Nguyên nhâ nở cấp độ cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 88 - 91)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ DI CƢ QUỐC TẾ

3.3. Những nguyên nhân thúc đẩy di cƣ quốc tế

3.3.1. Nguyên nhâ nở cấp độ cá nhân

Di cư cá nhân thể hiện ý chí và nguyện vọng, mong muốn của con người như tinh thần mà chủ nghĩa tự do mang theo. Ngay từ thời kỳ khai sáng, những nhà triết học tự do như Immanuel Kant đã thể hiện rất rõ tinh thần tự do di chuyển, tự do đi lại của con người trong một thế giới đại đồng. [Sutch và Elias, 2007, tr. 67-69]. Nhìn chung, các nhà tư tưởng tự do cho rằng quyền tự do di chuyển là một quyền tự nhiên, cần được các nước thừa nhận. Trên cơ sở ý nguyện cá nhân, động lực của di cư quốc tế có thể được xếp vào hai dạng thức chính như sau:

Thứ nhất, hoạt động di cư quốc tế đi kèm với sự mong muốn phát triển cá

nhân và đa dạng hoá khả năng kinh tế. Khi áp dụng vào nghiên cứu di cư, những

nguyên tắc kinh vế vi mô cho rằng các cá nhân đưa ra quyết dịnh di cư dựa trên cơ sở phân tích chi phí và lợi nhuận một cách có lý trí [Todaro và Maruszko, 1987, tr. 101-114]. Khi lợi ích từ hoạt động di cư vượt qua chi phí, các cá nhân được cho là

sẽ di cư đến những nơi mà học có thể tối đa hóa lợi ích hay cuộc sống [Borjas, 1989, tr. 457-485].

Bên cạnh việc xác định động lực di cư là tính toán cá nhân, di cư còn được coi là một chiến lược phân tán rủi ro do hộ gia đình thực hiện khi người di cư cá nhân sẽ giúp hộ gia đình giảm được rủi ro về thu nhập và sinh kế gắn với những dạng thức khác nhau của các thị trường thất bại ở những nước kém phát triển. [Massey và cộng sự, 2005]. Quan điểm này này cho rằng sự khác biệt về mức lương không phải là điều kiện cần để hiện vấn đề di cư quốc tế xảy ra; và quyết định di cư không phải do ý chí của chính các cá nhân mà phụ thuộc phần lớn vào quyết định của gia đình [Võ Thị Minh Lệ, 2009]. Các hộ gia đình không chỉ muốn tối đa hóa thu nhập dự kiến mà còn muốn tối thiểu hóa những rủi ro và giảm bớt đi những gánh nặng do những đổ vỡ hay thất bại do thị trường địa phương mang lại bởi những thất bại này ảnh hưởng trực tiếp tới phúc lợi và cản trở sự phát triển kinh tế của chính các hộ gia đình. Vì vậy, không ít trường hợp một gia đình với điều kiện kinh tế vững mạnh vẫn để những người thân trong gia đình mình sang nước khác sinh sống và hoạt động kinh tế nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển hơn nữa về kinh tế và coi đó là chỗ dựa khi hoạt động kinh tế ở địa phương gặp khó khăn.

Thứ hai, trong số những nguyên nhân cơ bản của di cư quốc tế, đoàn tụ gia

đình cũng chiếm một vị trí quan trọng. Những người di cư thường vẫn giữ liên lạc

với cộng đồng và gia đình ở nơi người đó ra đi. Sau một thời gian, nếu người di cư có được những điều kiện cơ bản thuận lợi đảm bảo được cuộc sống cho gia đình và người thân có ý định đoàn tụ gia đình thì việc di cư hoàn toàn có thể xảy ra. Đây là hiện tượng rất phổ biến và cũng thường gắn với những người xuất phát từ những nền kinh tế đang hoặc kém phát triển.

Mạng lưới di cư với sự phát triển của các cộng đồng xuyên quốc gia/cộng đồng hải ngoại là điều kiện thuận lợi thúc đẩy di cư quốc tế. Hầu hết người di cư đều di chuyển tới những nước nơi bạn bè hay người thân của họ đã ổn định cuộc sống và thiết lập nên cái mà chúng ta thường gọi là các mạng lưới di cư xuyên quốc gia. Có tranh luận rằng một trong những lý do để di cư quốc tế phát triển như ngày nay chính là vì những mạng lưới di cư được thành lập và hoạt động như một vòng

tuần hoàn liên tục. Sự mở rộng của hoạt động di cư khi có nhiều bạn bè, người thân của họ sinh sống ở nước ngoài và sự thay đổi về địa lý trong hoạt động di cư có nghĩa là những mạng lưới di cư ngày nay đã liên kết người có ý định di cư với đích đến một cách mạnh mẽ hơn trước kia.

Các mạng lưới di cư ngày nay đã khích lệ di cư quốc tế theo ba cách. Thứ nhất, chúng cung cấp thông tin, thường là tận dụng lợi thế của công nghệ truyền thông và liên lạc. Thứ hai, chúng cung cấp tài chính cho các chuyến đi thông qua hoạt động cho vay vốn dưới nhiều hình thức. Thứ ba, chúng đóng vai trò quan trọng giúp người mới di cư ổn định cuộc sống, giúp tìm chỗ ở ban đầu, tìm việc làm và cung cấp những hỗ trợ kinh tế, xã hội khác. Khi truyền thông liên lạc và vận tải ngày càng dễ dàng hơn, người di cư đều di chuyển tới những nước nơi bạn bè hay người thân của họ đã ổn định cuộc sống và thiết lập nên cái mà chúng ta thường gọi là các mạng lưới di cư xuyên quốc gia. Một trong những lý do để di cư quốc tế phát triển như ngày nay chính là vì những mạng lưới di cư được thành lập và hoạt động như một vòng tuần hoàn liên tục. Sự mở rộng của hoạt động di cư khi có nhiều bạn bè, người thân của họ sinh sống ở nước ngoài và sự thay đổi về địa lý trong hoạt động di cư có nghĩa là những mạng lưới di cư ngày nay đã liên kết người có ý định di cư với đích đến một cách mạnh mẽ hơn trước kia.

Đặc điểm của các mạng lưới di cư quốc tế rất khác nhau, phụ thuộc vào lịch sử của hoạt động di cư, điều kiện trong nước, xu thế văn hóa - xã hội mà người di cư gắn với. Một vấn đề quan trọng nữa về các mạng lưới di cư là chúng tiếp tục hoạt động mạnh mẽ, bất kể điều kiện kinh tế của điểm đến. Rất khó để tìm ra chính sách ngăn chặn hay xóa bỏ động lực gắn với các mạng lưới di cư quốc tế.

Theo một nghiên cứu của cơ quan thăm dò dư luận Gallup (Mỹ)4, một nhân tố bên trong số những người thuộc dạng di cư tiềm năng nói rằng họ muốn chuyển vĩnh viễn tới một nước khác có điều kiện phát triển con người cao hơn nhưng quan trọng hơn hết là khả năng kết nối với người thân, bạn bè ở nước ngoài. Trong cuộc

4 Gallup là tổ chức chuyên thực hiện thăm dò dư luận và tư vấn cho lãnh đạo các chính phủ, tổ chức hay doanh nghiệp nâng cao khả năng tổ chức quản trị thông qua tìm hiểu tâm tư, suy nghĩ, hành vi

điều tra thực hiện tại 103 nước với 101.380 người (trên 15 tuổi) trực tiếp trả lời trong hai năm 2008 và 2009, với câu hỏi: nếu có cơ hội, bạn muốn chuyển sang sống vĩnh viễn ở một nước khác hay muốn tiếp tục sống ở nước mình, Viện Gallup đã thu thập được kết quả rằng: 33% số người được hỏi muốn di cư quốc tế nếu có người thân sinh sống ở nước ngoài, 29% muốn di cư nếu có người thân hoặc bạn bè ở nước ngoài để nhờ cậy 26% muốn di cư nếu có người thân sống ở nước ngoài trong 5 năm trở lại đây; tỉ lệ người muốn di cư khi không có người thân hoặc bạn bè sống ở nước ngoài và không có người thân sống ở nước ngoài trong 5 năm trở lại đây chỉ lần lượt là 13% và 14%. (Xem thêm phụ lục 9)

Kết quả điều tra này cho thấy tầm quan trọng của các mạng lưới xã hội xuyên quốc gia đối với hoạt động di cư. Những người trả lời điều tra có người thân hay bạn bè sống ở nước ngoài rõ ràng là có tâm lý muốn di cư mạnh hơn so với những đối tượng còn lại. Lợi thế của hoạt động di cư theo dạng đoàn tụ gia đình là có thể hạn chế khá nhiều rủi ro trong quá trình di cư, đặc biệt là với phụ nữ và trẻ em, những người có xu hướng dựa dẫm hơn đàn ông trong quá trình này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)