soát biên giới là điều cần làm, và rằng “không một khu vực địa lý nào có thể có được tính dân tộc một cách chính danh nếu không thể kiểm soát biên giới hay kiểm soát người có thể thâm nhập vào lãnh thổ” [Stelzer, 2001-2002, pp. 4].

Đối với chủ nghĩa tự do, quan hệ quốc tế, chính sách của các quốc gia hay kể

cả vấn đề di cư quốc tế sẽ chịu tác động đáng kể của nhiều yếu tố, nhân tố bên trong. Nhận thức đa chủ thể trong quan hệ quốc tế của chủ nghĩa tự do khiến các nhà lý thuyết tự do xác định rằng bên trong quốc gia có nhiều lực lượng cùng tham

gia xác định lợi ích quốc gia và hoạch định chính sách. Các lực lượng hay nhóm này có lợi ích và quan niệm đối ngoại khác nhau. Khi chia sẻ và tham gia như vậy, các nhóm đều tìm cách đưa lợi ích nhóm thành lợi ích quốc gia hoặc ít nhất cũng tìm cách tác động đến lợi ích quốc gia sao cho có lợi cho mình hơn. Do đó, lợi ích quốc gia và chính sách đối ngoại nhiều khi là kết quả sự đấu tranh, thỏa hiệp, liên minh giữa các nhóm chứ không phải lúc nào cũng phản ánh trung thành lợi ích quốc gia. Nói cách khác, lợi ích quốc gia và chính sách đối ngoại của quốc gia còn phụ thuộc vào quan hệ và tương quan giữa các nhóm trong nước. Chính sách nhập cư là kết quả của một quá trình chính trị mà thông qua đó những lợi ích cạnh tranh tương tác với nhau trong các lĩnh vực về luật pháp, công luận, dân chủ... mà có thể tác động đến dòng chảy người nhập cư.

Những nhân tố tác động đến chính sách của các nước nhập cư thì tương đối nhiều, chẳng hạn như trạng thái, “sức khỏe” của nền kinh tế (khả năng tạo việc làm, mức lương tương đối), các nhóm lợi ích, công luận, v.v. nhưng có 3 nhóm lợi ích chủ chốt trong cuộc cạnh tranh chính trị mà định hình chính sách nhập cư, bao gồm: người lao động, các nhà tư bản và điền chủ [Shughart, Tollison và Kimenyi, 1986, tr. 79-97]. Người lao động muốn lương cao và đấu tranh về chính trị để hạn chế nguồn cung lao động, ép các chính trị gia thông qua những luật lệ chặt chẽ và thi hành luật một cách nghiêm túc. Các nhà tư bản ưu tiên mở rộng nguồn cung lao động để giảm lương và giữ thị trường lao động luôn linh hoạt. Họ ép các chính trị gia thông qua những khung pháp lý mở rộng và nới lỏng việc thực thi những điều luật thắt chặt chẽ nhập cư. Điền chủ sẽ kết hợp với tư bản trong nỗ lực này khi họ muốn nhập cư là công cụ để gia tăng thu nhập bằng cách cho thuê bất động sản. Những người sở hữu các nhân tố và công cụ sản xuất (kỹ năng, vốn và đất) lại mong muốn thu lợi thông qua người nhập cư [Foreman-Peck, 1992, tr. 359-376].

Có những lực lượng trong nước muốn đẩy mạnh, hoặc nhẹ hơn là ủng hộ di cư và người nhập cư. Ngược lại, cũng có những nhân tố muốn kiểm soát hoặc phản đối nhập cư. Cũng giống như những dòng thông tin, đầu tư và thương mại quốc tế, di cư quốc tế cũng mang lại cả cơ hội lẫn thách thức, có thể đe dọa tính nguyên trạng ở nhiều cấp độ nên việc xuất hiện những nhân tố trong nước phản đối nhập cư cũng là

chuyện dễ hiểu. Nhân tố phản đối nhập cư mạnh nhất có thể nhắc tới ở đây là công luận. Công luận ở những nước phát triển vừa bao gồm dân chúng, vừa bao gồm các chính trị gia và người có ảnh hưởng trong xã hội, thường lo ngại rằng người nhập cư sẽ đe dọa đến cuộc sống, an ninh, ý thức cộng đồng và có thể sử dụng sức mạnh cộng đồng để ép chính phủ không tiếp nhận người di cư.

Lực kéo và đẩy di cư ở cấp độ quốc gia cũng là điều cần được nhắc tới.

thuyết mô hình Harris - Todaro về mức thu nhập dự kiến cho rằng, những người tham gia vào thị trường lao động, cả trên thực tế lẫn trong tương lai, so sánh mức thu nhập dự kiến có được trong một khoảng thời gian dài nhất định ở khu vực thành thị (hay là cân nhắc chênh lệch giữa cái được và cái mất của việc di cư) với mức thu nhập trung bình đang có ở nông thôn, và sẽ di cư nếu như thu nhập dự kiến cao hơn thu nhập hiện có. Theo lý thuyết kinh tế tân cổ điển, sự khác biệt về mức thu nhập giữa các nước trong nền kinh tế toàn cầu sẽ khuyến khích vấn đề di cư cho đến khi nào mức thu nhập đạt trạng thái tương đối cân bằng [Massey và cộng sự, 1993, tr. 431-466]. Trong khi đó, Lý thuyết thị trường lao động phân rẽ (hoặc còn gọi là Lý thuyết thị trường lao động kép) cho rằng các luồng di cư từ những nước kém phát triển được khuyến khích bởi nhu cầu “kéo” xuất phát từ trong lòng các nước phát triển [Michael J. Piore, 1979]. Theo lý thuyết của Piore cho rằng di cư quốc tế bắt nguồn từ những nhu cầu về lao động thực chất (bên trong) của các nước công nghiệp phát triển.

2.1.3.3. Di cư quốc tế ở cấp độ quốc tế

Chủ nghĩa hiện thực, đặc biệt là Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc, tuy không coi

trọng vấn đề di cư nhưng lại cung cấp phương pháp luận cơ bản để phân tích những nguyên nhân thúc đẩy di cư quốc tế, đó chính là phương pháp phân tích hệ thống. Với tư cách là phương pháp nghiên cứu, hệ thống quốc tế cung cấp thêm các nguyên nhân, điều kiện cũng như tác động từ nhiều hướng khác nhau đối với sự vận động của di cư quốc tế. Hệ thống quốc tế cũng cung cấp những điều kiện khách quan đối với nhận thức và hành vi đối ngoại của các chủ thể liên quan đến tiến trình di cư quốc tế quốc tế. Với tư cách là phương pháp dự báo, việc xác định hệ thống quốc tế giúp chúng ta có thể đoán định được các phản ứng và hậu quả đối với hành

vi của các bộ phận cấu thành tiến trình di cư; từ đó, chúng ta có thể tìm hiểu được những thuận lợi và khó khăn đối với hành vi của các chủ thể.

Cũng đề cập tới cấp độ hệ thống, từ góc nhìn kinh tế chính trị, hệ thống toàn

cầu là đơn nhất và phân công lao động toàn cầu được thành lập dưa trên mô hình tư bản về sản xuất cùng hệ thống liên quốc gia [Chase-Dunn, 1998]. Quan điểm này được xây dựng với sự kế thừa phần nào Lý thuyết hệ thống thế giới nổi tiếng của Immanuel Wallerstein. Đối với lý thuyết kinh tế chính trị quốc tế, đơn vị phân tích không phải là quốc gia mà là toàn thế giới với tư cách là một hệ thống cố kết đơn nhất. Hệ thống toàn cầu bao gồm ba khu vực là trung tâm, bán ngoại vi và ngoai vị, ba khu vực khác biệt theo dạng thức lao động nổi bật. [Wallerstein, 1974]. Những nước ở khu vực trung tâm được xác định với thị trường lao động lương cao, giá trị cao, dạng thức sản xuất tư bản, lao động tự do bán sức lao động trên thị trường lao động để lấy thu nhập và đáp ứng kế sinh nhai. Những nước ở khu vực ngoại vi lại có thị trường lao động lương thấp, giá trị thấp, sản xuất hạn chế, lao động thường mang tính ép buộc. Thị trường lao động ở khu vực bán ngoại vi có đặc tính là sự kết hợp của cả hai khu vực kia [Shannon, 1996].

Phát triển kinh tế không phải là hiện tượng phổ biến ở mọi khu vực trong hệ thống thế giới, hơn thế, phát triển là đặc tính của các nước trung tâm, những nước vốn tận dụng vị thế của họ trong hệ thống thế giới để tiếp cận nguồn nguyên liệu của các nước ngoại vi [Amin, 1976]. Theo thời gian, sự phát triển không đồng đều sẽ tạo ra mạng lưới chuyển giao các nguồn lực từ ngoại vi về trung tâm khi các nước trung lập đổi hàng hóa giá trị cao lấy lao động có giá thành thấp ở các nước ngoại vi [Chase-Dunn, 1998].

Như vậy, Lý thuyết hệ thống thế giới giải thích di cư như là kết quả của sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực của nền kinh tế toàn cầu. Sự phát triển và phổ biến của dạng thức sản xuất tư bản xảy ra thông qua sự xâm nhập của các nước trung tâm vào các nước ngoại vi về kinh tế và chính trị. Sự xâm nhập đó đã dẫn tới xu thế phát triển tư bản để thay thế một lượng lớn dân số khi tạo ra sự mất cân bằng cấu trúc trong cấu trúc xã hội ở các nước ngoại vi, bao gồm cả việc tuyển dụng trực tiếp lao động và phổ biến những kỳ vọng và cách thức tiêu dùng như ở

các nước trung tâm. Sự xâm nhập và mất cân bằng cấu trúc sẽ khiến di cư trở nên rõ ràng hơn qua thời gian, đặc biệt khi những xu thế di cư phổ biến trong xã hội. Ngoài ra, lý thuyết hệ thống thế giới cho rằng do di cư quốc tế bắt nguồn từ quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thị trường cho nên khi các nhà nước muốn hạn chế hoạt động nhập cư thì họ sẽ áp dụng các chính sách để điều tiết các hoạt động đầu tư nước ngoài của các công ty và kiểm soát các dòng vốn, hàng hoá quốc tế (do các dòng di cư di chuyển theo các dòng vốn và hàng hóa quốc tế).

Trong cấp độ hệ thống quốc tế nói chung, một khía cạnh cũng cần được quan

tâm là hợp tác quốc tế với vai trò nổi bật của các thể chế quốc tế. Trường phái quan

trọng nhất của Chủ nghĩa Tự do là Chủ nghĩa Tự do Mới đặc biệt đề cao vai trò của thể chế quốc tế; theo Chủ nghĩa Tự do Mới, thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, quản lý xung đột, thúc đẩy hợp tác và hội nhập . [Hoàng Khắc Nam, 2013, tr. 22-23]. Trong vấn đề di cư quốc tế, hợp tác quốc tế và những thể chế quản lý di cư sẽ mang lại lợi ích theo ít nhất một số khía cạnh sau: thứ nhất, tham gia vào các thể chế quốc tế chính là giúp thúc đẩy hợp tác bởi các thể chế được lập ra với tôn chỉ mục đích phù hợp với lợi ích của các nước trong việc quản lý di cư quốc tế và các nước tự nguyện tham gia là để nhằm thực hiện các lợi ích đó trên cơ sở hợp tác cùng nhau với chi phí ít hơn so với việc phải thực hiện một mình; thứ hai, hoạt động trong khuôn khổ thể chế giúp ngăn ngừa và giảm thiểu tranh cãi về nhận thức và hành động giữa các thành viên, giúp hạn chế một số hành vi có thể gây xung đột, điều hòa lợi ích giữa các thành viên; thứ ba, sự tồn tại của các thể chế quốc tế và những quy định, luật lệ của thể chế giúp làm giảm tính vô chính phủ của môi trường quốc tế khi góp phần buộc các thành viên giảm bớt những động thái không phù hợp nhận thức chung khi có vấn đề nảy sinh.

Ở một mức độ nào đó, quan điểm về hợp tác quốc tế và thể chế được chủ

nghĩa kiến tạo chia sẻ. Chủ nghĩa kiến tạo cho rằng quá trình hình thành thể chế

quốc tế phụ thuộc vào nhận thức của quốc gia về các vấn đề quốc tế và những trải nghiệm chung giữa các quốc gia [Phạm Văn Min, 2012, tr. 137]. Di cư quốc tế rõ ràng là vấn đề ngày càng được nhận thức là quan trọng. Nếu nhận thức chung về các vấn đề toàn cầu, bao gồm di cư, được hình thành giữa các quốc gia thì các quốc

gia sẽ có xu hướng hợp tác với nhau nhiều hơn và dễ đi đến những thoả thuận hơn. Điều này cũng thúc đẩy các quốc gia hợp tác với nhau trong việc xây dựng một thể chế về di cư quốc tế. Nếu một thể chế như vậy được hình thành trong một khu vực thì các quốc gia trong khu vực đó sẽ có thể tăng cường những niềm tin chung và thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển. Đồng thời, nó cũng giúp tăng cường sự hiểu biết những khác biệt về văn hóa và xã hội giữa các quốc gia trong khu vực đó. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động chung của khu vực, các nhà lãnh đạo sẽ tăng cường cam kết hợp tác, trao đổi thông tin và ý tưởng về chính sách, tạo dựng một cảm nhận về bản sắc chung của khu vực. Nếu các quốc gia trong khu vực có những trải nghiệm chung các vấn đề di cư quốc tế thì cảm nhận chung về di cư sẽ được thúc đẩy. Theo đó, hợp tác giữa các quốc gia có cùng một cảm nhận chung về

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)