Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ DI CƢ QUỐC TẾ
4.3. Tác động ở cấp độ quốc tế
4.3.1.1. Đối với quan hệ song phương
Các cộng đồng xuyên quốc gia là cầu nối thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước di cư và nhập cư. Trong lĩnh vực đầu tư, cộng đồng hải ngoại có thể đóng vai trò thúc đẩy đầu tư về quê hương. Ví dụ, những lao động người Ấn Độ làm việc trong lĩnh vực phần mềm ở thung lũng Silicon (Hoa Kỳ) đã góp phần đáng kể mang lại lợi nhuận cho ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ. Trung Quốc cũng hưởng lợi rất nhiều từ sự đầu tư của Hoa kiều về nước, tạo công ăn việc làm và thúc đầy xuất khẩu. Trong những năm qua, chính phủ Trung Quốc cũng đã tích cực đưa ra chính sách thu hút đồng thời kêu gọi những doanh nhân Hoa kiều về nước đầu tư để phát triển những khu công nghiệp và khu chế xuất công nghệ cao. Một trong những thành công của chính phủ Trung Quốc trong thời gian qua là gần 70% khối lượng
đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc có nguồn gốc từ cộng đồng Hoa kiều, trước hết là ở Đông Nam Á [Kirichenko, 2009, tr. 7].
Bên cạnh những tác động tích cực trong lĩnh vực kinh tế, nhiều cộng đồng xuyên quốc gia còn đóng vai trò quan trọng, làm trung gian thúc đẩy quan hệ chính trị song phương giữa nước nhập cư và quê hương. Trường hợp này đúng với các cộng đồng di cư lâu đời, đã sinh sống ở nước nhập cư trong nhiều thế hệ, đã có được địa vị kinh tế và chính trị tương đối vững chắc, đồng thời không quên hướng về quê nhà. Trong những cộng đồng này luôn tồn tại các phong trào dân tộc, hoạt động của họ “đại diện cho quyền và lợi ích của toàn dân tộc”.
Trong lòng nước Mỹ ngày nay, nhiều nhóm thiểu số đang đóng vai trò vô cùng quan trọng, có khả năng tác động mạnh mẽ đến chính sách đối ngoại, hướng chính sách của nước Mỹ đi theo chiều có lợi đối với nước nhà thông qua các cuộc vận động hành lang đầy hiệu quả. Ví dụ, những cộng đồng người Mỹ gốc Phi tích cực vận động nhằm tìm kiếm viện trợ cho các nước châu Phi hay như trước kia là tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ đối với nền độc lập của các mảnh đất thuộc địa hay sự chấm dứt của chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid trước kia và viện trợ phát triển ngày nay. Cộng đồng người Hy Lạp ở Mỹ lại tìm kiếm sự ủng hộ cho nước nhà trong tranh chấp vùng biển Aegean, vấn đề đảo Síp. Cộng đồng người Ai-len quan tâm đến tiến trình hòa bình ở Bắc Ai-len. Với ảnh hưởng đang tăng lên trong đời sống chính trị Mỹ, cộng đồng người Ý thúc đẩy hợp tác song phương trong vấn đề phòng chống tội phạm có tổ chức, hòa nhập văn hóa giữa người Ý và người Sicil hay đấu tranh chống tâm lý phân biệt chủng tộc.
Trong số những cộng đồng thiểu số có ảnh hưởng đến nền chính trị và chính sách đối ngoại của Mỹ, không thể không thể kể đến cộng đồng người Do Thái. Nhiều nhóm lợi ích khác cũng thành công trong việc tác động đến chính sách đối ngoại nhưng không một hoạt động vận động hành lang nào tác động được đến chính sách đối ngoại, thuyết phục được người Mỹ rằng lợi ích của Mỹ với nước khác là đồng nhất - trừ người Do Thái. Hoạt động lobby của người Do Thái được thực hiện với hai mục tiêu chiến lược: gây sức ép lên chính phủ ở Washington, đồng thời định hướng công luận về một Israel “đầy tích cực”.
Đầu tiên, hoạt động lobby tạo ảnh hưởng tới hoạt động bầu cử và Quốc hội Mỹ. Ảnh hưởng của lobby được thể hiện từ hoạt động bầu cử, trong đó tiền bạc đóng vai trò then chốt và các tổ chức lobby như American Israel Public Affairs Committee (AIPAC - Ủy ban người Mỹ gốc Do Thái về các vấn đề cộng đồng) đảm bảo rằng “những người bạn” của tổ chức này sẽ nhận được sự ủng hộ tài chính mạnh mẽ. Những nghị sĩ người Do Thái luôn tìm cách định hướng hoạt động ngoại giao của Mỹ theo chiều có lợi cho Israel. Thứ hai, hoạt động lobby tác động đến cơ quan hành pháp. Hoạt động lobby được tiến hành nhằm đưa những người thân Israel vào các vị trí quan trọng của cơ quan hành pháp và cũng đảm bảo rằng những người chỉ trích nhà nước Do Thái khó có vị trí trong chính quyền. Trong suốt thời kỳ tổng thống Bill Clinton cầm quyền, chính sách Trung Đông của Mỹ được định hình bởi những quan chức có quan hệ gần gũi với Israel hoặc các tổ chức thân Israel. Thứ ba, định hướng dư luận được coi là một trong những thành công trong hoạt động lobby. Wall Street Journal, Chicago Sun Times, The
Washington Times được coi là những tờ báo thân Israel nhất. Những tạp chí như
Commentary, the New Republic, the Weekly Standard cũng thường xuyên ủng hộ
Israel mạnh mẽ trong các ấn phẩm của mình.
Hệ quả của những cuộc vận động hành lang đó là, kể từ cuộc chiến tháng 10/1973, Washington đã viện trợ cho Israel số tiền lớn hơn nhiều so với bất kỳ nước nào khác. Năm 2007, Mỹ và Israel ký hiệp định viện trợ quân sự trị giá 30 tỉ USD cho 10 năm tới, xấp xỉ 500 USD/người Israel [Steven Elanger, 2007]. Mỹ nhắm mắt làm ngơ trước nghi vấn Israel sản xuất vũ khí hạt nhân. Thêm nữa cũng liên tục ủng hộ Israel trên mặt trận ngoại giao. Từ năm 1982 đến nay, Mỹ đã 32 lần sử dụng quyền phủ quyết đối với các nghị quyết chỉ trích Israel của Hội đồng bảo an, nhiều hơn tổng số lần phủ quyết của tất cả các ủy viên khác cộng lại [Editors of London Review of Book, 2006, tr. 3-12].