Khái quát lịch sử di cƣ quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 64 - 70)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ DI CƢ QUỐC TẾ

2.2. Khái quát lịch sử di cƣ quốc tế

Mục đích của việc khái quát lại hoạt động di cư quốc tế trong lịch sử không đơn thuần để chỉ ra rằng di cư không phải là một vấn đề mới, mà còn chỉ ra rằng di cư còn tiếp diễn trong tương lai. Di cư gắn với những sự kiện toàn cầu, như những cuộc cách mạng, chiến tranh, sự trỗi dậy và suy vong của các đế chế, sự phát triển hay suy tàn của các nền kinh tế; và di cư cũng gắn với những thay đổi quan trọng, tăng trưởng kinh tế, xây dựng đất nước, chuyển động chính trị, đồng thời là xung đột, đàn áp, suy thoái, v.v. Di cư là vấn đề trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

Có nhiều cách để phân kỳ lịch sử nói chung và lịch sử di cư nói riêng. Trong luận án này, lịch sử di cư quốc tế được khái quát và phân kỳ thành bốn giai đoạn lớn gắn với sự phát triển kinh tế, xã hội của nhân loại, đi kèm với đó là sự phát triển của quan hệ quốc tế. Bốn thời kỳ này bao gồm: thời kỳ tiền thực dân, thời kỳ thực dân, thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển và thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Thời kỳ tiền thực dân kéo dài nhất trong các thời kỳ di cư quốc tế. Lịch sử di

cư bắt đầu từ khi loài người xuất hiện ở thung lũng Rift tại châu Phi khoảng 1,5 triệu năm trước. Khoảng năm 5.000 trước Công nguyên, người Homo Erectus và người Homo Sapiens đã bắt đầu di cư sang châu Âu và sau đó là các lục địa khác. Sự di chuyển sang châu Mỹ diễn ra cách đây khoảng 15.000 đến 20.000 năm. Vào khoảng hai thiên niên kỷ trước thì các đảo trong khu vực Thái Bình Dương đã có người sinh sống. Di cư thời kỳ này chưa tác động đến quan hệ quốc tế.

Những cuộc di cư sau này đáng chú ý có những cuộc di cư trong thời kỳ đồ đá; hoạt động du canh du cư, những cuộc săn bắn; những cuộc di cư của người Barbarians ở châu Âu (năm 300-700 sau Công nguyên), những cuộc di cư của người Thổ (Turkic) ở khu vực châu Âu, châu Á và Trung Đông (thế kỷ VI - thế kỷ XI), những cuộc di cư của người Arab cùng sự mở rộng của Đế quốc Arab ra khắp Á - Âu - Phi (năm 632-732). Những cuộc di cư trong thời Trung cổ thường gắn với các cuộc viễn chinh của nhiều đạo quân trong các cuộc chiến tranh lớn ở các khu vực Trung Đông, Trung Á, Tây La Mã hay quá trình mở rộng lãnh thổ của đế quốc Mông Cổ. Nhiều chứng cứ lịch sử cho thấy người Hungary ngày nay có một phần nguồn gốc xa xưa gắn với người Mông Cổ [Nguyễn Trần Quế, 1999, tr. 98] Trong

thế giới cổ đại, quá trình thực dân hóa lãnh thổ của người Hy Lạp và sự mở rộng đế quốc La Mã phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động di cư, và bên ngoài châu Âu, những cuộc di chuyển dân cư ở quy mô lớn gắn với những đế chế như Mesopotamia, Inca, Ấn Độ và nhà Chu. Một hoạt động di cư lớn khác trong thời tiền sử bao gồm hoạt động di cư của người Viking và hay cuộc thập tự chinh tới Holy Land (đất Thánh). Những cuộc di cư trong thời kỳ này chủ yếu mang tác động mở mang, khai phá những vùng đất mới nhưng cũng bắt đầu tác động đến quan hệ giữa các nhóm dân tộc, các quốc gia trong một hệ thống quốc tế sơ khai.

Thời kỳ di cư lớn thứ hai trong lịch sử loài người là thời kì thực dân và sự xuất

hiện của chủ nghĩa tư bản. Từ cuối thế kỷ XV, “những cuộc thám hiểm và chủ nghĩa thực dân châu Âu đã dẫn tới những bước đi đầu tiên của di cư thời tiền hiện đại” [Manning, 2005]. Trong thời kỳ từ khoảng thế kỷ XVI đến XIX, người di cư trên thế giới xuất hiện cùng những những thương nhân hoạt động thương mại thoát ra khỏi phạm vi châu Âu, cùng sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong lịch sử cận đại, theo nhà sử học Robin Cohen, trong khoảng 2 hoặc 3 thế kỷ trở lại đây, có thể nhận thấy một loạt những chuyến di cư lớn hoặc thời kỳ lịch sử mà hoạt động di cư diễn ra rầm rộ. Trong thời kỳ kéo dài 300 năm, người châu Âu đã đi đến những vùng đất rộng lớn chưa được khai phá tại châu Mỹ, châu Phi, châu Á và châu Đại dương. Quá trình mở rộng lãnh thổ của người châu Âu với chính sách thực dân hóa gắn với một số lượng lớn người châu Âu tự nguyện di cư và tái định cư đến những vùng thuộc địa và châu Mỹ. Những cường quốc thực dân lớn mạnh nhất vào thời điểm đó là Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan đều thúc đẩy hoạt động di cư, tái định cư ở các lãnh thổ hải ngoại không chỉ với công nhân mà còn cả nông dân, người bất đồng chính kiến, tù nhân hay trẻ mồ côi.

Trong thời gian này, những người di cư thường được chia ra làm các loại: người đi khai hoang, người đi cai quản các vùng đất, thợ thủ công, những doanh nhân đi tìm nguồn nguyên liệu thô cho nền kinh tế và những người phạm tội bị đày đến các nước thuộc địa. Một điểm nổi bật của hoạt động di cư trong thế kỷ XVIII và XIX khi người nô lệ bị chuyển từ châu Phi sang Tân Thế giới. Ước tính 12 triệu người bị ép buộc rời vùng Tây Phi để đến Tân Thế giới, ngoài ra thì một số lượng

lớn người cũng di chuyển qua Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Bên cạnh quy mô, một trong những lý do để thấy di cư là một vấn đề lớn là di cư để lại hậu duệ của những người nô lệ, đặc biệt là người Mỹ gốc Phi. Sau khi chế độ nô lệ bị triệt tiêu, những người công nhân ngoại quốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ tiếp tục di chuyển với quy mô lớn, khoảng 1,5 triệu từ riêng Ấn Độ, để tiếp tục quá trình di cư do các cường quốc châu Âu thực hiện.

Từ góc độ quan hệ quốc tế, có thể nói nhờ di cư, người châu Âu đã dần làm chủ những vùng đất mới hoặc chiếm giữ các vùng đất ngoài châu Âu làm thuộc địa. Mặc dù hiện nay chúng ta không rõ số lượng người di cư khỏi châu Âu trong thời gian đó là bao nhiêu nhưng có thể thấy rõ rằng những luồng di cư từ châu Âu ra là đủ để người châu Âu gây ảnh hưởng đáng kể lên phần còn lại của thế giới, từ châu Á, châu Phi đến châu Mỹ. Di cư gắn với mở rộng lãnh thổ chỉ chấm dứt khi những hoạt động và phong trào chống thực dân nổi lên từ khoảng cuối thế kỷ XIX.

Thời kỳ di cư tiếp theo bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX và kết thúc với sự chấm dứt

của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trong khoảng từ 1846 đến 1940, những cuộc di cư diễn ra ồ ạt trên toàn thế giới. Tốc độ và số lượng của những cuộc di dân trong thời gian này chưa từng có trong lịch sử. Thời kỳ di cư này gắn với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá ở châu Âu, sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản cùng sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc.

Trong khoảng thời gian đầu thời kỳ công nghiệp hóa, có khoảng 48 triệu người (tương đương 12% dân số trong thời điểm đó) đã rời châu Âu. Vào khoảng năm 1900, những nước có nhiều người di cư nhất có thể kể đến Anh (41% dân số), Na-uy (36%), Bồ Đào Nha (30%), Italia (29%), Tây Ban Nha (23%) [Massey, 2003b, tr. 2]. Có khoảng 55 triệu người đã di chuyển từ châu Âu sang châu Mỹ và khoảng 2,5 triệu người châu Á cũng di cư sang châu Mỹ. Trong những cuộc di dân xuyên Đại Tây Dương thì 65% đến Hoa Kỳ, còn lại chủ yếu người di cư tìm đến Canada, Brazil, Argentina… Cũng trong thời kỳ này thì có một số lượng tương tự người di cư trong khu vực châu Á. Khu vực Đông Nam Á đón khoảng 50 triệu người, chủ yếu đến từ Ấn Độ và miền Nam Trung Quốc. Khu vực Bắc Á (bao gồm miền bắc Trung Quốc, vùng Siberia), Trung Á và Nhật Bản cũng đón nhận khoảng

50 triệu người [Manning, 2005]. Số lượng ngươi di cư lao động xuyên quốc gia đạt mức đỉnh 3 triệu người/năm trong những năm đầu của thế kỷ XX. Những người di cư trong thời kỳ này đã góp phần phát triển kinh tế thế giới nói chung. Đồng thời, rất nhiều người di cư đã trở thành lực lượng quan trọng của công cuộc lấn chiếm đất đai, thuộc địa, phân chia biên giới giữa các nước thuộc địa.

Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sự phát triển của Chủ nghĩa Sô-vanh trong những năm 1920 và cuộc đại khủng hoảng kinh tế những năm 1930 đã dẫn tới sự đóng cửa biên giới các nước và sự suy giảm của các luồng di cư quốc tế. Thời di cư này được đánh dấu với sự trỗi dậy của nước Mỹ với tư cách là một cường quốc công nghiệp. Hàng triệu công nhân từ những khu vực kinh tế đình đốn và hà khắc về chính trị ở Bắc, Nam và Đông Âu, không kể những người tìm cách trốn chạy khỏi nạn đói ở Ireland, đã tìm đến Mỹ từ khoảng những năm 1850 cho đến cuộc Đại khủng hoảng đầu thập niên 1930. Khoảng 12 triệu người di cư đã đến đảo Ellis ở New York và làm thủ tục nhập cư. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, những điều khoản trong Hiệp định Postdam giữa các nước phe Đồng minh và Liên Xô, trong đó có việc phân định lại biên giới giữa các nước ở châu Âu cũng đã dẫn tới việc di chuyển và tái định cư cho hàng chục triệu người.

Giai đoạn di cư lớn tiếp theo diễn ra sau Thế chiến thứ hai, khi các nền kinh tế

châu Âu, Bắc Mỹ và Australia rất cần nguồn lao động để tái thiết hoặc duy trì phát triển kinh tế thời hậu chiến. Đây là thời kỳ mà người Thổ Nhĩ Kỳ di cư đến làm việc ở Đức, người Bắc Phi đến Pháp và Bỉ với số lượng lớn. Đây cũng là thời kỳ mà khoảng 1 triệu người Anh di cư đến Australia và thường được gọi là Ten Pound Poms.2 Chuyến đi của họ và một khoản tiền 10 Bảng Anh được chính phủ Australia chi trả với nỗ lực thu hút người định cơ mới. Trong thời kỳ này, quá trình phi thực dân hóa cũng có tác động lớn đến di cư ở các vùng còn lại trên thế giới, đáng chú ý

2 Ten Pound Poms hoặc Ten Pound Tourists là một thuật ngữ thông dụng ở Australia và New Zealand để chỉ những người Anh di cư đến đây sau Thế chiến thứ hai. Theo đó, sau Thế chiến thứ hai, chính phủ Australia và Bộ trưởng Nhập cư Arthur Calwell đã thực hiện Kế hoạch hỗ trợ di cư (Assisted Passage Migration Scheme) với mục tiêu gia tăng dân số Australia và tìm nguồn cung lao động cho nền kinh tế nước này. Chính phủ Australia đã hứa hẹn về triển vọng, nhà ở và một cuộc sống lạc quan. Tuy nhiên, khi đến nơi, người di cư thường được sắp xếp ở tại những khu ký túc xã

là cuộc di cư hàng triệu người Ấn Độ giáo và Hồi giáo khi Ấn Độ bị chia tách thành Ấn Độ và Pakistan năm 1947, cũng như sự di chuyển của người Do Thái và Palestine sau khi nhà nước Israel được thành lập. Cũng vào thời kỳ này, đã có một số lượng tương đối lớn người di cư trở lại châu Âu, chẳng hạn như phong trào được gọi là Pieds-Noirs ở Pháp3.

Đến năm 1970, người di cư lao động quốc tế bùng nổ về số lượng ở châu Âu, và tiếp tục xu hướng này đến đầu thập kỷ 1990 ở Mỹ. Động cơ của nền kinh tế toàn cầu bắt đầu chuyển về châu Á, khi số lượng người di cư lao động ở khu vực này tăng lên. Ngoài ra, sự di chuyển của người đi xin tị nạn và người tị nạn cũng như người di cư bất hợp pháp cũng tăng lên ở khu vực các nước công nghiệp phát triển. Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973, các nước vùng Vịnh đã bắt đầu thu hút người lao động di cư. Trong những năm 1980, vấn đề di cư quốc tế đã lan rộng ra khắp châu Á, người di cư không chỉ đến Nhật Bản mà còn đến những nền kinh tế mới phát triển như Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong… Từ 1965 đến 1990 thì số lượng dân di cư tăng thêm khoảng 45 triệu người với tỉ lệ trung bình là 2,1%/năm. Vai trò của người di cư kinh tế trong thời kỳ này đã được thừa nhận. Tuy nhiên, do chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa di cư và tị nạn, đồng thời các nước chưa thực sự quan tâm đến vấn đề di cư nên tác động của di cư tới quan hệ giữa các nước, hay ý chí hợp tác quốc tế để quản lý di cư trong thời kỳ này chưa cao.

Như vậy, tính đến trước những năm 1990, quá trình di cư quốc tế trải qua bốn thời kỳ lớn: Thời kỳ tiền thực dân, thời kỳ xuất hiện của chủ nghĩa thực dân và kinh tế tư bản, thời kỳ bắt đầu công nghiệp hóa cùng ra đời của chủ nghĩa đế quốc, thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Độ dài của các thời kỳ di cư giảm dần nhưng vấn đề di cư

3 Đây là một thuật ngữ để chỉ người Thiên chúa giáo và người Do Thái mà gia đình họ đã di cư từ nhiều khu vực ở Địa Trung Hải sang Algeria, Ma-rốc và Tunisia dưới sự cai trị của Pháp và sống ở đó nhiều thế hệ nhưng đã bị trục xuất khi Pháp chấm dứt chế độ thực dân ở đây trong khoảng thời gian từ năm 1956 đến 1962. Thuật ngữ này cũng thường bao gồm cả người Do Thái ở Bắc Phi, những người đã sống ở đó trong nhiều thế kỷ nhưng được trao quyền công dân Pháp theo Nghị định Crémieux năm 1870. Cụ thể hơn, thuật ngữ pied-noir cũng được sử dụng để chỉ những người có gốc gác châu Âu trở về Pháp ngay sau khi Algeria độc lập.

Tham khảo thêm Oxford English Dictionary, 2nd Edition. XI. Oxford, United Kingdom: Clarendon Press. 1989. pp. 799. Và Naylor, Phillip Chiviges (2000). France and Algeria: A

tăng dần cả về số lượng và mật độ. Trong từng thời kỳ, vấn đề di cư đều có những tác động lên tình hình quốc tế. Có thể nói, các thời kỳ đó là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của vấn đề này và những ảnh hưởng của nó đến quan hệ quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh sẽ được đề cập trong phần sau.

Tiểu kết chƣơng 2

Như vậy, di cư quốc tế và người di cư quốc tế là một khái niệm rộng, khó nắm bắt và có nhiều vấn đề liên quan và cũng rất phức tạp như người tị nạn, người đi xin tị nạn. Dù phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án đã xác định chỉ nghiên cứu về di cư quốc tế nhưng việc xác định hoạt động di cư, người di cư quốc tế cũng như phân loại người di cư quốc tế chỉ mang tính tương đối. Cần làm rõ khái niệm, cách thức phân loại người di cư quốc tế để tạo ra một cơ sở lý luận cho đề tài.

Di cư quốc tế cũng là vấn đề có tính lịch sử, lâu dài và gần như phát triển song hành với lịch sử nhân loại. Có thể, mỗi học giả nghiên cứu di cư quốc tế hoặc nhà sử học sẽ có cách phân kỳ lịch sử khác nhau dựa trên quan điểm cá nhân về những sự kiện được cho là dấu mốc nhưng có lẽ, thời điểm năm 1991 cơ bản được chấp nhận là một bước ngoặt trong lịch sử nhân loại. Chính từ thời điểm đó, lịch sử thế giới đã bước sang một chương mới, và di cư quốc tế cũng chuyển sang một thời kỳ vô cùng sôi động mà sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau.

Khi nghiên cứu di cư quốc tế với tư cách là một vấn đề trong quan hệ quốc tế, việc xây dựng cơ sở lý luận từ việc tập hợp và chọn lọc luận điểm của các lý thuyết kinh tế, quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế là điều cần thiết. Từ Chủ nghĩa hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)