Những nguyên nhân liên quan đến an ninh chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 97 - 100)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ DI CƢ QUỐC TẾ

3.3. Những nguyên nhân thúc đẩy di cƣ quốc tế

3.3.3.1. Những nguyên nhân liên quan đến an ninh chính trị

Thứ nhất, Chiến tranh Lạnh chấm dứt đã dẫn đến những thay đổi trong tình

hình chính trị ở một số nước đã góp phần không nhỏ tác động đến vấn đề di cư quốc tế. Sự tan rã của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, đặc biệt là những nước liên bang khiến vấn đề di cư trong nước trước kia đã chuyển thành di cư quốc tế. Khi xảy ra những biến động chính trị ở Đông Âu và Liên Xô vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, có một sự di chuyển lớn của các nhóm sắc tộc.

Đáng chú ý nhất là trong phạm vi Liên Xô trước đây, khi 5,4 triệu người Nga từ các nước ở Baltic và Trung Á trở về Nga trong giai đoạn 1990 đến 1995; 290.000 người Ukraina trở lại năm 1992; 240.000 người Tatar di chuyển về Crimea năm 1996, v.v. [Koser, 2007].

Ngoài ra, Chiến tranh Lạnh kết thúc không đồng nghĩa với sự chấm dứt của những cuộc nội chiến và xung đột khu vực. Trong nhiều quốc gia đang phát triển, cảnh sống nghèo nàn của người dân là một thực tế hết sức phũ phàng và không thể chối cãi. Sự can thiệp của các nước lớn vào tình hình nội bộ của một số nước nhỏ và điều kiện kinh tế nghèo nàn tạo ra nền tảng để gia tăng những cuộc xung đột bạo lực. Sự bất bình đẳng về kinh tế, sự nghèo đói là biểu hiện cho những ngược đãi bất công mà những người yếu thế phải chịu đựng khiến họ đưa ra quyết định tìm đến một nơi khác an toàn hơn cho cuộc sống của họ. Chính những xung đột đó làm cho tình hình kinh tế xã hội ở nhiều nước trở nên khó khăn và do đó, con người thường cố gắng tìm kiếm một nơi an toàn, ổn định để sinh sống và phát triển. Ví dụ điển hình của nguyên nhân này chính là cuộc khủng hoảng di cư có nguồn gốc từ xung đột tại Syria và Trung Đông hiện nay. [Nguyễn Bình Giang, 2016]

Thứ hai, không còn đối đầu ý thức hệ và chia rẽ Đông - Tây khiến thế giới trở

nên mở hơn rất nhiều. Các quốc gia cũng không còn kiểm soát hoạt động di chuyển qua biên giới một cách quá khắt khe nữa. Các nước xã hội chủ nghĩa trước kia thường kiểm soát di cư rất chặt chẽ, nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ và chiến tranh lạnh chấm dứt, sự kiểm soát này không còn phổ biến nữa, trừ trường hợp Cuba và Bắc Triều Tiên.

Đã có một sự mở rộng đáng kể về quyền và đối tượng, cho phép những nhóm người nhất định di chuyển dễ dàng hơn và ở lại nước ngoài thoải mái hơn so với những khó khăn trước kia. Việc xóa bỏ biên giới bên giữa phần lớn các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã thúc đẩy tự do di chuyển của công dân EU trong khu vực; còn Khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ cùng những thỏa thuận kinh tế khu vực ở các vùng khác trên thế giới, bao gồm châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, cũng mang theo những điều khoản nhất định để việc di chuyển lao động diễn ra dễ dàng hơn. Thêm nữa, một số nhóm công dân nhất định, chẳng hạn như doanh nhân, học giả,

sinh viên, các vận động viên thể thao, các ngôi sao giải trí thường không gặp nhiều khó khăn khi nộp đơn xin thị thực nhập cảnh. Đã có nhiều nước hiện nay cho phép người lao động di cư đã định cư lâu dài được đoàn tụ với gia đình.

Thứ ba, quyền của người di cư đang được đảm bảo với nhiều cơ chế ở cấp độ

quốc tế. Sự thay đổi trong nhận thức, quan niệm về nhân quyền cùng các chương

trình trợ giúp nhân đạo cũng có thể coi là điều kiện tác động đến sự phát triển của di cư quốc tế. Theo quan điểm của chủ nghĩa toàn cầu, sự xuất hiện và nổi lên của các vấn đề toàn cầu khiến cách tiếp cận giải quyết vấn đề từ góc độ quốc gia không còn phù hợp, thay vào đó là cách tiếp cận toàn cầu; đồng thời, chủ nghĩa toàn cầu nhấn mạnh lợi ích chung và sự cần thiết của các chủ thể phi quốc gia trong giải quyết vấn đề. Rõ ràng, trong thực tế ngày nay di cư quốc tế không phải là vấn đề của riêng nước nào, và không thể được giải quyết bởi từng quốc gia riêng lẻ. Các quốc gia ngày càng có ý thức hơn trong việc hợp tác quản lý di cư và khai thác lợi ích và giảm thiểu những mặt hạn chế mà hoạt động này mang lại.

Sự xuất hiện của các tổ chức quốc tế ở cấp độ toàn cầu có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ người di cư cùng các chương trình trợ giúp nhân đạo là bằng chứng rõ nét cho thấy tầm quan trọng và vai trò của một hình thức quản trị toàn cầu, ít nhất là trong lĩnh vực này. Với sự phát triển của nhân quyền, quyền lợi của người di cư quốc tế - nhất là người lao động hợp pháp - đã được đảm bảo. ILO, IOM, UNHCR… là những tổ chức quốc tế có chức năng giám sát, đảm bảo quyền lợi của người di cư và thực tế hoạt động của họ cũng ít nhiều mang lại hiệu quả. Sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của người di cư ở quê nhà như quyền bầu cử, tham gia vào các hoạt động chính trị… hay cách chương trình hợp tác tạo thuận lợi đưa người di cư hồi hương cũng là một điều kiện quan trọng giúp người di cư cảm thấy an toàn hơn, quyền lợi được đảm bảo hơn.

Bên cạnh đó, sự gia tăng số người di cư quốc tế gắn với sự phát triển của tội

phạm xuyên quốc gia. Theo nhận định của các chuyên gia phòng chống tội phạm của Liên hợp quốc, tội phạm xuyên quốc gia sẽ một trong những là vấn đề lớn nhất mà nhân loại sẽ phải đối diện trong thế kỷ XXI, cũng giống như Chiến tranh lạnh trong thế kỷ XX và Chủ nghĩa đế quốc của thế kỷ XIX. Tội phạm quốc tế động

chạm tới mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế từ kết cấu xã hội, chính trị đến hệ thống tài chính của nhiều quốc gia do sự gia tăng về quyền lực kinh tế của các tổ chức tội phạm quốc tế.

Chúng ta có thể thấy rõ những hình thức hoạt động cùng tác hại của tội phạm xuyên quốc gia: rửa tiền, thao túng tài chính quốc gia; buôn bán trái phép chất phóng xạ đe dọa đến an ninh của nhiều quốc gia; buôn bán vũ khí có thể tác động gián tiếp lên xung đột về năng lượng của khu vực; buôn bán ma túy và buôn người được coi là thiệt hại lớn không chỉ đối với nước di cư và nước nhập cưhay cộng đồng quốc tế mà còn ảnh hưởng mạnh đến từng cá nhân. Sự phát triển của loại hình tội phạm xuyên quốc gia chính là một nguyên nhân làm gia tăng nhanh chóng nạn buôn người trái phép qua biên giới và số lượng người di cư bất hợp pháp, đặc biệt là khi người di cư không đáp ứng được những tiêu chuẩn nhập cư tối thiểu. Sự gia tăng của các tổ chức tội phạm khai thác tình dục bằng các hoạt động mại dâm và xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em qua hoạt động buôn người và đưa người di cư trái phép đã mang lại những tác động vô cùng tiêu cực về nhân phẩm, xã hội và y tế.

Những khoản lợi nhuận rất lớn mà các chủ thể giành được từ hoạt động di cư đã đóng góp thêm động lực đáng kể vào quá trình di cư. Cùng với đó là sự liên hệ phức tạp giữa những nhóm có tổ chức với những đơn vị chân rết ở nước di cư, nước trung chuyển và nước nhập cư, khiến việc thiết lập chính sách ngăn chặn cũng rất khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)