2.2. Nội dung hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại Trung tâm
2.2.4. Đánh giá thực hiện công việc của nguồn nhân lực
* Đánh giá hiệu quả thực hiện đối với từng chương trình, kế hoạch công tác.
Việc đánh giá kết quả thực hiện đối với từng chương trình, kế hoạch công tác căn cứ theo hiệu quả chung của chương trình, kế hoạch; mức độ đóng góp của cá nhân, chất lượng và tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao. Công tác đánh giá thường được thực hiện như sau: Đánh giá thông qua việc ghi chép các sự kiện:
những người quản lý tại Trung tâm ghi chép các hoạt động tích cực và không tích cực của nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Kết thúc công việc, người quản lý tập hợp các sự kiện xảy ra để có cơ sở đánh giá rõ ràng, rành mạch. Cách làm này dễ xảy ra lỗi thiên vị, thành kiến và đòi hỏi người quản lý phải kiên trì.
Đánh giá thông qua bản mô tả đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng cũng như những góp ý về biện pháp thực hiện công việc của nhân viên. Cách làm này dễ mắc lỗi thiên vị, thành kiến, đơn giản và khái quát quá mức thành tích, bao che, giấu giếm khuyết điểm. Đánh giá bằng quản lý mục tiêu: người quản lý trực tiếp của các bộ phận và nhân viên cùng xây dựng mục tiêu công việc, người quản lý đánh giá sự nỗ lực của nhân viên và cung cấp các thông tin phản hồi cho họ. Bao gồm các bước xây dựng mục tiêu, thực hiện mục tiêu, đánh giá, so sánh giữa mục tiêu đã đặt ra và kết quả đạt được để kết luận về sự thực hiện mục tiêu của nhân viên. Cách làm này có tác dụng quan trọng trong việc tạo động lực cho NNL, khuyến khích sự chủ động, tính tích cực, sáng tạo của NNL khi họ được trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, thực hiện những mục tiêu của cá nhân và Trung tâm. Tuy nhiên, nhược điểm là ở chỗ có sự khó khăn trong việc xác định mục tiêu, đặc biệt là cách đánh giá về chất lượng thực hiện công việc. Đánh giá thông qua khảo sát ý kiến của các đối tượng có liên quan đến hiệu quả hoạt động của Trung tâm như: ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý cấp trên, ý kiến của đội ngũ cán bộ giảng viên thuộc các khoa, bộ môn, phòng, trung tâm và ý kiến của người học. Đây là kênh thông tin quan trọng, tương đối khách quan về hiệu quả hoạt động của toàn Trung tâm nói chung và của từng mảng công tác và đội ngũ cán bộ viên chức nói riêng.
Kết quả đánh giá là căn cứ ghi nhận năng lực cá nhân, những điểm mạnh và hạn chế của từng cá nhân để bố trí, phân công công việc phù hợp và làm căn cứ cho công tác đánh giá, xếp loại kết quả lao động theo từng năm học theo quy định của HVNH.
* Đánh giá, xếp loại kết quả lao động theo từng năm học:
HVNH thực hiện đánh giá, xếp loại lao động theo Quyết định số 104 /QĐ- HV-TCCB do Giám đốc Học viện ban hành ngày 06/5/2015 ban hành Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động thuộc HVNH quản lý.
Nguyên tắc đánh giá: Đảm bảo đúng thẩm quyền theo phân cấp, cấp có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của người được đánh giá. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác, công khai, minh bạch và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức. Việc đánh giá, phân loại viên chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị và do cấp có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu xem xét, quyết định. Trường hợp viên chức không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.
Nội dung đánh giá: Việc đánh giá viên chức được thực hiện theo các nội dung sau: Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã được ký kết; Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp; Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức; Việc thực hiện các nghĩa vụ khác. Đối với viên chức quản lý, ngoài các nội dung nêu trên, việc đánh giá còn được thực hiện theo các nội dung sau: Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Phân loại đánh giá viên chức: Việc đánh giá viên chức được phân loại theo các mức Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ, Không hoàn thành nhiệm vụ.
Trình tự, thủ tục đánh giá viên chức: Viên chức viết Báo cáo kiểm điểm tự đánh giá kết quả công tác theo các nội dung đánh giá viên chức, tự nhận xét ưu, nhược điểm và tự phân loại mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Trung tâm tổ chức cuộc họp toàn thể viên chức trong đơn vị để tham gia ý kiến về báo cáo kiểm điểm tự đánh giá kết quả công tác của từng viên chức. Cử thư ký cuộc họp để ghi ý kiến góp ý với từng viên chức của Phòng vào Biên bản cuộc họp và được thông qua tại cuộc họp. Giám đốc Trung tâm tham khảo các ý kiến tham gia, ghi các ý kiến nhận xét, đánh giá và đề nghị mức phân loại đối với Phó Giám đốc Trung tâm và viên chức của Trung tâm. Giám đốc Học viện tham khảo các ý kiến tham gia, quyết định đánh giá, phân loại đối với Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm và viên chức của Trung tâm, thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho viên chức biết. Kết quả đánh giá, phân loại viên chức được thông báo bằng văn bản cho viên chức sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Giám đốc và công khai tại đơn vị. Sau khi nhận được thông báo của Giám đốc về kết quả đánh giá, phân loại viên chức, nếu viên chức không nhất trí với kết luận đánh giá, phân loại thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Sử dụng kết quả đánh giá, phân loại: Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức. Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ thì cấp có thẩm quyền quản lý viên chức chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức (câu hỏi 11, Phụ lục 2).
Biểu đồ 2.7: Kết quả khảo sát công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc
Quan sát thực tế công tác đánh giá, phân loại kết quả thực hiện công việc tại Trung tâm và kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của BLĐ HVNH và đội ngũ nhân viên thư viện, số người được hỏi đánh giá mức độ tốt và rất tốt đối với các tiêu chí cơ bản của công tác đánh giá chiếm đa số. Như vậy, có thể nhận thấy công tác này được thực hiện một cách chuyên nghiệp, đảm bảo các nguyên tắc trong đánh giá, do đó, tạo được niềm tin, động lực cho NNL, là căn cứ cho các công tác khác của QL NNL.
2.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
* Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tác nghiệp
BLĐ HVNH và Trung tâm TT-TV đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc cho NNL TT-TV. Vào đầu mỗi năm học, học kỳ, Trung tâm xây dựng kế hoạch đào tạo theo các nội dung gắn với nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của Trung tâm và có xem xét nguyện vọng, điều kiện của cá nhân. Cuối học kỳ, năm học, Trung tâm thực hiện đánh giá kết quả hoạt động đào tạo theo các mặt: rà soát mức độ đầy đủ của các nội dung đào tạo theo kế hoạch, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân lực trước và sau khi được đào tạo, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của người được đào tạo về chính sách hỗ trợ đào tạo và điều chỉnh nếu cần thiết, …
28.571 28.571 28.571 21.429 7.143 7.143 7.143 7.143 .000 7.143 7.143 14.286 64.286 64.286 71.429 71.429 85.714 78.571 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Nhân viên được phổ biến rõ tiêu chí đánh giá
Nhân viên được phổ biến rõ quy trình đánh giá
Nhân viên được thông báo kết quả
đánh giá
Nhân viên được phản hồi giải trình kết quả đánh giá
Điều chỉnh kết quả đánh giá sau
phản hồi
Cơ chế đánh giá theo hai chiều
Tốt Khá Chưa tốt Rất tốt
HVNH tạo rất nhiều điều kiện để NNL có sự thuận lợi trong quá trình tham gia đào tạo như: cho phép tham gia rất nhiều nội dung đào tạo căn cứ theo nhu cầu của Trung tâm và nguyện vọng cá nhân, hỗ trợ kinh phí, thời gian, giảm tải công việc, thưởng nâng bậc lương,… đối với cán bộ trẻ hoàn thành đúng thời hạn, đạt loại xuất sắc chương trình đào tạo từ thạc sĩ trở lên,…
Bảng 2.7: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tác nghiệp
Năm Nội dung đào tạo Số ngƣời đƣợc
đào tạo
2014 - Cao học chuyên ngành TT-TV - Tập huấn nghiệp vụ TT-TV - Lý luận chính trị
- Kỹ năng làm việc: quản lý/lãnh đạo, tin học, ngoại ngữ, giao tiếp, truyền thông, phòng cháy chữa cháy…
13/13
2015 - Cao học chuyên ngành TTT-TV - Tập huấn nghiệp vụ TT-TV - Lý luận chính trị
- Kỹ năng làm việc: quản lý/lãnh đạo, tin học, ngoại ngữ, giao tiếp, truyền thông, phòng cháy chữa cháy…
13/13
6/2016 - Cao học, Tiến sĩ chuyên ngành TT-TV - Tập huấn nghiệp vụ TT-TV
- Lý luận chính trị
- Kỹ năng làm việc: quản lý/lãnh đạo, tin học, ngoại ngữ, giao tiếp, truyền thông, phòng cháy chữa cháy…
14/14
Trung tâm chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, ưu tiên các nội dung đào tạo gắn với công tác chuyên môn. Hình thức đào tạo phong phú, thực hiện tại chỗ hoặc cử tham gia các chương trình dài hạn, ngắn hạn của HVNH hoặc tại các cơ sở đào tạo khác. Trung tâm thường xuyên cử nhân sự tham gia các hội thảo, hội nghị, tọa đàm do các cơ quan TT-TV trong và ngoài nước như Hiệp hội Thư viện các quốc gia Đông Nam Á, Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội,
trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Liên Chi hội thư viện đại học khu vực phía Bắc,… Cán bộ của Trung tâm cũng được cử tham gia các đoàn tham quan, khảo sát một số thư viện đại học tại các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore. NNL của Trung tâm có ý thức chủ động, tự giác rất cao trong tự đào tạo nâng cao năng lực công tác, nếu không tham gia các chương trình đào tạo do HVNH và Trung tâm cử thì tự học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng bằng nhiều cách khác nhau (tài liệu chuyên ngành, các chương trình đào tạo trực tuyến,…).
Theo Bảng thống kê về kết quả công tác đào tạo các năm 2014 đến 2016, số người được tham gia các nội dung đào tạo trên tổng số NNL đạt tỷ lệ tuyệt đối. Theo kết quả điều tra về nguyện vọng được đào tạo của NNL thì số người có nguyện vọng được tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc cũng đạt tỷ lệ cao, điều này, tiếp tục khẳng định tinh thần cầu thị học tập của NNL Trung tâm TT-TV HVNH (câu hỏi 12, Phụ lục 2).
Biểu đồ 2.8: Kết quả đánh giá của nhân viên về công tác đào tạo, tập huấn
* Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý
Đào tạo nguồn nhân lực quản lý: Đối với công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, theo quan điểm của BLĐ Học viện về việc xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, chuyên môn hóa cao, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý của Trung tâm được cử tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về công tác quản lý, lãnh
7.143 14.286 28.571 21.429 14.286 85.714 71.429 64.286 71.429 78.571 7.143 14.286 7.143 7.143 7.143 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Tính công bằng
trong đào tạo Tính ưu tiên trong đào tạo Sự hỗ trợ về kinh phí đào tạo Sự hỗ trợ về thời gian đào tạo Sự hỗ trợ về khối lượng công việc
đạo, điều hành, nâng cao các kỹ năng làm việc: kỹ năng điều phối, hòa giải xung đột, tổ chức và điều hành hội họp, tổ chức sự kiện, truyền thông, thuyết trình, tin học, ngoại ngữ, quản lý thời gian, lập kế hoạch, báo cáo,…. Ngoài ra, HVNH thường xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt, hội họp dành cho đối tượng là cán bộ chủ chốt nhằm tăng cường sự hiểu biết, giao lưu, tăng khả năng phối hợp, chia sẻ, tạo những điều kiện thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị.
Quy hoạch nguồn cán bộ quản lý:Công tác quy hoạch các chức danh lãnh đạo do Giám đốc Học viện quản lý được thực hiện thường niên cho quy hoạch theo giai đoạn 5 năm. Điều đặc biệt là NNL được BLĐ Học viện nhìn nhận, chấp thuận quy hoạch cho các vị trí lãnh đạo không chỉ bó hẹp trong phạm vi Trung tâm TT- TV mà tùy theo năng lực của từng cá nhân sẽ được quy hoạch đến các đơn vị khác trong Học viện. Cơ hội rộng mở này tạo nên động lực cho sự phấn đấu làm việc, học tập cho đội ngũ nhân lực trình độ cao của Trung tâm.
Bảng 2.8: Cán bộ quy hoạch giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng giai đoạn 2016 - 2021
STT Họ và Tên Chức danh hiện tại Chức danh đƣợc quy hoạch
1 Thạch Lương Giang Phó Giám đốc Trung tâm - Giám đốc Trung tâm TT-TV 2 Nguyễn Thanh Trà Tổ trưởng - Giám đốc Trung tâm TT-TV
- Phó Giám đốc Trung tâm 3 Vũ Quỳnh Nhung Nhân viên - Giám đốc Trung tâm TT-TV
- Phó Giám đốc Trung tâm 4 Nguyễn Thị Tứ Nhân viên - Phó Giám đốc Trung tâm 5 Trần Thị Tươi Nhân viên - Phó Giám đốc Trung tâm - Phó Trưởng Phòng Tổng hợp Xuất bản
Cơ hội phát triển trong mảng công tác đoàn thể, phong trào: Trung tâm tạo điều kiện, giới thiệu để nhân lực có năng lực sở trường trong công tác đảng, đoàn thể được tham gia sinh hoạt và giữ các vị trí lãnh đạo trong Ban Chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên từ cấp Trung tâm đến cấp Học viện. Theo kết quả thống kê, cán bộ tham gia công tác quản lý của các tổ chức chính trị, xã hội cấp Học viện và
cấp Trung tâm có số lượng khá cao, đạt tỷ lệ …. tính đến tháng 5/2016. Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho Trung tâm trong công tác quản lý, điều hành và trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ quản lý kế cận cho BGĐ Trung tâm và các chức danh tương đương trong Học viện.
Bảng 2.9: Thống kê chức danh thuộc các tổ chức chính trị xã hội
Năm Tổng số chức danh Tổng số người
Đảng Công đoàn Đoàn thanh niên Cấp HV Cấp TT Cấp HV Cấp TT Cấp