Tình hình di cư quốc tếở châu Phi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 78 - 79)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ DI CƢ QUỐC TẾ

3.1. Thực trạng vấn đề di cƣ quốc tế giai đoạn 1991-2016

3.1.2.3. Tình hình di cư quốc tếở châu Phi

Châu Phi vẫn là châu lục có động lực và đặc tính di cư phức tạp bao gồm cả hoạt động di cư trong phạm vi khu vực và di cư ra ngoài châu lục. Xung đột, khó khăn về kinh tế dẫn tới tình trạng yếu kém về an sinh xã hội, cơ hội phát triển con người là nhân tố đẩy trong hoạt động di cư của người dân châu lục này. Suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đã góp phần tăng thêm khó khăn về kinh tế, việc làm, thậm chí xung đột vì tài nguyên giữa các cộng đồng. Vì thế, số lượng người di cư, khởi phát thêm những con đường di cư mới và khoảng cách người di cư vượt qua cũng tăng lên. Thêm đó, động lực di cư trong khu vực còn được tiếp thêm điều kiện khi việc kiểm soát biên giới rất kém khi năng lực của chính quyền có hạn, đồng thời việc quản lý di cư giữa các nước trong khu vực còn tương đối yếu vì không hợp tác hoặc hợp tác không hiệu quả.

Lao động di cư đã tăng đáng kể trong những năm đầu thế kỷ XXI. Với sự hợp

tác về kinh tế giữa các nước trong khu vực Tây Phi, số lượng người di cư lao động đã chiếm hơn một nửa số người di cư trong khu vực. Tình trạng bất ổn ở Bắc Phi đã góp phần đưa người Tây Phi di cư trở lại, và tạo ra xu hướng người di cư quay trở về khu vực này. Cộng đồng Kinh tế của các nước Trung Phi đã ký kết một hiệp định về tự do di chuyển và quyền công dân. Sự phát triển của các ngành công nghiệp như khai thác dầu, chế biến gỗ đã biến những nước như Gabon, Guinea xích đạo trở thành điểm đến của người di cư vì mục đích lao động.

Lượng người di cư bất hợp pháp trong phạm vi châu lục và từ châu Phi sang

châu Âu đã tăng lên. Những nước Tây và Trung Phi vốn là nguồn của di cư đang trở thành điểm trung chuyển của những người di cư bất hợp pháp. Những con đường di cư chính đang tồn tại là: thứ nhất, con đường Bắc Phi (từ vùng Nam Sahara tới Bắc Phi và châu Âu); thứ hai, con đường vùng Vịnh Aden (từ vùng Sừng châu Phi tới Yemen và khu vực khác); và thứ ba, con đường phía Nam (từ Đông Phi và vùng Sừng châu Phi tới khu vực Nam Phi).

Dòng di cư từ khu vực châu Phi là sự pha trộn của nhiều dạng thức như tị

nạn, đi tìm nơi trú ẩn, di cư tự nguyện với những mục đích khác nhau như đoàn tụ gia đình, giáo dục, việc làm khiến các chính phủ rất vất vả để đối phó với một lượng

lớn người di chuyển qua biên giới giữa các nước để định cư hoặc tìm cách sang nước thứ ba. Việc lựa chọn con đường và cách thức di chuyển thiếu an toàn, thậm chí nhờ cậy các mạng lưới di cư bất hợp pháp khiến họ có thể phải chịu những rủi ro trên hành trình như bị đánh đập, lạm dụng, bóc lột, v.v.

Sự phức tạp thể hiện rõ ở trường hợp Bắc Phi. Đây là một khu vực phức tạp về nhiều khía cạnh, từ an ninh, chính trị, kinh tế cho đến văn hóa, xã hội. Đặc điểm di cư của khu vực này cũng phức tạp như vậy, vừa có những nước là điểm đến, vừa có nước làm điểm trung chuyển và cũng có nước là đích đến của người di cư. Những nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và dân số cùng xung đột bạo lực chính là những nhân tố tác động đến đặc điểm di cư của khu vực này. Các nước Bắc Phi như Ai Cập, Tunisia, Algeria đang trở thành điểm trung chuyển của những dòng di cư phức tạp xuất phát từ các nước bất ổn hướng tới khu vực châu Âu và vùng Vịnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 2016) (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)