Tình hình di cư quốc tếở châu Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 79 - 81)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ DI CƢ QUỐC TẾ

3.1. Thực trạng vấn đề di cƣ quốc tế giai đoạn 1991-2016

3.1.2.4. Tình hình di cư quốc tếở châu Mỹ

Bắc Mỹ (gồm Mỹ và Canada) là một điểm đến ưa thích của người di cư quốc

tế. Trong nhiều năm, Mỹ duy trì vị trí là nước có số lượng người nhập cư lớn nhât thế giới. Số lượng người Phi nhập cư vào Mỹ đã tăng hơn gấp đôi trong 10 năm qua, đạt mức 2 triệu người. Trong khi đó, các dòng di cư từ châu Á cũng tăng nhanh. Tương tự như vậy, các dòng di cư từ Trung Mỹ và Caribe tới Mỹ cũng tăng mạnh từ năm 2011. Một tỉ lệ lớn người di cư trong số này là bất hợp pháp. Thực tế, khoảng 40% người di cư bất hợp pháp ở Mỹ, tương đương với 6 triệu người, là những người sinh ra ở Trung Mỹ và Caribe. Một điểm đáng chú ý là tỉ lệ con cái của những người di cư đang sinh sống bất hợp pháp ở Mỹ cũng tăng lên. Tuy nhiên, từ 2011, tốc độ tăng của các dòng di cư từ Mexico tới Mỹ đã giảm đáng kể so với thập kỷ trước đó. Tỉ lệ người nhập cư vào Canada cũng tăng tương đối đáng kể, nhất là những dòng di cư từ phía Nam cũng như châu Phi, phần đông trong số đó là người di cư lao động.

Khu vực Trung Mỹ và Caribe lại chủ yếu là nguồn của dòng di cư, hoặc đóng

vai trò là nước trung chuyển. Trong khoảng 10 năm qua, do khoảng cách tăng trưởng kinh tế, những cực mới thu hút người di cư đã nổi lên, đó là những nước đang phải triển với tốc độ cao, đáng chú ý là Mexico, Belize, El Salvador, Panama

và Trinidad & Tobago. Số lượng người di cư bất thường cũng tăng nhanh chóng ở khu vực này. Hiện tượng này có nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như tăng số lượng người di cư, kiểm soát biên giới không chặt chẽ, quá trình hợp pháp hóa di cư quá đắt đỏ và phức tạp, hay các chính phủ thiếu năng lực để thực thi luật nhập cư. Tương tự như vậy, lượng người di cư từ những nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi đã chọn Trung Mỹ và Caribe làm điểm trung chuyển trước khi thâm nhập vào Bắc Mỹ.

Một xu hướng đáng chú ý khác ở khu vực này là số lượng người di cư từ những nước phát triển đến các nước đang phát triển đang tăng nhanh, đạt mức gần 2 triệu người, chủ yếu là những người về hưu, người già, các nhà đầu tư, con cháu của những người Mỹ La-tinh tinh ở Mỹ. Mexico tiếp nhận khoảng 1 triệu người di cư dạng này, chủ yếu từ Mỹ. Trong vài năm trở lại đây, với chính sách tăng cường trục xuất người di cư bất hợp pháp thì số lượng người bị buộc phải quay trở về nước cũng tăng lên.

Nam Mỹ có truyền thống vừa chứng kiến di cư nội vùng lẫn di cư sang khu

vực khác. Trong những năm gần đây, di cư nội vùng đã tăng lên và là xu hướng

chính hiện nay. Những dòng di cư trong khu vực chủ yếu tập trung đến những nước ở phía Nam của Nam Mỹ như Argentina, Chile và Brazil. Đây là những nước thu hút nhiều người di cư nhất, những người chủ yếu đến từ vùng Andes và Paraguay. Động lực chính của các quá trình di cư này là sự khác biệt về tăng trưởng kinh tế cùng cơ hội việc làm. Di cư của người Nam Mỹ ra ngoài khu vực cũng là xu hướng lớn, dù đã giảm đi trong thời gian qua, chủ yếu người Nam Mỹ di cư tới Bắc Mỹ và châu Âu (Tây Ban Nha và Italia).

Về xu hướng trở thành khu vực nhập cư của những người di cư từ khu vực khác đến, trong những năm gần đây, số lượng người từ các khu vực khác đến sinh sống, định cư ở các nước Nam Mỹ đã tăng đáng kể. Người di cư đến Nam Mỹ chủ yếu xuất phát từ châu Á, châu Phi và phần còn lại của châu Mỹ. Bên cạnh đó, Nam Mỹ cũng đang tiếp nhận một số lượng lớn người di cư quay trở về từ các nước phát triển. Đây là hệ quả đáng chú ý xuất phát từ việc vấn đề thu nhập, an sinh xã hội, cơ hội việc làm của người Nam Mỹ ở những nước châu Âu bị đe dọa do khủng hoảng

kinh tế ở châu Âu kéo dài từ năm 2008 và bị trầm trọng hóa từ năm 2012. Nhiều nước trong khu vực Nam Mỹ đã đưa ra chương trình hồi hương với những kế hoạch trợ giúp công dân trở về và tái hòa nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)