Đặc điểm của di cư quốc tếở cấp độ cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 81 - 85)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ DI CƢ QUỐC TẾ

3.2. Những đặc điểm nổi bật của di cƣ quốc tế giai đoạn 1991-2016

3.2.1. Đặc điểm của di cư quốc tếở cấp độ cá nhân

Đặc điểm nổi bật đầu tiên ở cấp độ cá nhân là các cá nhân trong độ tuổi lao

động chiếm phần lớn trong dòng di cư quốc tế. Khoảng 80% tổng số người di cư

quốc tế nằm trong độ tuổi 15-64 (Phụ lục 5). Nói cách khác, 4% dân số thế giới trong độ tuổi lao động đã sống ở nước ngoài. Tỉ lệ người di cư trong tuổi lao động trong tổng số người di cư đã vượt qua tỉ lệ người trong tuổi lao động trong dân số của hầu hết các nước, dù với một sự khác biệt tương đối đáng kể giữa các nước.

Học thức của người di cư đã tăng đáng kể trong những thập niên gần đây. Từ

góc độ nước tiếp nhận, những hướng di cư hiện nay cho thấy một tác động từ chọn lọc người nhập cư. Đặc biệt, tỉ lệ cá nhân có trình độ cao trong tổng số người di cư

đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian 1980-2010 ở những nền kinh tế phát triển. Người di cư quốc tế, bình quân, có trình độ giáo dục cao hơn những người bản xứ tương ứng (OECD, 2015). Tuy nhiên, có những khác biệt đáng kể giữa các nước, với tỉ lệ người nhập cư có trình độ cao dao động từ 15% đến 70%, một phần phản ánh những chính sách di cư khác nhau. Từ góc độ nước di cư, xu thế hiện nay cho thấy tác động chảy máu chất xám từ di cư quốc tế. Đặc biệt, tỉ lệ di cư của người có trình độ cao đã vượt qua tỉ lệ của người có trình độ thấp ở hầu hết các nước đang phát triển và đang phát triển có thu nhập thấp (Phụ lục 6). Tuy nhiên, sự phát triển giáo dục toàn cầu trên diện rộng đã làm giảm bớt tác động tiêu cực từ hoạt động di cư của người có trình độ từ các nước di cư. Chẳng hạn, dù số lượng người châu Phi có học vấn sống tại các nước OECD đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua thì tỉ lệ người di cư có trình độ lại giảm xuống (OECD, 2015).

Thứ hai, tỉ lệ phụ nữ trong các dòng di cư quốc tế đang tăng lên nhanh chóng.

Gần một nửa số người di cư quốc tế là phụ nữ, và hơn một nửa trong số đó sống ở các nước phát triển, số còn lại sống ở khu vực đang phát triển. Đến năm 2005, tổng số người di cư là phụ nữ chiếm gần một nửa số người di cư quốc tế [United Nations, 2009], con số này năm 2010 vào khoảng 49%, tức là giữ tỉ lệ ở mức tương đối ổn định. Ở những nước phát triển, số người nhập cư là nữ còn cao hơn số người nhập cư là nam giới nhưng ở những nước đang phát triển thì con số này nhỏ hơn một chút (nữ chiếm 45,5%). Ở những nước vùng Vịnh nói riêng và cả châu Á nói chung, người nhập cư là nữ chỉ chiếm 29% số người nhập cư. Theo số liệu của Liên hợp quốc, ở những khu vực như châu Âu, Mỹ La-tinh và Caribe, Bắc Mỹ, châu Đại Dương, số lượng phụ nữ di cư lớn hơn nam giới. Hơn thế nữa, nếu như trong quá khứ, phụ nữ thường di cư để đoàn tụ với gia đình thì tỉ lệ phụ nữ di cư độc lập ngày nay cao hơn hẳn; họ thường là những trụ cột của gia đình ở quê nhà, hoặc di cư vì mục đích học tập.

Có một số lý do giải thích tại sao tỉ lệ phụ nữ tăng lên trong số lượng người di cư quốc tế. Một là do nhu cầu về lao động nước ngoài với sự chọn lọc về giới, đặc biệt là những nước phát triển, đã tăng lên để đảm nhận những công việc điển hình phù hợp với phụ nữ như dịch vụ gia đình, chăm sóc sức khỏe, giải trí. Thứ hai, một

số lượng lớn các nước đã mở rộng quyền đoàn tụ gia đình đối với người di cư, nói cách khác là cho phép người di cư đoàn tụ với hôn thê và con cái. Cuối cùng, một lý do cũng quan trọng không kém là nhiều nước châu Á đang tích cực xuất khẩu và nhập khẩu lao động với rất nhiều phụ nữ tham gia, bên cạnh đó là hoạt động kết hôn qua biên giới và buôn bán phụ nữ để phục vụ cho ngành công nghiệp tình dục.

Tuy vậy, vẫn chưa có những sự thừa nhận rộng rãi về vai trò của người phụ nữ di cư thậm chí ngay cả khi họ cũng có thể tận dụng tốt những cơ hội mà di cư đem lại. Những phong tục và giá trị văn hoá ở nhiều nước kém phát triển khiến bình đẳng giới là cái đích còn khá xa vời và phụ nữ còn chịu nhiều hạn chế để có thể phát triển con người hay tham gia vào thị trường lao động; điều đó đã hối thúc phụ nữ tìm cách di cư đến những miền đất bình đẳng hơn. Tuy nhiên, mặc dù đã ra đi và có sự đóng góp đáng kể cho cả gia đình ở quê hương lẫn các cộng đồng ở nước ngoài, những nhu cầu của phụ nữ di cư vẫn bị bỏ qua và không được lưu ý đến.

Thứ ba, cùng với sự gia tăng nhanh chóng của số lượng người di cư quốc tế,

số người di cư bất hợp pháp và số người bị buôn bán cũng tăng lên. Con số người

di cư đã khó ước đoán thì số người di cư trái phép luôn dao động và gần như không thể ước tính chính xác. Người di cư bất hợp pháp thường xuất phát từ những nền kinh tế yếu kém, không có trình độ học vấn hoặc chuyên môn đáng kể. Chính các biện pháp thắt chặt số lượng người nhập cư hợp pháp đã làm cho nạn di cư bất hợp pháp ngày càng trở thành một vấn đề nhạy cảm, phức tạp và khó khắc phục mà cộng đồng thế giới đang phải đối mặt. Cơ hội việc làm đóng vai trò chủ đạo trong việc khuyến khích lao động di cư bất hợp pháp.

Người di cư bất hợp pháp thường sử dụng những lộ trình khác nhau để xâm nhập vào những điểm đến ưa thích là các nước ở khu vực vùng Vịnh, Tây Âu và Bắc Mỹ. Những bờ biển dài rộng của Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Hoa Kỳ là những lựa chọn ưa thích cho việc xâm nhập vào Châu Âu lục địa và khu vực Bắc Mỹ một cách bất hợp pháp, mặc cho những biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Khả năng thiết lập những cộng đồng người di cư cùng những thành công của họ, đặc biệt là trong thị trường lao động ở những nước nhập cư cũng được cho là nhân tố thúc đẩy vấn đề di cư bất hợp pháp.

Đối tượng bị buôn bán thường là phụ nữ và trẻ em. Bọn buôn người và những tổ chức đưa người di cư bất hợp pháp thường tìm đến những người thất nghiệp, nghèo khổ, những ai không được bảo vệ bằng an sinh xã hội để thuyết phục, lừa đảo về một cuộc sống và công việc tốt đẹp hơn. Có khoảng 900 nghìn người bị buôn bán hàng năm với lợi nhuận hàng tỉ USD, bao gồm cả nô lệ lao động và tình dục, phụ nữ và nam giới, cả người lớn và trẻ em [Golstein, 2005, tr. 486]. Khoảng 20.000 người được đưa tới Mỹ hàng năm. Trong năm 2010, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra bản danh sách 13 quốc gia không nỗ lực trong việc phòng chống nạn buôn người, trong đó có cả những nước thân cận với Mỹ như Kuwait và Saudi Arabia [Goldstein, 2014, tr. 439].

Năm 2003, theo một đánh giá của ILO, khoảng 27 triệu người bị cưỡng bức lao động hay làm nô lệ tình dục trên thế giới, một con số cho thấy sự nghiêm trọng của tệ nạn buôn người, trong đó, số người bị buôn bán để làm công nhân cưỡng bức như sau: Châu Á-Thái Bình Dương 1.360.000, các nước công nghiệp 270.000, Mỹ La-tinh và Caribe 250.000, Bắc Phi và Trung Đông 230.000, Nam Sahara 130.000 [Đỗ Trọng Quang, 2008, tr. 23-24]. Số người bị buôn bán ở châu Á ước tính chiếm 1/3 tổng số người bị buôn bán trên toàn cầu, với khoảng 60% người bị buôn bán trong châu Á, số còn lại được đưa đến những vùng khác. Ở Trung Đông, những cuộc buôn bán người diễn ra thường xuyên và với số lượng lớn.

Những bản báo cáo về tình trạng di cư trái phép và nạn buôn người xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông quốc tế, báo chí các nước thường đăng bài về tình hình người Arab di cư nhờ những tổ chức buôn người cũng như người từ những khu vực khác được tội phạm đưa đến. 32% tổng số trẻ em bị buôn bán trên toàn thế giới là người châu Phi. Khoảng 16 triệu trẻ em người châu Phi bị bóc lột, hành hạ như nô lệ. 60% số trẻ em bị buôn bán tới Ý đến từ Nigeria, 29% những trường hợp được phát hiện bị buôn bán tới châu Âu là người châu Phi [IOM, 2005, tr. 43]. Sau khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, khu vực này trở thành mảnh đất màu mỡ của tội phạm buôn người, là nguôn cung quan trọng phụ nữ và trẻ em cho hoạt động kinh doanh sex ở Tây Âu và Mỹ, ước tính có khoảng

750.000 phụ nữ bị buôn bán đến Mỹ và 300.000 người được đưa đến Tây Âu. [Đỗ Trọng Quang, 2008, tr. 24].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)