Nhóm những nghiên cứu về khía cạnh hợp tác quốc tế về di cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 39 - 40)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.5. Nhóm những nghiên cứu về khía cạnh hợp tác quốc tế về di cƣ

Ngay từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, James Hollifield (1992) đã cho rằng chúng ta cần có một sự chú ý đặc biệt dành cho các thể chế quốc tế, chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu, trong việc điều phối sự di chuyển của người dân, và quan tâm tới triển vọng phát triển những cơ chế di cư ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Báo cáo “International Migration and Development: Contributions and Recommendations of the International System” (Di cư quốc tế và phát triển: Những đóng góp và gợi ý cho hệ thống quốc tế) do một nhóm nghiên cứu của Liên hợp quốc, UNFPA và IOM đưa ra một cái nhìn tổng quan về những nghiên cứu do Liên hợp quốc, IOM và các cơ quan có liên quan đã thực hiện kể từ Đối thoại cấp cao về di cư năm 2006. Từ góc độ của các thể chế quốc tế, báo cáo nhấn mạnh vào việc hợp tác và quan hệ đối tác giữa các chủ thể trong một thế giới kết nối ngày nay. Mục tiêu của hợp tác là giúp người di cư và gia đình của họ có thể được đảm bảo những quyền lợi cơ bản nhất, di chuyển dễ dàng.

Jeffey D. Sachs trong nghiên cứu “Towards an International Migration Regime” (Hướng tới một thể chế di cư quốc tế) của mình thì cho rằng di cư quốc tế là vấn đề phức tạp, gây nhiều tranh luận. Hiện nay, không có một cơ chế quốc tế nào đặt ra những nguyên tắc và tiêu chuẩn cho chính sách nhập cư của các quốc gia (trừ trường hợp tiếp nhận người tị nạn). Jeffrey D. Sachs cho rằng một số nguyên tắc về kinh tế và đạo đức có thể tạo ra nền tảng cơ sở cho một cơ chế kiểm soát di cư quốc tế ở cấp độ toàn cầu.

Khía cạnh chính trị của quản lý di cư quốc tế là chủ đề cuốn sách “The Politics of International Migration Management” (Tính chính trị của việc quản lý di cư quốc tế) (2010) do Martin Geiger chủ biên. Cuốn sách là sự tập hợp của các công trình nghiên cứu của một tập thể các tác giả với các chủ đề liên quan điến việc quản trị người di cư quốc tế, ví dụ như lý trí chính trị của quản lý di cư toàn cầu, vai trò của IOM, chính sách và thực tiễn di cư cùng hoạt động quản lý di cư của Liên minh

châu Âu (EU) và một số nước như Albania, Italy, Mauritania, khu vực Thái Bình Dương, khu vực Bắc Mỹ.

Trong báo cáo báo cáo “International Migration: Recent Trends, Economic Impacts, and Policy Implications” (Di cư quốc tế: Những xu hướng, tác động kinh tế và hàm ý chính sách) (2015), Quỹ tiền tệ quốc tế nhấn mạnh rằng chính sách của các nước nên được xây dựng để kích thích những lợi ích từ di cư quốc tế và giải quyết trạng thái khẩn cấp về nhân đạo. Hợp tác chính sách toàn cầu có thể giúp thiết lập những cơ chế phản ứng nhằm giải quyết sự bùng phát của di cư nhân đạo và giảm những chi phí từ hoạt động di chuyển lao động quốc tế.

Đánh giá tác động của di cư lao động quốc tế với sự phát triển của Việt Nam, tác giả Lê Hồng Huyên trong bài viết “Tác động của di chuyển lao động quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” đăng trên tạp chí Quản lý kinh tế (số 1+2/2009) đã phân tích tác động/hiệu ứng hai chiều (tích cực và tiêu cực) của cả hai hướng di chuyển lao động (vào và ra) đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.

Còn trong bài viết “Lao động nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” đăng trên tạp chí Lao động và Xã hội (số 402, 2011), hai tác giả Phan Huy Đường và Tô Hiến Thà chú ý tới vai trò của người lao động nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Hai tác giả cho rằng trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu vấn đề di cư quốc tế là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Dòng lao động nước ngoài vào Việt Nam ngày càng đông hơn. Hai tác giả đã đánh giá thực trạng lao động nước ngoài ở Việt Nam, tìm ra những vấn đề bức xúc trong quản lý lao động nước ngoài và đưa ra các hàm ý chính sách về quản lý lao động nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)