Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3. Nhóm những nghiên cứu xác định nguyên nhân của di cƣ quốc tế
Để giải quyết bất cứ vấn đề gì thì việc xác định nguyên nhân là rất quan trọng. Đối với vấn đề di cư quốc tế, việc xác định nguyên nhân không những để tìm ra giải pháp mà còn để hiểu hơn về động lực di cư của con người.
Từ đầu thập niên 1990, bài viết “Theories of International Migration: A Review and Appraisal” (Lý thuyết di cư quốc tế: Nhìn lại và đánh giá) trên tạp chí
Population and Development Review (1993) đã tiến hành đánh giá những lý thuyết
di cư quốc tế đương đại. Các tác giả cho rằng chúng ta đang thiếu một lý thuyết toàn diện để giải thích di cư quốc tế. Các lý thuyết riêng lẻ không xung đột nhau nhưng tác động khác nhau lên việc hình thành và thực thi chính sách của các nước. Các tác giả cũng dự báo rằng trong những thập kỷ tiếp theo, sự lựa chọn và quyết định chính sách là điều rất quan trọng và có thể mang theo nguy cơ bất đồng, xung đột.
Cũng từ đầu thập kỷ 1990, tác giả James F. Hollifield đánh giá rằng di cư quốc tế thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai đã đặt ra nhiều câu hỏi đối với nghiên cứu quan hệ quốc tế. Trong bài viết “Migration and International Relations: Cooperation and Control in the European Community” (Di cư và quan hệ quốc tế: Hợp tác và kiểm soát trong Cộng đồng châu Âu) International Migration Review
(1992), tác giả Hollifield cho rằng, mặc dù di cư đã trở thành vấn đề quan trọng nhưng các nhà lý thuyết của quan hệ quốc tế chưa phát triển một khung phân tích về di cư quốc tế; sự chú ý đối với di cư mới tập trung vào khía cạnh kinh tế (nhân tố kéo và đẩy) và chính trị (chính sách di cư) mà không cho thấy sự tương tác giữa chính trị với thị trường.
Tiếp nối nghiên cứu về nguyên nhân của di cư quốc tế, bài viết “An Evaluation of International Migration Theory: The North American Case” (Một đánh giá về lý thuyết di cư quốc tế: Trường hợp Bắc Mỹ) cũng của nhóm tác giả do
Douglas S. Massey làm trưởng nhóm đăng tại tạp chí Population and Development
Review (1994) tổng hợp lại những nghiên cứu thực tiễn về di cư quốc tế trong hệ
thống di cư ở Bắc Mỹ nhằm đánh giá một số lý thuyết vốn mang tới khung phân tích nguyên nhân và sự tồn tại của di cư quốc tế. Các tác giả bài viết cho rằng các lý thuyết mang tính bổ sung cho nhau nhiều hơn là đối lập nhau. Bài viết có mục đích xây dựng một khung lý thuyết toàn diện để giải thích cho vấn đề di cư ở Bắc Mỹ.
Cuốn sách “Handbook of International Migration: The American Experience” (Cẩm nang về di cư quốc tế: Kinh nghiệm của Mỹ) (Russell Sage Foundation, 1999) đã phân tích những lý thuyết di cư quốc tế đương đại, bao gồm những động lực thúc đẩy con người di cư, thường với chi phí tài chính lớn.
Tiếp theo, “Forecasting International Migration: Selected Theories, Models and Methods”(Dự báo về di cư quốc tế: Những lý thuyết, mô hình và phương pháp chọn lọc) (2006) là nghiên cứu được thực hiện bởi Jakub Bijak hướng đến việc chỉ ra những nền tảng lý thuyết của hoạt động dự báo di cư quốc tế. Nghiên cứu này dưa ra cái nhìn tổng quan về các thuyết di cư cũng như đánh giá khả năng áp dụng lý thuyết vào việc dự báo các dòng di cư quốc tế.
Cũng tìm hiểu nguyên nhân của di cư quốc tế là nghiên cứu “International Migrations: Its Various Mechanisms and Different Theories that Try to Explain It” (Di cư quốc tế: Những cơ chế đa dạng và lý thuyết giải thích) (2007) do Ewa Morawska. Nghiên cứu này bao gồm hai phần. Phần đầu tiên tóm tắt những lý thuyết về di cư quốc tế. Phần thứ hai của nghiên cứu trình bày một cách tiếp cận tổng hợp, trong đó di cư là một quá trình cấu trúc và chỉ ra ưu điểm của cách tiếp cận này so với các lý thuyết khác.
Khi nghiên cứu về nguyên nhân di cư quốc tế, trong bài viết “Tổng quan lý luận về di chuyển lao động quốc tế” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và
Trung Đông (số 9, 2009), tác giả Võ Thị Minh Lệ lại tập trung vào phân tích những
nguyên nhân của di cư lao động quốc tế dưới góc nhìn của một số học thuyết kinh tế học cổ điển và hiện đại.
Trong cuốn sách “International Migration and Human Rights: The Global Repercussions of U.S. Policy” (Di cư quốc tế và nhân quyền: Hệ lụy toàn cầu từ
chính sách của Mỹ) đã nói ở trên do Samuel Martinez chủ biên (2009), tác giả Douglas S. Massey đã khái quát lại những nghiên cứu được tiến hành về vấn đề di cư ở cấp độ toàn cầu. Tác giả Massey xác định mối quan hệ chặt chẽ giữa di cư quốc tế với toàn cầu hóa. Những biến chuyển về văn hóa và xã hội do chủ nghĩa tự do mang lại đã thúc đẩy con người đi qua các biên giới quốc tế nhằm tìm kiếm cơ hội và tự do.
Từ góc độ lịch sử, cuốn sách “International Migration in the Age of Globalization: Historical and Recent Experiences” (Di cư quốc tế trong thời kỳ toàn cầu hóa: Kinh nghiệm lịch sử và thực tiễn) của tác giả Andres Solimano (2010) đề cập tới lý thuyết và những trường hợp nghiên cứu thực tiễn từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XXI với bối cảnh lịch sử, những nhân tố kéo và đẩy, tác động của di cư với phát triển.
Dựa trên quan điểm phê phán đối với lịch sử di cư, các tác giả Christiane Harzig, Dirk Hoerder và Donna Gabaccia (2009) trong cuốn sách “What is Migraton History?” (Lịch sử di cư như thế nào?) đã đưa ra cách nhìn cấp tiến về lý thuyết di cư. Cuốn sách đã thể hiện quan điểm của các tác giả về một hệ thống tiếp cận đối với di cư, có mục tiêu đưa ra một khuôn khổ lý thuyết toàn diện về những nhân tố tác động đến di cư quốc tế, cũng ảnh hưởng của vấn đề này.
Công trình nghiên cứu mang tên “Theories and Typologies of Migrations: An Overview and a Primer” (Lý thuyết và các loại hình di cư: Tổng quan và khái quát) (2012) của Russell King rước hết khái quát lại những dạng thức khác nhau của di cư quốc tế, và nhấn mạnh vào nhu cầu về một cách tiếp cận liên ngành khi nghiên cứu về di cư. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra những thách thức đối với việc nghiên cứu lý thuyết về di cư trong tương lai, đó là nhu cầu gắn nghiên cứu di cư với các tiến trình chuyển động chính trị, kinh tế, xã hội toàn cầu hay sự liên hệ giữa những khía cạnh hiện sinh của vấn đề di cư.
Trong bài viết “Các yếu tố tác động đến hoạt động di cư quốc tế ở Việt Nam hiện nay” đăng trên tạp chí Lý luận Chính trị (số 12/2014), tác giả Doãn Hùng và Nguyễn Thị Ngọc Diễn cho rằng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chênh lệch thu nhập, các xu hướng nhân khẩu học, điều kiện kinh tế tốt hơn của người di cư, thông
tin - chính sách - thị trường lao động được kết nối chặt chẽ là những nhân tố kéo người di cư quốc tế đến Việt Nam.
Có thể nói, những nguyên nhân của di cư quốc tế thường xuyên được nghiên cứu từ góc độ kinh tế học. Các nghiên cứu kể trên đã làm sáng tỏ hầu hết nguyên nhân di cư quốc tế với cách tiếp cận kinh tế. Tuy nhiên, mức độ đóng góp của các lý thuyết quan hệ quốc tế vào giải thích nguyên nhân của di cư quốc tế còn khá mờ nhạt trong những nghiên cứu trên.