Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực thông tin thư viện tại học viện ngân hàng (Trang 105 - 109)

2.5.1. Điểm mạnh

- Sự quan tâm, đầu tư, chỉ đạo sát sao của BLĐ HVNH đối với công tác TT- TV tại HVNH, đặc biệt là công tác QL NNL của Trung tâm TT-TV, thể hiện trong chính sách tuyển dụng nhân lực, khuyến khích đào tạo phát triển NNL, sự tin tưởng giao quyền cho cán bộ quản lý của Trung tâm, chế độ đãi ngộ, sự đầu tư cải thiện điều kiện làm việc cho NNL. Điều này được khẳng định thông qua kết quả khảo sát ý kiến BLĐ HVNH, qua thực tế quan sát quá trình chỉ đạo, giám sát của BLĐ Học viện đối với Trung tâm.

- Công tác tổ chức, quản lý và điều hành NNL được thực hiện tốt, phát huy được sức mạnh nội lực của toàn Trung tâm và năng lực sở trường của từng thành viên. Nguyên nhân chính là do chính sách đãi ngộ của Học viện và của Trung tâm kích thích NNL hăng hái, nhiệt huyết cống hiến trí tuệ, sức lực; sự hợp lý tương đối về cơ cấu mô hình tổ chức; cách thức bố trí sử dụng nhân lực; phương pháp quản lý có mức độ phù hợp cao đối với đặc điểm, điều kiện của Trung tâm nói chung và đặc điểm, hoàn cảnh của từng cá nhân cụ thể.

- Đội ngũ nhân viên đáp ứng tốt tiêu chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu của công tác. Nguyên nhân chính là do có nhận thức tốt về nghề nghiệp, đa số NNL có trình độ cao và mức độ thành thạo của kỹ năng làm việc.

Về nhận thức: NNL của Trung tâm có sự gắn bó, trung thành đối với Trung tâm, nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm bản thân trong thực hiện nhiệm vụ chung của toàn Trung tâm, mong muốn và tự nguyện cống hiến công sức cho sự phát triển của Trung tâm. 100% nhân lực có ý thức và trách nhiệm rất cao trong xây dựng môi trường môi trường văn hóa của Trung tâm, trong đó, công khai, công bằng, khách quan, thấu hiểu, phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ được cam kết thực hiện đã tạo nên sự thân thiện, đoàn kết trong đội ngũ NNL.

Về trình độ: NNL có sự cầu tiến, ham học hỏi, nỗ lực vượt qua khó khăn để học tập nâng cao hơn nữa trình độ học vấn và trình chuyên môn. Mặt bằng trình độ NNL của Trung tâm rất cao, đây là yếu tố rất quan trọng giúp nâng cao chất lượng kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi cá nhân và của toàn Trung tâm.

Về kỹ năng: NNL của Trung tâm ngày càng hoàn thiện hơn về kỹ năng, bao gồm kỹ năng làm việc, giao tiếp ứng xử,… Quá trình thực hiện công việc được rút ngắn về thời gian, các mục tiêu được hoàn thành có chất lượng và hiệu quả cao hơn, nhu cầu của người dùng tin ngày càng được đáp ứng cao hơn, mối quan hệ tương tác giữa cán bộ thư viện ngày càng được cải thiện hơn, phần lớn chính là do tính chuyên nghiệp trong các kỹ năng của NNL. Điều này đã được ghi nhận từ phía BLĐ Học viện và NDT thông qua các kênh đánh giá, phản hồi.

- Phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng các tiêu chuẩn cán bộ quản lý và đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tại Trung tâm:

Đội ngũ cán bộ quản lý của Trung tâm có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt, gương mẫu, tiên phong trong mọi hoạt động của Trung tâm, tạo được niềm tin của BLĐ Học viện, tạo được sức ảnh hưởng đến đội ngũ nhân viên, tập hợp được nhân lực, thu hút được những nguồn lực trong và ngoài Học viện hỗ trợ cho công tác thư viện.

Phong cách quản lý hỗn hợp, thiên về phong cách dân chủ, với biểu hiện của các tác phong làm việc dân chủ, khoa học, hiệu quả và thiết thực, thân thiện, tôn trọng và lắng nghe, khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị, năng động và sáng tạo, gương mẫu và tiên phong. Đặc biệt, tác phong làm việc dân chủ, khoa học và sáng tạo đã kích thích, động viên NNL tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng những kiến thức mới, phương pháp hiện đại, phù hợp với những đặc trưng của Trung tâm.

Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên nghiệp về kỹ năng thực hiện công tác quản lý/lãnh đạo, do đó họ có đủ năng lực, kiến thức và kinh nghiệm để hiểu biết cặn kẽ mọi mảng công tác chuyên môn và điều hành nguồn nhân lực. Đây là yếu tố quan trọng trong đảm bảo bao quát toàn diện hoạt động của Trung tâm, giúp nắm bắt rõ, đánh giá chính xác hiệu quả, năng lực của từng nhân viên ở mọi vị trí công tác của Trung tâm. Đồng thời, hoạch định tốt kế hoạch chiến lược chung của Trung tâm và của từng mảng công tác chuyên môn, có đủ năng lực để giám sát quá trình tác nghiệp của nhân viên và nhanh chóng ra các quyết định điều chỉnh nếu nhận thấy cần thiết.

- Sự phối hợp, hỗ trợ của các đơn vị và cá nhân trong và ngoài Học viện, sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, sự hợp tác tích cực chủ động của người dùng đã tạo nhiều điều kiện giúp NNL của Trung tâm có thêm nguồn lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Môi trường văn hóa thư viện được xây dựng và gìn giữ, tạo được sự yên tâm công tác, cạnh tranh công bằng trong phấn đấu, phát triển năng lực cá nhân, tạo được mối đoàn kết, gắn bó, chia sẻ giữa các thành viên trong làm việc và sinh hoạt để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị và của cá nhân.

- Điều kiện làm việc của NNL được quan tâm, từng bước cải thiện đã tạo sự thuận lợi cho NNL trong tác nghiệp, đặc biệt là những đầu tư về công nghệ thông tin ở tất cả các mảng công tác chuyên môn, trang bị những máy móc, thiết bị hiện đại để tự động hóa nhiều khâu công tác; thiết kế bố trí cảnh quan môi trường làm việc tạo không khí tích cực, lạc quan cho người lao động.

2.5.2. Điểm yếu

- Chưa đảm bảo hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự quản lý. Nguyên nhân là chưa tuân thủ triệt để Quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm TT-TV theo quyết định của Giám đốc Học viện, trong đó, quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự gồm 3 Tổ trưởng, nhưng sau những biến động về đội ngũ quản lý, chỉ có 01 người được bổ nhiệm chức danh Tổ trưởng, tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá năng lực cán bộ, chức danh này không sát hợp với thực tế năng lực của cá nhân và yêu cầu công việc của Trung tâm, do đó tồn tại tình trạng chưa điều chỉnh bổ nhiệm đối với chức danh Tổ trưởng Tổ phục vụ, khuyết thiếu các chức danh Tổ trưởng Tổ Bổ sung - Biên mục, Tổ trưởng Tổ Marketing và tư vấn thông tin.

- Chế độ đãi ngộ NNL vẫn còn hạn chế, chủ yếu là do chưa thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nghề thư viện và chế độ đãi ngộ dành cho nhóm cán bộ quản lý.

- Chính sách tuyển dụng còn 1 vài bất cập, cụ thể:

Không cho phép tuyển dụng nhân lực có trình độ cao đẳng chuyên ngành TT-TV, điều này gây khó khăn cho việc phân tầng đội ngũ nhân viên. Có những hạng mục công việc đặc thù, chỉ yêu cầu người lao động ở mức trình độ này, như công tác bảo quản kho tài liệu, …

Không cho phép tuyển dụng nhân lực có chuyên môn thuộc các chuyên ngành đạo tạo của Học viện, do đó, có những khó khăn nhất định trong quản trị và tư vấn thông tin/tài liệu thuộc chuyên ngành đào tạo hẹp của HVNH.

Không cho phép bố trí kỹ sư tin học tại Trung tâm mà phân công kỹ sư CNTT của Trung tâm CNTT kiêm nhiệm phụ trách, do đó kỹ sư CNTT không đầu tư toàn phần vào nghiên cứu và quản trị mảng tin học thư viện, không có hiểu biết sâu về khoa học thư viện, gây ra tình trạng chậm trễ, thiếu hiệu quả khi xử lý các vấn đề tin học thư viện hoặc thiếu ổn định cho hệ thống hạ tầng CNTT thư viện.

- Bố trí, phân công nhiệm vụ còn có hiện tượng chồng chéo, chưa phân định được nội dung công việc, đặc biệt ở mảng marketing và tư vấn thông tin. Nguyên nhân là do quy mô của NNL nhỏ, chỉ có 10 nhân viên tác nghiệp trong đó bố trí phần lớn cho công tác phục vụ NDT nên số lượng nhân lực cho Tổ marketing quá ít. BQL Trung tâm phải thường xuyên điều động nhân lực của tổ khác hỗ trợ, điều này một mặt giải quyết sự thiếu hụt nhân lực tạm thời của bộ phận nhưng mặt khác tạo sự không ổn định về vị trí việc làm cho nhân lực được điều động và có thể gây gián đoạn công việc của Tổ có nhân lực bị điều động đi.

- Đánh giá kết quả thực hiện công việc và đánh giá năng lực cán bộ còn mang tính định tính, chưa được định lượng rõ ràng do chưa áp dụng các định mức tiêu chuẩn công việc, chưa định biên được khối lượng và thời gian cần cho từng công việc cụ thể,…

- Công tác đào tạo đối với nhóm nhân lực làm công tác bảo vệ chưa được chú trọng. Đây là những người được điều chuyển từ những đơn vị khác về, hạn chế về trình độ, kỹ năng, không có kiến thức về nghiệp vụ thư viện và bảo vệ, do đó, chưa đủ năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của công việc này.

- Công tác quản lý hồ sơ nhân lực chưa được thực hiện bằng các phần mềm chuyên dụng, gây khó khăn cho công tác thống kê, theo dõi tình trạng, quá trình phát triển của cá nhân và thực hiện chế độ đãi ngộ, chính sách đào tạo, phát triển NNL.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN

CỦA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực thông tin thư viện tại học viện ngân hàng (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)