Cơ cấu độ tuổi NNL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực thông tin thư viện tại học viện ngân hàng (Trang 46)

Năm Tổng số Độ tuổi Tỷ lệ (%) Thâm niên HVNH Tỷ lệ (%) Thâm niên nghề TV Tỷ lệ (%) 2010 18 > 50t: 05 27.78 01 năm: 00 0.00 01 năm: 00 0.00 40-50t: 03 16.67 2-4 năm: 10 55.56 2-4 năm: 11 61.11 30-39t: 03 16.67 5-10 năm: 02 11.11 5-10 năm: 02 11.11 < 30t: 07 38.88 11-20 năm: 01 5.56 11-20 năm: 02 11.11 20-30 năm: 05 27.77 20-30 năm: 03 16.67 2011 17 > 50t: 04 23.53 01 năm: 01 5.88 01 năm: 01 5.88 40-50t: 02 11.76 2-4 năm: 7 41.18 2-4 năm: 08 47.06 30-39t: 03 17.65 5-10 năm:05 29.41 5-10 năm: 05 29.41 < 30t: 08 47.06 11-20 năm: 00 0.00 11-20 năm: 02 11.77 20-30 năm: 04 23.53 20-30 năm: 01 5.88

2012 13 > 50t: 02 15.39 01 năm: 00 0.00 01 năm: 00 0.00 40-50t: 01 7.69 2-4 năm: 03 23.08 2-4 năm: 04 30.77 30-39t: 02 15.38 5-10 năm: 09 61.54 5-10 năm: 07 53.85 < 30t: 08 61.54 11-20 năm:0 0.00 11-20 năm: 01 7.69 20-30 năm: 03 15.38 20-30 năm: 01 7.69 2013 14 > 50t: 02 14.29 01 năm: 01 7.14 01 năm: 00 0.00 40-50t: 02 14.29 2-4 năm: 01 7.14 2-4 năm: 01 7.14 30-39t: 04 28.57 5-10 năm: 10 71.43 5-10 năm: 10 71.43 < 30t: 06 42.85 11-20 năm: 0 0.00 11-20 năm: 02 14.29 20-30 năm: 02 14.29 20-30 năm: 01 7.14 2014 13 > 50t: 01 7.69 01 năm: 00 0.00 01 năm: 00 0.00 40-50t: 02 15.38 2-4 năm: 02 15.39 2-4 năm: 01 7.69 30-39t: 07 53.85 5-10 năm: 10 76.92 5-10 năm: 10 76.93 < 30t: 03 23.08 11-20 năm: 0 0.00 11-20 năm: 02 15.38 20-30 năm: 01 7.69 20-30 năm: 00 0.00 2015 13 > 50t: 00 0.00 01 năm: 00 0.00 01 năm: 01 7.69 40-50t: 02 15.38 2-4 năm: 01 7.69 2-4 năm: 00 0.00 30-39t: 10 76.93 5-10 năm: 11 84.62 5-10 năm: 10 76.93 < 30t: 01 7.69 11-20 năm: 01 7.69 11-20 năm: 02 15.38 20-30 năm: 0 0.00 20-30 năm: 00 0.00 2016 14 > 50t: 0 0.00 01 năm: 00 0.00 01 năm: 00 0.00 40-50t: 02 14.29 2-4 năm: 01 7.14 2-4 năm: 01 7.14 30-39t: 10 71.43 5-10 năm: 12 85.72 5-10 năm: 11 78.58 < 30t: 02 14.28 11-20 năm: 01 7.14 11-20 năm: 01 7.14 20-30 năm: 00 0.00 20-30 năm: 01 7.14

Theo số liệu thống kê, NNL của Trung tâm có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tỷ lệ số nam dưới 40 tuổi, nữ dưới 35 tuổi ngày càng cao. Số người thuộc độ tuổi 30 - 39 chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2016 tỷ lệ này là 71.43%. Đây là nhóm có sức lao động, sáng tạo dồi dào nhất. Nhóm này có đặc tính muốn được công nhận và khẳng định những thành quả lao động, do vậy, người quản lý cần quan tâm, tạo điều kiện để họ được phát triển cá nhân và cũng là để tạo nguồn cho công tác quản lý trong tương lai.

Trong hai năm trở lại đây, số người cao tuổi hoàn toàn không có trong Trung tâm do đã về hưu hoặc chuyển công tác khác, đây là nhóm người có sức ì cao, làm việc thiếu tính sáng tạo và kém thích nghi với sự thay đổi. Số người có thời gian công tác tại HVNH khoảng từ 5 đến 10 năm là chủ yếu, năm 2016 tỷ lệ này là 78%. Đây là khoảng mốc thời gian tương đối đủ để có những hiểu biết, mối quan hệ sâu và rộng trong Học viện. Đây cũng là yếu tố thuận lợi trong phối hợp triển khai các nhiệm vụ chung của nhà trường và nhiệm vụ của Trung tâm. Số người có thâm niên nghề thư viện khoảng từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2016 tỷ lệ này là 78.58%, tiếp theo là tỷ lệ số người có thâm viên nghề thư viện trên 10 năm, năm 2016 tỷ lệ này là 14.28%. Đây được xem là yếu tố nội lực quan trọng hàng đầu của Trung tâm trong chiến lược phát triển giai đoạn 10 năm tới.

Như vậy, có thể nói, tính đến năm 2016 và dự báo trong 10 năm tới, NNL của Trung tâm thuộc nhóm sung sức nhất, có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, có kinh nghiệm công tác, có sự ổn định về đời sống gia đình, yên tâm công tác.

2.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính

Trung tâm TT-TV của Học viện có tỷ lệ lao động nữ rất cao trong tổng nguồn nhân lực. Có thể coi đây cũng là một đặc trưng của nghề TT-TV. Điều này tạo nên những thuận lợi và khó khăn nhất định cho công tác QL NNL. Nhóm giới tính nam và nhóm giới tính nữ có nhiều sự khác biệt về đặc trưng tâm sinh lý. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sức bền, tính cách, sự thích hợp với những nghề nghiệp, tính thích nghi với sự thay đổi, mức độ đầu tư thời gian cho công việc, mong muốn phát triển, khả năng xử lý tình huống đặc thù,…. Môi

trường thư viện tĩnh tại, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn. Đặc biệt, công tác phục vụ NDT, do phải giao tiếp trực tiếp với nhiều nhóm đối tượng NDT, mà ở HVNH thì đặc biệt là nhóm giảng viên và nhóm sinh viên có những đặc tính, yêu cầu tin hoàn toàn khác nhau, đòi hỏi người cán bộ thư viện phải nhẹ nhàng, mềm mỏng, nhẫn nại, linh hoạt nhưng đồng thời nghiêm khắc, dứt khoát trong xử lý các tình huống. Những tố chất này thường có ở người phụ nữ, do vậy, người lao động nữ rất phù hợp với nghề TT-TV.

Bảng 2.2: Cơ cấu giới tính NNL

Năm Tổng số Giới tính Tỷ lệ (%) 2010 18 Nam: 02 11.11 Nữ: 16 88.89 2011 17 Nam: 03 17.65 Nữ: 14 82.35 2012 13 Nam: 02 15.38 Nữ: 11 84.62 2013 14 Nam: 02 14.29 Nữ: 12 85.71 2014 13 Nam: 02 15.38 Nữ: 11 84.62 2015 13 Nam: 03 23.08 Nữ: 10 76.92 2016 14 Nam: 03 21.43 Nữ: 11 78.57

Bảng thống kê cho thấy, số lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số NNL, luôn trên 75% qua các năm. Năm 2016, tỷ lệ nữ chiếm 78.57%. Điều này thể hiện sự mất cân bằng giới tính của tổ chức. Theo xu thế phát triển thư viện hiện đại, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động TT- TV, tăng thời gian thư viện làm việc đáp ứng nhu cầu thông tin, tài liệu của NDT

đòi hỏi sự chuyên tâm đầu tư cao vào công việc thì cần sự phát huy vai trò của người lao động nam với những ưu thế về thời gian, sức khỏe, sức bền, sự thích nghi với thay đổi,… Do đó, sự mất cân đối giới tính này là vấn đề mà người quản lý của Trung tâm phải lưu tâm, có kế hoạch điều chỉnh, cân đối lại.

2.1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực theo sức khỏe

Sức khỏe lao động tác động trực tiếp đến quá trình làm việc, hiệu quả thực hiện công việc. Đây là tiêu chí quan trọng trong công tác tuyển dụng NNL và bố trí, sắp xếp phân công nhiệm vụ. NNL phải đảm bảo sức khỏe thì mới có đủ điều kiện để lao động, học tập và sinh hoạt phục vụ bản thân, gia đình và cơ quan, xã hội.

Kết quả kiểm tra sức khỏe đầu năm học 2016-2017 cho thấy, 100% người đạt xếp loại đủ sức khỏe để làm việc. Số người mắc bệnh nghề nghiệp như bệnh về đường hô hấp, bệnh dị ứng, bệnh về hệ vận động … hầu như không đáng kể. Thông thường, sức khỏe có mối liên quan mật thiết đến độ tuổi lao động. Tỷ lệ người có sức khỏe đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc tương ứng với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chính từ 30 đến 40 tuổi. Sự tỷ lệ thuận này cho thấy NNL của Trung tâm trẻ về tuổi đời, đảm bảo về sức khỏe. Căn cứ theo cơ cấu này, người QL NNL của Trung tâm có được sự đảm bảo ổn định trong hoạch định các chính sách phát triển.

2.1.4. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ học vấn

Chất lượng NNL phụ thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn của NNL. Nghiên cứu, đánh giá trình độ học vấn của NNL giúp phân tầng người lao động. Đặc biệt là trong các đơn vị hành chính sự nghiệp thì trình độ học vấn là căn cứ đầu tiên trong xác định mức trả lương cho người lao động. Đối với cơ sở GDĐH thì cơ cấu trình độ học vấn của NNL TT-TV là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp hạng cơ quan thư viện, xếp hạng cơ sở giáo dục.

Bảng 2.3: Cơ cấu trình độ học vấn của NNL Năm Tổng số Trình độ học vấn Năm Tổng số Trình độ học vấn PT TC CN ThS NCS/TS 2010 18 1 1 15 1 0 5.56% 5.56% 83.32% 5.56% 0.00% 2011 17 1 1 12 3 0 5.88% 5.88% 70.59% 17.65% 0.00% 2012 13 1 1 8 3 0 7.69% 7.69% 61.54% 23.08% 0.00% 2013 14 1 1 8 4 0 7.14% 7.14% 57.14% 28.58% 0.00% 2014 13 1 1 5 6 0 7.69% 7.69% 38.46% 46.16% 0.00% 2015 13 2 0 5 5 1 15.39% 0.00% 38.46% 38.46% 7.69% 2016 14 2 0 5 6 1 14.29% 0.00% 35.71% 42.86% 7.14%

Theo bảng thống kê, hiện tại, số người có trình độ phổ thông chiếm tỷ lệ rất thấp, năm 2016 tỷ lệ này là 14.29%. Những người này có nhiệm vụ rất đơn giản, thủ công trong Trung tâm. Số người có trình độ trung cấp, cao đẳng hoàn toàn không có. Đây là do chính sách ưu tiên phát triển NNL TT-TV của HVNH, đó là ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có trình độ học vấn đại học- tốt nghiệp loại giỏi, hoặc thạc sĩ.

Số người có trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ cao, năm 2016 tỷ lệ này là 85.71%. Tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của một trường đại học, đòi hỏi trình độ NNL cao, đủ điều kiện năng lực đáp ứng nhiệm vụ đào tạo NNL chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển đất nước.

2.1.5. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn

NNL tốt nghiệp chuyên ngành TT-TV có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của Trung tâm TT-TV. Họ là những người có kiến thức sâu và chuyên sâu về nghề nghiệp của mình, do đó có hệ thống lý luận, phương pháp làm việc, có khả năng xử lý các công việc nghiệp vụ TT-TV hiện tại và có khả năng nghiên cứu phát triển các mảng công việc của Trung tâm.

Bảng 2.4: Thống kê trình độ chuyên môn NNL

Năm Tổng số Trình độ Chuyên ngành TT-TV Chuyên ngành khác PT+TC CN ThS NCS/TS PT+TC CN ThS 2010 18 0 12 0 0 2 3 1 2011 17 0 9 2 0 2 3 1 2012 13 0 8 3 0 2 0 0 2013 14 0 8 4 0 2 0 0 2014 13 0 5 6 0 2 0 0 2015 13 0 5 5 1 2 0 0 2016 14 0 5 6 1 2 0 0

Bảng thống kê từng năm cho thấy sự tăng nhanh về số lượng nhân lực có trình độ cao về chuyên ngành TT-TV, tập trung ở đội ngũ nhân lực trẻ, đồng thời sự giảm mạnh số người có trình độ chuyên môn dưới đại học và có chuyên môn khác.

Số người có trình độ chuyên môn TT-TV ngày càng chiếm đa số trong tổng số nguồn nhân lực. Từ năm 2013 đến nay tỷ lệ này đạt 100%. Đây là kết quả của chính sách tuyển dụng của HVNH chỉ tuyển các ứng viên được đào tạo trình độ từ đại học trở lên chuyên ngành TT-TV thay thế cho số người được đào tạo các chuyên ngành khác về hưu hoặc điều chuyển khỏi Trung tâm. Tỷ lệ tuyệt đối về trình độ chuyên môn TT-TV là thuận lợi lớn của Trung tâm, góp phần quan trọng trong sự phát triển của Trung tâm ở tất cả các mảng công tác, tạo nên sự chuyên nghiệp trong hoạt động thư viện. Tuy nhiên, tỷ lệ 100% người tác nghiệp TT-TV tốt nghiệp

chuyên ngành TT-TV hiện nay cũng không hoàn toàn là tỷ lệ hoàn hảo. Bởi vì Trung tâm thuộc trường đại học đào tạo chuyên sâu về kinh tế, tài chính, ngân hàng,… do đó vẫn cần có một số lượng nhất định nhân lực tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo của Học viện. Những người này rất cần có trong mảng bổ sung, xử lý thông tin/tài liệu và tư vấn thông tin. Nhóm nhân lực này nếu có, sẽ hỗ trợ nhóm chuyên ngành TT-TV để nắm bắt rõ nhu cầu tin, bổ sung và xử lý tốt nguồn tài liệu chuyên sâu, phân tích và đáp ứng tốt các yêu cầu tin đặc biệt là yêu cầu tin của nhóm NDT là giảng viên trình độ cao.

Mặt khác, hoàn toàn không có nhân sự trình độ dưới đại học chuyên ngành TT-TV không hẳn là điều kiện thuận lợi hoàn hảo đối với Trung tâm. Bởi vì, tại Trung có những vị trí việc làm không phức tạp, chỉ yêu cầu trình độ cao đẳng, trung cấp như quản lý kho, phục hồi tài liệu,… Nếu sử dụng nhân lực có trình độ mức này thì sẽ tiết kiệm cho quỹ tiền lương và tạo thuận lợi nhất định trong phân cấp phân tầng quản lý nhân sự.

Với đặc thù là một thư viện hiện đại có ứng dụng cao về CNTT nên rất cần thiết có nhân lực được đào tạo chính quy về CNTT tại Trung tâm. Từ năm 2006 đến năm 2011 có 01 thạc sĩ CNTT nhưng từ năm 2012, theo quan điểm của Ban Lãnh đạo HVNH không bố trí kỹ sư CNTT làm việc trực tiếp tại Trung tâm TT-TV mà cử kỹ sư CNTT của Trung tâm CNTT chuyên trách hỗ trợ mảng CNTT cho Trung tâm TT-TV. Điều này gây ra những bất lợi không nhỏ trong quản trị hạ tầng CNTT của Trung tâm. Kỹ sư CNTT không làm việc toàn thời gian về mảng thư viện, không có kiến thức tốt về TT-TV nên thường xảy ra tình trạng chậm trễ và hiệu quả chưa cao trong xử lý các vấn đề về CNTT của Trung tâm.

2.1.6. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ tin học

Trung tâm TT-TV HVNH là một cơ quan TT-TV hiện đại, có ứng dụng cao về CNTT trong tất cả các mảng công tác, do đó, đòi hỏi NNL phải có kiến thức, kỹ năng về máy tính, chương trình và phần mềm máy tính. Như đã nêu ở phần trình độ chuyên môn của NNL, chính sách của Học viện quy định không bố trí kỹ sư CNTT làm việc trực tiếp tại Trung tâm TT-TV, cử kỹ CNTT của Trung tâm CNTT chuyên

trách mảng tin học thư viện. Do đó, phần thống kê về trình độ tin học của NNL chỉ phản ánh khả năng ứng dụng CNTT của đội ngũ cán bộ thư viện, không đề cập đến trình độ chuyên ngành CNTT chuyên sâu của đội ngũ kỹ sư CNTT. Trung tâm TT- TV được trang bị phần mềm quản lý thư viện tích hợp Ilib 3.6, phần mềm Cổng thông tin thư viện điện tử do Công ty trách nhiệm hữu hạn giải pháp phần mềm tin học CMC cung cấp, phần mềm mã nguồn mở D-Space để quản lý hoạt động nghiệp vụ thư viện điện tử. Trung tâm sử dụng các chương trình tin học để phục vụ công tác quản lý hành chính như Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint,… Trung tâm sử dụng một số phần mềm hỗ trợ người dùng tin sử dụng tài liệu như phần mềm trích dẫn tài liệu tham khảo EndNote,… Trong mảng công tác marketing và tư vấn thông tin, Trung tâm sử dụng ứng dụng mạng xã hội Facebook để phổ biến thông tin và giao tiếp với NDT.

Do vậy, NNL của Trung tâm phải được đào tạo, tự đào tạo để có kỹ năng sử dụng các chương trình và phần mềm máy tính như trên.

Bảng 2.5: Thống kê trình độ tin học NNL

Năm Tổng số

Trình độ

Văn phòng Thư viện Quản trị

hệ thống Yếu Cơ bản Thành thạo Yếu Cơ bản Thành thạo 2010 18 3 6 9 4 7 7 1 16.67% 33.33% 50.00% 22.22% 38.89% 38.89% 5.56% 2011 17 1 7 9 2 8 7 1 5.88% 41.18% 52.94% 11.76% 47.06% 41.18% 5.88% 2012 13 1 4 8 1 6 6 0 7.69% 30.77% 61.54% 7.7% 46.15% 46.15% 0.00% 2013 14 1 5 8 1 7 6 0 7.14% 35.72% 57.14% 7.14% 50.00% 42.86% 0.00%

2014 13 0 5 8 0 7 6 0 0.00% 38.46% 61.54% 0.00% 53.85% 46.15% 0.00%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực thông tin thư viện tại học viện ngân hàng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)