Tình hình di cư quốc tếở châu Âu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 73 - 75)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ DI CƢ QUỐC TẾ

3.1. Thực trạng vấn đề di cƣ quốc tế giai đoạn 1991-2016

3.1.2.1. Tình hình di cư quốc tếở châu Âu

Tình hình di cư ở châu Âu có một số điểm nổi bật như tỉ lệ người châu Âu di cư ra ngoài phạm vi châu lục rất thấp; châu Âu vốn nổi tiếng là khu vực có truyền thống di cư nhưng hiện nay, nhiều nước châu Âu đã và đang trở thành những nước nhập cư, chính vì thế, tỉ lệ người nhập cư trong dân số ngày càng tăng lên. Thực tế, từ năm 2009, di cư đã trở thành vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự ở châu Âu; những dòng người di cư hàng loạt không được chào đón đã và đang đe dọa sự ổn định của các nước châu Âu; do đó, nhu cầu chính sách kiểm soát và hạn chế người di cư đang tăng lên. Với sự di cư ồ ạt của người dân châu Á và châu Phi từ năm 2014 đến nay, số lượng người nhập cư vào châu Âu đang tăng lên nhanh chóng và đã biến thành một cuộc khủng hoảng.

Châu Âu là khu vực đón nhận nhiều người di cư đến nhất trong hơn 20 năm

qua mặc dù đây là khu vực có diện tích nhỏ và nền kinh tế chung của châu Âu không còn giữ được tốc độ phát triển đều đặn ở mức cao. Điều đó phần nào thể hiện sự già cỗi của dân số và sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong thị trường lao động. Trong thời gian tới, tốc độ phát triển dân số và kinh tế của các nước phát triển ở châu Âu có thể sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn nữa vào những người nhập cư từ các khu vực khác trên thế giới. Hiện nay di cư vẫn đang tồn tại như một chủ đề nóng

trong các cuộc tranh luận khắp châu Âu, mà trong đó trọng tâm là người di cư vì mục đích kinh tế, người nhập cư bất hợp pháp và sự hoà nhập của người nhập cư. Những vấn đề về kinh tế xã hội do sự lão hoá và suy giảm dân số trên toàn châu Âu đã góp thêm phần cho những cuộc tranh luận về người nhập cư.

Di cư tuần hoàn cũng là một đặc điểm của di cư trong nội địa châu Âu. Chẳng

hạn, di cư lao động truyền thống đến Pháp đã bị thay thế bởi những dạng thức tuần hoàn di cư, theo đó nhiều người Algeria đã trở thành những nhà buôn khắp vùng Địa Trung Hải. Thường phục vụ trong ngành du lịch, những chuyến đi của họ được thực hiện trong phạm vi mạng lưới gia đình cho phép họ nắm được những cơ hội làm ăn ở những thành phố mà họ hiện diện. Người Romania cũng được nhận thấy là tuần hoàn trong những mạng lưới xuyên quốc gia phi chính thức mà họ lợi dụng bất cứ thị trường lao động nào mở cửa cho người lao động bất hợp pháp. Hoạt động di cư của người German từ khu vực Transylvania đến Đức trong những năm 1990 cũng mang tính di cư tuần hoàn theo chu kỳ làm việc ở Đức xen kẽ với việc trở lại sống ở Romania. [Salt, 2005]

Từ khoảng giữa năm 2014 đến nay, châu Âu đang đối mặt với một vấn đề di

cư - tị nạn - đi xin tị nạn phức tạp; tức là, trong cuộc khủng hoảng đó, ba dạng thức

di cư - tị nạn - đi xin tị nạn nói trên hòa lẫn vào nhau. Số lượng người di cư lớn ồ ạt kéo đếu châu Âu trong một thời gian ngắn đã tạo sức ép về kinh tế, xã hội, an ninh cho châu lục này. Theo ước tính của Liên hợp quốc, tính đến tháng 7/2015, 62% số người tìm đến châu Âu là người tị nạn chiến tranh đến từ Syria, Eritrea và Afghanistan [Kingsley, 2015], tức là số người di cư vì mục đích kinh tế đến châu Âu chỉ chiếm xấp xỉ 30%.

Trên thực tế, những nhóm đó có thể chồng chéo lên nhau, vào vùng xám của sự chồng chéo đó đã trở nên phức tạp thêm bởi những biện pháp thiếu nhất quán với đó, những đơn xin tị nạn thường được rải khắp 28 nước thành viên EU. Có thể coi dòng người di cư và tị nạn đổ đến châu Âu là sự tổng hợp của ba nhóm. Thứ nhất, những cá nhân đi lánh nạn, tìm kiếm sự bảo vệ và gần như chắc chắn sẽ được nhà cầm quyền châu Âu chấp nhận. Nhóm này bao gồm người xuất phát từ Syria hoặc người Eritrea. Thứ hai, những cá nhân chạy trốn bạo lực và bất ổn ở nước nhà

nhưng không đủ điều kiện để được trao quy chế tị nạn, dù vậy họ vẫn mạo hiểm thực hiện hành trình tị nạn. Nhóm thứ hai này chủ yếu là người Somalia hoặc một số ít nhóm người Syria. Nhóm thứ ba là những người cảm thấy buộc phải bỏ quê hương chủ yếu ví lý do kinh tế, chẳng hạn như người đến từ các nước châu Phi Nam Sahara và người từ phía Tây Balkan.

Sự đa dạng của dòng người di cư theo quốc tịch lẫn động lực của các cá nhân cũng rất khó nắm bắt đã tạo ra thêm sức ép và thách thức đối với những bên có trách nhiệm. Dù không dễ nhưng có lẽ các nước châu Âu phải xác định và phân loại xem ai là người tị nạn đích thực, ai không đủ cơ sở pháp lý để được ở lại các nước trong Liên minh châu Âu. Mỗi người di cư và tị nạn đã đặt chân đến châu Âu sẽ phải đợi chờ sự đánh giá trong khi các nhà cầm quyền thiếu những phương tiện để đối phó với con số người di cư - tị nạn ngày càng tăng. Dù vậy, những người đi xin tị nạn bị từ chối thì vẫn còn cơ hội để ở lại, khi tỉ lệ bị trục xuất vẫn ở mức thấp. Vì thế, khó khăn trong việc phân biệt người di cư và tị nạn để được tiếp nhận hay bị trục xuất là bài toán khó.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)