Tác động tiêu cực đến nước nhập cư

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 127 - 134)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ DI CƢ QUỐC TẾ

4.2.2.2. Tác động tiêu cực đến nước nhập cư

Trước hết, nhiều quốc gia tiếp nhận lao động lo ngại rằng lao động nhập cư

phúc lợi xã hội và dịch vụ công nhiều hơn mức đóng góp của họ cho nước chủ nhà thông qua tiền thuế. Bên cạnh đó, một lượng lớn lao động di cư sẽ gây áp lực đến nước chủ nhà về phương diện cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng như nhà cửa, hệ thống giao thông, trường học và các dịch vụ y tế. Ngoài ra, chi phí cho việc giúp đỡ người nước ngoài hòa nhập với cộng đồng địa phương sẽ gia tăng bởi sự khác nhau về mặt dân tộc, tôn giáo và văn hóa giữa người địa phương và người nhập cư. Hơn nữa, căng thẳng và xung đột dân tộc có thể xảy ra, đe dọa sự phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội.

Thách thức đặt ra với những nước tiếp nhận nhập cư là làm sao có thể tính toán được nhu cầu lao động thực tế của từng ngành trong nền kinh tế, từ đó tìm ra những nguồn lao động thích hợp. Ngoài ra, các nước chỉ nên tiếp nhận lao động ngoại khi và chỉ khi đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu tối thiểu về cơ sở hạ tầng, điều kiện sinh hoạt cho người lao động, có cơ chế quản lý chặt chẽ và hiệu quả. Việc thuyết phục người dân địa phương về sự cần thiết của việc tiếp nhận lao động người nước ngoài nhằm tránh những xung đột xã hội có thể xảy ra cũng là một thách thức đối với các nhà chức trách. Cách được cho là phù hợp nhất để giải quyết vần đề thiếu hụt lao động là tiếp nhận cả lao động di cư tạm thời và lâu dài. Nhìn chung, do các lợi ích về xã hội xung đột với những mục tiêu về vật chất của nhà nước, đặc biệt là do tầm quan trọng ngày càng tăng của ngành dịch vụ và lao động có kỹ năng cũng như lợi ích kinh tế của nguồn cung lao động, các nhà hoạch định chính sách ở các nước phát triển chú ý hơn tới những mối lo ngại của xã hội nhưng vẫn theo đuổi một chiến lược tổng thể nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế thông qua một trạng thái “mở” [Rudolph, 2003).

Trong những năm qua, luồng dân di cư từ Trung Quốc sang các nước châu Phi ban đầu được chào đón, nhưng khi số lượng người Trung Quốc trở nên ồ ạt thì sự nồng ấm không còn nữa. Ở nhiều nước như Angola, Mozambique, Zambia…, người dân cho rẳng họ bị xua đuổi khỏi nơi cư trú, không còn đất sống, hoạt động sản xuất nông nghiệp bị đình trệ hoàn toàn khi đất được giao cho người Trung Quốc sản xuất. Việc Trung Quốc đưa người lao động di cư không có trình độ cao, chỉ để làm những công việc đơn giản hoặc những tiểu thương, tiểu chủ đến các

nước cũng khiến cho nền kinh tế của những nước này tiếp nhận thêm thành phần lao động đã quá dư thừa.

Thứ hai, nhiều người lo ngại rằng chủ nghĩa khủng bố quốc tế có thể lợi dụng

quá trình di cư và người nhập cư để thực hiện những vụ tấn công vào các xã hội phương tây. Chính vì những lo ngại về an ninh mà nhiều học giả đã nghiên cứu vấn đề di cư và người nhập cư như một phần của nghiên cứu về quan hệ quốc tế. Sự kiện khiến mọi người thực sự quan tâm đến mối liên hệ giữa di cư và an ninh là vụ tấn công khủng bố vào Trung tâm thương mại thế giới New York ngày 11/09/2001. Quyết định của chính quyền Hoa Kỳ về việc tái cơ cấu lĩnh vực quản lý nhập cư và việc thành lập Bộ An ninh nội địa đã cho thấy phần nào mối liên hệ giữa di chuyển quốc tế và khủng bố [Battistella, 2002, tr. 3].

Vụ khủng bố 11/9 đã củng cố thêm trạng thái “an ninh hóa” đối với hoạt động di cư cùng chính sách nhập cư ở một số nước, tạm gọi là sự liên hệ giữa di cư với an ninh. Để phân tích mối liên hệ đó, chúng ta có thể nhận thấy hai vấn đề chính: Thứ nhất, sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh đã mở ra không gian chính trị cho những mối đe dọa an ninh xuất phát từ các chủ thể phi quốc gia liên quan đến những vấn đề như tội phạm, di cư, ma túy. Di cư quốc tế là một ví dụ cho nỗi lo sợ an ninh mới này; Thứ hai, vụ khủng bố 11/9 đã tạo ra những hệ quả đối với khả năng hội nhập của người nhập cư, trong đó sự nghi ngờ dành cho người nhập cư từ khu vực Trung Đông đã tăng lên đáng kể [Tom Faist, 2004]. Theo một thăm dò dư luận do Gallup tiến hành ở 14 nước châu Âu trong năm 2016, 55% người được hỏi đã trả lời rằng mức nhập cư hiện tại là một vấn đề nghiêm trọng đối với đất nước họ, 64% lo ngại về hành vi khủng bố được tiến hành bởi những người đã cư trú dài lâu, 66% lo lắng với khả năng khủng bố do những người không phải là công dân thực hiện [Crabtree & Kluch, 2017].

Tuy nhiên, sự di chuyển quốc tế không đồng nhất với hoạt động di cư quốc tế nên di cư không thực sự tác động tiêu cực tới vấn đề an ninh vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu tập trung vào sự khác biệt giữa hành động di cư và di chuyển quốc tế. Nếu chúng ta đơn giản chỉ nhìn vào những con số thì có thể thấy rằng những người di cư chỉ là một phần rất nhỏ trong số những người đã di chuyển qua biên giới quốc

tế hàng năm nên tỉ lệ người di cư bị lợi dụng cho hoạt động khủng bố là không lớn. Người nhập cư thuộc thế hệ thứ hai đặc biệt dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao trong việc tham gia vào các hoạt động khủng bố. Khi cả thế giới đã chứng kiến những hành động của các tổ chức khủng bố bản xứ (như tổ chức ETA ở Tây Ban Nha) thì những dạng mới của chủ nghĩa khủng bố gắn với ý thức tôn giáo và người nhập cư đã xuất hiện. Trong những vụ tấn công khủng bố nhân danh Hồi giáo ở Madrid (2004) và London (2005), bản lý lịch của các thủ phạm chỉ ra rằng họ đều là người nhập cư thuộc thế hệ thứ hai hoặc thứ ba, sinh sống một cách hợp pháp, không hề bị cách ly về kinh tế, thậm chí còn được thụ hưởng nền giáo dục bản xứ nhưng vẫn sẵn sang đánh bom liều chết ở xã hội đã nuôi nấng mình. Chính vì vậy, người bản địa có lý do để lo ngại và những người nhập cư vẫn bị coi là dạng khủng bố tiềm năng khi họ có xu hướng không hoà nhập hay bị gạt ra ngoài lề xã hội.

Thứ ba, nhiều chính phủ vẫn luôn lo ngại rằng, những người nhập cư bất hợp

pháp và thậm chí cả những người nhập cư hợp pháp có thể sẵn sàng tham gia vào những hoạt động phạm pháp, đe dọa an ninh, tạo ra những xung đột trong xã hội. Những đặc tính văn hóa, sắc tộc của các dòng di cư quốc tế đã tạo ra những bất ổn về xã hội ở những nước tiếp nhận di cư từ giữa những năm 1960 [Rudolph, 2003]. Những sự lo ngại về những mối đe doạ đó có thể đôi khi bị cường điệu hoá nhưng sự phát triển của tội phạm quốc tế đã tác động phần nào tới người bản xứ, các chính phủ và chính sách nhập cư.

Người di cư tìm đến những xã hội phát triển để tìm kiếm cơ hội đổi đời nhưng thực tế không dễ dàng như vậy. Khi đói khổ, người nhập cư có thể tham gia vào những hoạt động tội phạm, buôn bán và sử dụng vũ khí trái phép, liên kết với các lực lượng đối lập chống lại các chính sách của chính phủ, tham gia buôn bán ma tuý, tiếp nhận người nhập cư trái phép, trở thành gánh nặng kinh tế cho nước chủ nhà… Khi bị xã hội lãng quên, người nhập cư có thể đi vào con đường bạo lực mà Hồi giáo cực đoan và tội phạm đã mở ra trước mắt họ. Mỗi khi nền kinh tế có dấu hiệu chựng lại hoặc đi xuống, vấn đề thất nghiệp lại thường bị người bản xứ gán ghép với sự hiện diện của quá nhiều người nhập cư. Ngược lại, kinh tế bất ổn, chính

phủ không tạo ra được đủ công ăn việc làm khiến người nhập cư phải chịu thiệt thòi và có cảm giác bị gạt ra ngoài lề đời sống kinh tế - xã hội.

Những vụ bạo loạn do người nhập cư gây ra ở Pháp mùa hè năm 2005 đã chứng tỏ điều đó. Nước Đức cũng từng tự hào với chính sách đoàn kết của họ với cộng đồng 2,5 triệu người thiểu số gốc Thổ Nhĩ Kỳ nhưng tỉ lệ thất nghiệp trong cộng đồng người nhập cư luôn cao gấp đôi so với tỉ lệ bình quân cả nước. Tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ nhập cư ở Đức còn tồi tệ hơn khi trong 3 người thì có 1 người không có việc làm. Chính điều đó đã tạo ra đói nghèo và những căng thẳng trong xã hội. Sự căng thẳng ấy bộc lộ rõ ràng từ hàng loạt vụ giết người “vì danh dự” làm chấn động Berlin hồi đầu năm 2005 [Anh Thư, 2005].

Tiếp nữa, các nước nhập cư ở phương Tây lo ngại về khả năng bị “xâm lăng”

bởi hoạt động di cư chứ không phải bằng hoạt động quân sự. Adamson (2006) đánh giá các dòng di cư tác động tới ít nhất ba khía cạnh của an ninh quốc gia: năng lực và chủ quyền của nhà nước, cân bằng quyền lực, và bản chất của xung đột bạo lực. Việc quản lý di cư cho thấy thách thức đối với các nhà nước nhỏ, yếu hơn là các nước công nghiệp phát triển. Khi các cộng đồng kiều dân định cư tập trung một khu vực ít dân (Australia, Canada) họ có thể bị coi như mối đe dọa “xâm lăng”. Có thể đây là tâm lý lo lắng thái quá và không thể xảy ra trong tương lai gần nhưng sự quan ngại này không phải không có cơ sở. Tỉ lệ sinh đẻ của người nhập cư vốn cao hơn nhiều so với tỉ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên ở nhiều nước phương Tây; do vậy, tỉ lệ người nhập cư trong cơ cấu dân số của các nước phương Tây sẽ ngày càng tăng lên, thậm chí đến một thời điểm nhất định người nhập cư sẽ trở thành đa số.

Châu Âu đang lo ngại về khả năng bị “Hồi giáo hóa” và đối mặt với nguy cơ bị “châu Phi hóa”, Mỹ cũng lo ngại về tình trạng nhập cư của người Mỹ La-tinh [Huntington, 2005, tr. 284-285]. Với tư cách là “đội quân thứ năm”, “đội quân nằm vùng”, người di cư sau nhiều thế hệ hoặc có vị thế xã hội dễ trở thành một lực lượng “khó bảo”, khó quản lý trong lòng nước nhập cư. Không chỉ ở các nước châu Phi, ngày càng có nhiều người Nga ở vùng Viễn Đông và người Kazakhstan chỉ trích chính phủ khi giao những mảnh đất tổ tiên để lại vào tay người nhập cư từ Trung Quốc, để người Trung Quốc nhập cư mà không kiểm soát chặt chẽ; tức là,

nếu nhìn nhận một cách cực đoan, họ đang tự biến mình thành thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc [Thông tấn xã Việt Nam, 2009b, tr. 19-20].

Người nhập cư cũng mang lại những đặc điểm giá trị mới về văn hoá và tôn giáo. Tuy nhiên, đôi khi giá trị văn hoá của người nhập cư và văn hoá bản địa có thể “chung sống” hoà bình với nhau. Mỗi một nền văn hóa có những giá trị khác nhau; mỗi tôn giáo lại mang trong mình thế giới quan và nhân sinh quan riêng biệt, nhiều khi giáo lý của các tôn giáo lại đụng độ nhau. Tính đa dạng văn hóa trong các xã hội tăng lên cũng đồng nghĩa với nhiều thách thức khó khăn hơn. Tranh cãi về khăn trùm đầu ở Pháp là một ví dụ cho thấy tính đa dạng khó hòa nhập với những nguyên tắc lịch sử của đất nước này như thế nào.

Tháng 2/2004, Pháp thông qua một đạo luật cấm mang, đeo những biểu tượng tôn giáo tại trường học công. Tranh cãi phần lớn tập trung vào việc đội khăn trùm đầu (hay còn gọi là hijab) của người phụ nữ Hồi giáo, hay cấm nam sinh theo đạo Sikh đội khăn xếp trên đầu. Lệnh cấm này là trung tâm trong nỗ lực của chính phủ Pháp nhằm gắn kết các nhóm tôn giáo vào một xã hôi thế tục. Người ủng hộ luật này cho rằng trường học phải là một môi trường trung lập, nơi những nguyên tắc của thế tục, của nền cộng hòa và của công dân cần được tôn trọng. Ngược lại, những người phản đối lại cho rằng áp dụng luật này là phân biệt đối xử, đặc biệt là đã làm tăng thêm tinh thần chống Hồi giáo, chống người gốc Arab ở Pháp.

Thực tế ở châu Âu, “cộng đồng người Hồi giáo hoặc Thổ Nhĩ Kỳ ở Đức, hay là người Algieria ở Pháp chưa hội nhập hoàn toàn với các nền văn hóa của các nước chủ nhà, và theo sự quan sát của người châu Âu, ít có dấu hiệu hội nhập” [European Commission, 2006, tr. 276]. Như trong các cuộc tấn công khủng bố ở Madrid và London năm 2005, những vụ xả súng và hay những vụ tấn công vào Paris năm 2014, tấn công ở Bỉ năm 2015-2016, thủ phạm đều là những người nhập cư và tiến hành tấn công khủng bố nhân danh Hồi giáo. Ở châu Âu, “những bản tin về Hồi giáo cấp tiến và khả năng đe dọa của nó đến châu Âu được coi là đáng đưa lên mặt báo, trong khi tin tức về một xã hội đa dạng văn hóa và các cộng đồng cùng chung sống thì chẳng thấy đâu” [European Commission, 2006, tr. 16]. Điều đó đã khiến

nhiều người đặt ra dấu hỏi cho sự tương thích giữa văn hoá Hồi giáo với văn hoá phương Tây, hay nói rộng hơn là khả năng tương thích giữa các nền văn hoá.

Cuối cùng, trong khi xung đột sắc tộc đã và đang góp một phần không nhỏ vào

tình trạng chiến tranh ở nhiều nơi trên thế giới, các cộng đồng nhập cư nhiều khi bị coi là nguồn của xung đột sắc tộc và chủ nghĩa ly khai. Đây là một vấn đề mang tính lịch sử khi cộng đồng người nhập cư không thể hình thành với số lượng lớn trong một sớm một chiều nhưng hiện nay, khi chủ nghĩa dân tộc đang lên cao, nhiều nhóm dân tộc cực đoan trỗi dậy thì vấn đề xung đột và ly khai lại nổi lên ở nhiều nơi trên thế giới. Không phải dân tộc nào trên thế giới cũng có thể thành lập một nhà nước của riêng mình nhưng xung đột sắc tộc được coi là một cách gây áp lực nhằm vẽ lại bản đồ bằng con đường bạo lực.

Nước Cộng hoà Moldova (thuộc Liên Xô trước đây) là một ví dụ khi vùng đất này có người Romania chiếm đa số và người Nga thiểu số sinh sống. Khi Liên bang Xô-viết sụp đổ, người Romania ở Moldova khẳng định vị thế và thậm chí muốn sáp nhập với Romania trong khi người Nga ở phía đông không chấp nhận và muốn tách ra thành lập một nhà nước cho riêng mình. Người Albania là cộng đồng thiểu số ở Serbia nhưng lại chiếm đa số ở tỉnh tự trị Kosovo và đã tuyên bố ly khai khỏi Serbia, thành lập nhà nước Kosovo. Người Nga chiếm đa số ở hai nước Cộng hoà Abkhazia và Nam Ossetia cũng đang muốn ly khai khỏi Grudia. Hiện nay, vấn đề căng thẳng nhất trong quan hệ Nga - Grudia là vấn đề hai nước Cộng hoà Abkhazia và Nam Ossetia (thuộc Grudia nhưng người Nga chiếm đa số). Cộng đồng người Nga ở đó muốn tách khỏi Grudia nên dựa vào Nga, đổi lại, họ sẽ ủng hộ chính quyền Nga nếu giữa Nga và Grudia xảy ra những xung đột hoặc tranh cãi.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, người Kurd là một dân tộc không quốc gia và các cộng đồng người Kurd đang phải sống như những người nhập cư thiểu số ở 4 nước Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq và Syria. Trong nhiều năm qua, người Kurd cũng thực hiện nhiều hoạt động vũ trang nhằm thành lập một nhà nước riêng. Những hoạt động ly khai phần nhiều vẫn không mang lại kết quả là một nhà nước độc lập như

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 127 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)