Tác động tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 109 - 112)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ DI CƢ QUỐC TẾ

4.1. Tác động ở cấp độ cá nhân

4.1.1. Tác động tích cực

Trước hết, di cư quốc tế tác động tích cực đến việc phát triển cá nhân con

người. Người di cư thường nằm trong nhóm thành viên năng động nhất của xã hội, họ là những người sẵn sàng chuẩn bị chấp nhận rủi ro khi di cư nhằm tìm kiếm cơ hội phát triển. Đặt lợi ích cá nhân lên trước hay lợi ích quốc gia lên trước? Việc quá nhiều người di cư có thể làm chảy máu chất xám không? Đứng từ góc độ cá nhân, con người phải di cư nhằm phát triển bản thân, hiện thực hóa tiềm năng và không có gì sai nếu cá nhân quyết định di cư. Thêm nữa, nếu đất nước không cung cấp đủ việc làm, hay cơ hội việc làm thì động cơ ở lại là rất ít, vấn đề lúc này thuộc về đất nước. Những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử kinh tế Mỹ như Andrew Carnegie (ngành thép), Adolphus Busch (bia), Samuel Godlwyn (phim ảnh) hay Helena Rubenstein (mỹ phẩm) đều là người di cư. Apple, Kodak, Atlantic Records, RCA, NBC, Google, Intel, Hotmail, Sun Microsoft, Yahoo và eBay, tất cả những tên tuổi lớn đó đều được bắt đầu hoặc đồng sáng lập bởi người di cư. Nhưng ngược lại, chính những cơ hội được tạo ra bởi môi trường làm việc, học tập tích cực, chuyên nghiệp đã giúp các cá nhân phát triển về kiến thức, kỹ năng trong công việc lẫn cuộc sống. Sự di chuyển của nguồn nhân lực và những tài năng cá nhân là điều quan trọng đối với công cuộc chuyển giao tri thức, tư tưởng, năng lực quản trị, v.v. [Solimano, 2010]

Thứ hai, ở cấp độ cá nhân, nguồn kiều hối có một số tác động đối với bản thân người di cư cũng như người thân ở quê nhà. Một số tác động đối với người thân còn vượt qua con số thu nhập thông thường, vươn tới những lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, hoạt động kinh doanh, thậm chí là chính trị. Di cư nhìn chung mang lại một sự gia tăng đáng kể cho thu nhập của người di cư. Clemens, Montenegro và Pritchett (2009) đã sử dụng dữ liệu từ một lượng lớn các nước đang phát triển và Mỹ để ước tính nơi ưu việt: mức tăng trong thu nhập mà người lao động ngoại quốc có được khi học đến Mỹ. Họ so sánh thu nhập của những người lao động có điều kiện tương tự (cùng nơi, tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm, giới và vị trí địa lý ở thành thị hay nông thôn) nhưng ở nhiều nước khác nhau và kết luận rằng, đối với người di cư từ gần như tất cả các nước, hoạt động di cư quốc tế sẽ giúp họ tăng gấp đôi thu nhập.

Số liệu thống kê từ 71 nước đang phát triển cho thấy tỉ lệ nghèo giảm 2,1% khi tỉ lệ người lao động di cư ở mức 10% và giảm 3,5 % khi lượng tiền do những lao động này gửi về nước tăng 10% [Adams Jr & Page, 2005, tr. 1645-1669]. Kiều hối mang lại lợi ích cho những người được nhận trực tiếp, thường là những người nghèo nhất trong xã hội. Kiều hối có thể giúp người ta thoát nghèo; theo đó, ước tính rằng ở Somalia, thu nhập bình quân của một hộ sẽ tăng gấp đôi với kiều hối; trong khi ở Lesotho, kiều hối chiếm đến 80% thu nhập của mỗi nông hộ vốn thu nhập rất thấp [Koser, 2007].

Kiều hối có thể được sử dụng để đầu tư. Một người di cư có thể giúp cho gia đình mình vốn và sự bảo đảm về thu nhập, thúc đẩy sự chuyển dịch mô hình kinh tế gia đình trở nên hiệu quả hơn, có thể là hoạt động buôn bán sản phẩm nông nghiệp hoặc kinh doanh nhỏ. Kiều hối cũng giúp giảm bớt những sự hạn chế về tín dụng trong những mô hình làm ăn kiểu mới. Bằng cách cung cấp khả năng tài chính và bảo đảm thu nhập cho người nhận kiều hối có thể đầu tư, người di cư và kiều hối có thể tạo ra “thu nhập theo cấp số nhân” cho người nhận. Kiều hối có liên hệ tích cực với những dạng thức đầu tư hộ gia đình ở các nước đang phát triển, đặc biệt là đầu tư vào các doanh nghiệp và hoạt động làm ăn quy mô nhỏ [Brown, 1994; Massey và Parrado, 1998; Woodruff và Zenteno, 2008].

Kiều hối cũng là nguồn vốn đầy tiềm năng để gián tiếp làm tăng thu nhập cho những gia đình không có người di cư vì kiều hối có được sử dụng để trả cho các khoản dịch vụ và hàng hoá được cung cấp bởi những thành phần khác trong nền kinh tế địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Các hộ gia đình có thể sử dụng kiều hối chủ yếu để chi tiêu, đặc biệt là nếu họ có mức xuất phát điểm để chi tiêu rất thấp. Đối với những gia đình có điều kiện hơn, tức là mức chi tiêu đã tương đối tốt, thì kiều hối sẽ được sử dụng để đầu tư trong lâu dài để duy trì thu nhập cũng như củng cố những khía cạnh khác của đời sống. Nguồn kiều hối đã phát huy tác dụng tích cực trong hoạt động tiêu dùng [Lipton, 1980; Massey, 1987; Brown và Ahlburg, 1999].

Đối với hộ gia đình, nguồn kiều hối còn là điều kiện để phát triển những người ở lại. Nhiều nghiên cứu đã so sánh cách tiêu dùng của những gia đình có người di cư và không có người di cư và thấy rằng những gia đình có người di cư thường dùng kiều hối để tiêu pha nhiều hơn. Ngoài mua sắm, kiều hối còn được sử dụng khá nhiều để chi cho những dịch vụ về y tế và giáo dục. Thêm nữa, người di cư bằng cách gửi tiền về, sẽ giúp người thân vượt qua giới hạn của những thị trường chưa phát triển nơi mà chi phí vận tải cao, sự hạn chế khả năng tiếp cận thị trường do cơ sở hạ tầng yếu kém… Nói cách khác, nguồn kiều hối gắn với sự phát triển nguồn vốn con người, đặc biệt là những tác động tích cực tới việc đi học của trẻ.

Nguồn kiều hối đã giúp nhiều trẻ em ở El Salvador và Guatemala được đến trường hơn [Cox-Edwards và Ureta, 2003; Adams, 2005]. Tất nhiên, với đặc tính của từng vùng, từng gia đình, những nghiên cứu này vẫn đưa ra một kết luận mở rằng mỗi hộ gia đình sẽ có chính sách đầu tư vào nguồn vốn con người khác nhau, tức là động lực để đầu tư cho giáo dục cũng khác nhau. Dù sao, số trẻ em được đi học tăng lên cũng có nghĩa là số trẻ em phải lao động hoặc thất học/phải bỏ học cũng giảm đi.

Ngoài ra, chất lượng cuộc sống, nhất là trẻ em cũng được cải thiện đáng kể. Với nguồn kiều hối, tỉ lệ trẻ em chết yểu ở những hộ gia đình có người di cư sẽ thấp đi 3,7%, còn cân nặng của trẻ em sinh ra sẽ lớn hơn 350 gr. Bên cạnh tác động tích cực đối với sức khỏe từ hoạt động y tế, một lý do khác khiến di cư có tác động tích

cực là giúp kiến thức y tế và phòng ngừa các loại bệnh tật, chăm sóc sức khỏe cũng tốt hơn. [UNDP, 2009b]

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)