Di cư quốc tếở cấp độ cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 55 - 57)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ DI CƢ QUỐC TẾ

2.1. Khái niệm và phân loại

2.1.3.1. Di cư quốc tếở cấp độ cá nhân

Đối với Chủ nghĩa tự do, di cư là hoạt động thể hiện sự tự do cá nhân của con

người. Trong các lý thuyết quan hệ quốc tế và kinh tế chính trị quốc tế nói chung, có lẽ chủ nghĩa tự do là một trong những lý thuyết ủng hộ di cư quốc tế mạnh mẽ nhất. Có thể nói lý thuyết của Immanuel Kant chính là nền tảng cho những luận điểm của chủ nghĩa tự do sau này. Kant cho rằng chúng ta có một nhiệm vụ tuyệt đối là đối xử với con người như những người đại diện cho đạo đức. Nhu cầu về đạo đức là tuyệt đối chứ không phải công cụ, con người hành động một cách đạo đức vì chúng ta phải như vậy, chứng không phải vì đạo đức mang lại lợi ích cho chúng ta. Chúng ta có một nhiệm vụ đạo đức là xây dựng đời sống chính trị và xã hội, bao gồm cả nền chính trị quốc tế theo cách mà sẽ mang lại những điều kiện cơ bản để đạt được mục tiêu về đạo đức. Trung tâm trong triết học đạo đức của Kant là giả định rằng sự tự do của cá nhân (tự chủ) là yếu tố cơ bản đối với lẽ phải và đạo đức.

Tinh thần tự do và quyền tự quyết của con người cũng có thể được tìm thấy trong những nghiên cứu cơ bản của các học giả tự do khác như John Locke. Đối với John Locke, một đứa trẻ sinh ra không phải là đối tượng bị kiểm soát bởi một chính phủ hay đất nước nào mà được nuôi dạy bởi cha mẹ, đến tuổi trưởng thành sẽ trở thành một người tự do [Moses, 2006, tr. 61]. Đây là một trong những tuyên ngôn kinh điển của chủ nghĩa tự do và quyền cá nhân tự quyết. Những tuyên ngôn như

vậy được nhắc tới trong Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp. Thomas Jefferson có thể là người ủng hộ rõ nhất quan điểm này khi đặt vấn đề trong Quốc hội lục địa

(Continental Congress) năm 1774 rằng trước khi di cư đến Mỹ, tiền nhân của người

Mỹ đã là những công dân tự do trong đế chế Anh ở châu Âu và có một quyền tự nhiên rời khỏi một nước khi có cơ hội để tìm nơi sinh cư mới, và đã có nhiều xã hội được xây dựng với quyền và quy định để thúc đẩy hạnh phúc chung [Whelan, 1981, tr. 650]. Ngày nay, nhiều học giả tự do đương đại vẫn ủng hộ tư tưởng này, chẳng hạn, tự do di chuyển là quyền trước tiên và cơ bản nhất của nền tự do của con người [Cranston, 1973] hay quyền công dân của các nền dân chủ tự do phương Tây ngày nay giống như những đặc quyền của người có địa vị trong thời phong kiến [Carens, 1987]. Đó là cơ sở để thúc đẩy tự do di cư.

Thêm nữa, chúng ta không nên bỏ qua một góc nhìn bổ sung về kinh tế ở cấp

độ cá nhân. Về nguyên nhân của di cư ở cấp độ cá nhân, Kinh tế học tân cổ điển ở

cấp độ kinh tế vi mô lấy các cá nhân làm chủ thể phân tích. Ba luận điểm cơ bản của lý thuyết này liên quan đến hành vi cá nhân: một là cá nhân là chủ thể duy lý, hai là cá nhân tìm cách đối đa hóa lợi ích, ba là cá nhân hành động độc lập dựa trên cơ sở thông tin đầy đủ. Do đó, di cư quốc tế giống như một hoạt động đầu tư ở cấp độ cá nhân về vốn con người.

Cũng trong cấp độ cá nhân, Lý thuyết kinh tế học mới về di cư xác định gia đình là đơn vị phân tích. Được phát triển bởi các nhà kinh tế học, lý thuyết kinh tế học mới về di cư cho rằng các hộ gia đình là chủ thể quan trọng nhất của phân tích. Các cá nhân không thể tự quyết định thực hiện hành vi di cư mà còn chịu tác động từ bối cảnh gia đình. Tương tự như vậy, việc tối đa hóa lợi ích cá nhân cũng không phải là lý do đơn thuần để di cư. Hơn nữa, do các cá nhân là một phần của hộ gia đình nên quyết định di cư phải được thực hiện ở cấp độ gia đình với những tính toán về rủi ro [Stark, 1991].

Không những vậy, dưới góc nhìn của Chủ nghĩa kiến tạo, vai trò của cá nhân,

cộng đồng và những mạng lưới giới tinh hoa trong xã hội được chú ý. Vai trò của những mạng lưới di cư được khẳng định qua thời gian, những cộng đồng xuyên quốc gia và cộng đồng hải ngoại đã trở thành điều kiện thúc đẩy, là chất xúc tác cho

hoạt động di cư quốc tế. Qua thời gian, những người đã di cư trước tạo ra những mạng lưới xã hội mà làm giảm chi phí cũng như rủi ro gắn với hoạt động di cư ra nước ngoài, do đó tạo thêm điều kiện thuận lợi cho hoạt động di cư được thực hiện [Massey, 1990]. Sự mở rộng của hoạt động di cư khi có nhiều bạn bè, người thân của họ sinh sống ở nước ngoài và sự thay đổi về địa lý trong hoạt động di cư có nghĩa là những mạng lưới di cư ngày nay đã liên kết người có ý định di cư với đích đến một cách mạnh mẽ hơn trước kia.

Với chủ nghĩa kiến tạo, hành vi thực tiễn của di cư quốc tế được cấu thành nhờ nhận thức chủ quan của các chủ thể cùng tồn tại trong một xã hội. Quả thực như vậy, khi di cư trở thành vấn đề phổ biến trong cộng đồng của nước xuất cư, một cảm giác thua thiệt tương đối sẽ nảy sinh trong các gia đình và các nhân không có cơ hội tiếp cận với những lợi ích từ hoạt động di cư mang lại [Stark và Taylor, 1989, tr. 1-14]. Sự thua thiệt tương đối này còn được thúc đẩy mạnh mẽ hơn khi những nguồn kiều hối từ người di cư ở nước ngoài được chuyển về cho gia đình, giúp tăng mức thu nhập và chất lượng sống. Vì thế, hoạt động di cư tiếp tục được thúc đẩy mạnh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)