Giải pháp đối với nhân lực quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực thông tin thư viện tại học viện ngân hàng (Trang 119 - 123)

3.3.1. Xây dựng và đảm bảo tuân thủ nguyên tắc quản lý

BQL Trung tâm cần phải chú ý các khâu công việc xây dựng nguyên tắc, quy chế, quy trình,… phải làm tốt hơn việc phổ biến và giám sát thực hiện, bản thân phải gương mẫu trong tuân thủ nguyên tắc để nâng cao hơn nữa mức độ triệt để của yêu cầu tuân thủ nguyên tắc cho tất cả đội ngũ cán bộ nhân viên. HVNH và Trung tâm TT-TV cần thường xuyên và tăng cường thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của từng cá nhân, bộ phận trong dây chuyền công tác, qua đó, đánh giá tính đúng đắn, mức độ phù hợp của các quyết định quản lý đối với mục tiêu của kế hoạch. Làm được điều này thì mới đáp ứng được nguyện vọng của NNL trong đảm bảo các nguyên tắc làm việc đã được xác lập, trong đó đặc biệt là nguyên tắc về dân chủ, hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch,… Từ đó mới có thể giảm được các chỉ số ở mức độ khá trong kết quả khảo sát ý kiến của đội ngũ nhân viên đối với công tác quản lý, điều hành của BQL Trung tâm theo các tiêu chí: Phổ

biến và giám sát thực hiện kế hoạch của Trung tâm (21.43%), Xác lập và đảm bảo tuân thủ nguyên tắc làm việc (28.57%), Xác lập và đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn công việc(35.71%), Tạo kênh phản hồi (35.71%), Tính khách quan, tính công bằng trong công tác đánh giá (21.43%),…

3.3.2. Hoàn thiện phong cách quản lý

Mặc dù kết quả khảo sát cho thấy mức độ hài lòng cao của nhân viên đối với phong cách của nhóm người quản lý Trung tâm, nhưng để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững môi trường văn hóa thư viện, đòi hỏi người quản lý Trung tâm phải lựa chọn phong cách phù hợp với hướng ưu tiên là phong cách dân chủ. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ nhân văn và hiệu quả, không có một phong cách nào hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu, cũng như không có phong cách nào duy nhất đem lại thành công trong mọi trường hợp. Người chịu trách nhiệm QL NNL cần có sự nhạy bén, tinh tế khi lựa chọn phong cách đặc trưng, pha trộn phong cách, linh hoạt ứng dụng phong cách phù hợp với tình huống cụ thể.

Người quản lý Trung tâm muốn có được phong cách đặc trưng và tính đa phong cách thì cần phải rèn luyện đạt được các tác phong làm việc dân chủ, khoa học, hiệu quả và thiết thực, thân thiện, tôn trọng và lắng nghe, khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị, năng động và sáng tạo, gương mẫu và tiên phong. Trong đó, cần chú ý những vấn đề về như sau: Chú trọng dân chủ không có nghĩa là buông lỏng trách nhiệm, người quản lý phải luôn luôn thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; ngăn ngừa và triệt tiêu tình trạng a dua theo đám đông, dựa dẫm vào đám đông, thiếu trách nhiệm, không kiên quyết, tự chủ trong ra quyết định quản lý. BQL Trung tâm cần vận dụng nhiều kỹ thuật, biện pháp rèn luyện tính dân chủ cho bản thân và tạo phong thành tác phong chung cho NNL của Trung tâm. Tiếp tục áp dụng các kỹ thuật điều hành hội họp hiệu quả, phương pháp làm việc độc lập kết hợp với phương pháp làm việc theo nhóm, tạo các kênh phản hồi tích cực,... Phải có tính chuyên nghiệp cao, sáng tạo trong vận dụng lý luận vào thực tiễn, không làm việc theo kinh nghiệm chủ quan, không ngừng nghiên cứu khoa học để ứng dụng những kiến thức mới trong công tác quản lý.

BQL Trung tâm phải có thái độ tích cực, cầu thị trong tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ nhân viên; xây dựng lối sống trung thực, thẳng thắn, hòa đồng, hòa nhã trong môi trường Trung tâm; không ngừng nghiên cứu khoa học, kế thừa tinh hoa quản lý của thế hệ trước, ứng dụng thành tựu mới nhất phù hợp với môi trường Trung tâm, linh hoạt, sáng tạo, tìm tòi các sáng kiến, giải pháp hữu ích trong không những chỉ riêng trong công tác QL NNL nhằm xây dựng NNL năng động, sáng tạo, hiệu quả cao.

BQL Trung tâm phải chú ý lắng nghe, kịp thời có biện pháp xử lý hoặc có sự hỗ trợ đối với những vấn đề phát sinh của từng nhân viên. Đặc biệt, đa số nhóm quản lý ở độ tuổi trung bình của NNL, do vậy, phải có rèn luyện được đức tính kiên nhẫn, bình tĩnh, phải biết kiểm soát cá nhân mình, luôn luôn tự kiểm điểm bản thân, phải nghiêm túc rút kinh nghiệm sau mỗi va vấp nếu có, như vậy, mới nhận được sự tin tưởng của lãnh đạo cấp trên, của đội ngũ nhân viên và tin tưởng vào chính mình.

3.3.3. Nâng cao kiến thức & kỹ năng quản lý

Kiến thức &kỹ năng quản lý/lãnh đạo luôn gắn liền với phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý (cấp dưới và các tiềm năng của tổ chức) và khách thể quản lý (các hệ thống khác, các ràng buộc của môi trường…) để đạt được các mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường. [12]. Kiến thức & kỹ năng QL NNL chủ yếu bao gồm: Các phương pháp hành chính (là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý), các phương pháp kinh tế (là các phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế bằng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế nhưtiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, lãi suất,… để cho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ), các phương pháp tuyên truyền - giáo dục (là các cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ). [23, tr.139]. Một số phương phác khác như: quản lý trực tiếp, quản lý gián tiếp, quản lý bằng cách nêu gương, quản lý tập trung, quản lý độc đoán, quản lý dân chủ, quản lý tự do, quản lý

theo kiểu răn đe,… [40]. Các nhà quản lý có thể linh hoạt và phối hợp sử dụng các biện pháp cần thiết để quản lý nhân lực trong từng điều kiện. Không có phương pháp đúng hay phương pháp sai, quan trọng là phương pháp có phù hợp và đạt được hiệu quả quản lý hay không.

Mặc dù HVNH đã cử cán bộ quản lý Trung tâm tham gia một số khóa đào tạo, tập huấn các kỹ năng cần thiết cho công tác quản lý/lãnh đạo, tuy nhiên, các khóa tập huấn mới chỉ dừng ở phạm vi tổ chức và điều hành Trung tâm mà chưa đi sâu vào nội dung chi tiết của công tác QL NNL như: kỹ năng tiếp nhận phản hồi, kỹ năng khen thưởng và phê bình, xử lý sự cố, giải quyết xung đột, điều phối trong làm việc nhóm, thuyết phục, đàm phán,…vv… Do đó, cán bộ quản lý của Trung tâm cần thiết phải được tham gia các khóa đào tạo về những kỹ năng quản lý/lãnh đạo chuyên biệt.Đồng thời, bản thân họ cũng phải không ngừng tự nghiên cứu, tự rèn luyện cho mình những kỹ năng này để nâng cao khả năng tập hợp, quản lý, điều phối NNL trong và ngoài đơn vị của mình.

Theo kế hoạch đào tạo NNL của HVNH trong năm 2016 có tổ chức khóa đào tạo về quản lý trường đại học hiện đại, BQL Trung tâm TT-TV cần thiết phải tham gia khóa đào tạo này để được có được nhận thức chung cùng với đội ngũ lãnh đạo của HVNH và được cung cấp kiến thức về QL NNL ở mức độ chuyên sâu hơn.

BQL Trung tâm cần phải không ngừng tự đào tạo thông qua NCKH QL NNL, trao đổi kinh nghiệm quản lý với các BQL thư viện đại học khác, với các BQLcác đơn vị thuộc HVNH.

Ngoài ra, BQL Trung tâm có thể chủ động tham gia sinh hoạt trong các hiệp hội, nhóm, diễn đàn về quản lý, như Câu lạc bộ nhân sự Việt Nam - VNHR, …

HVNH cũng cần thường xuyên tổ chức những đợt sinh hoạt chuyên đề quản lý theo nhiều hình thức khác nhau như hội thảo, tọa đàm, hoạt động ngoại khóa,… dành cho nhóm cán bộ quản lý/lãnh đạo của HVNH để tăng cường sự hiểu biết, chia sẻ kinh nghiệm QL NNL của HVNH.

Hội Thư viện Việt Nam, các Liên chi hội Thư viện Việt Nam nên thành lập các câu lạc bộ nhà quản lý TT-TV nhằm tạo diễn đàn cho người quản lý các cơ quan

TT-TV hội họp, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tạo mối quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau, từ đó có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác QL NNL của mỗi thư viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực thông tin thư viện tại học viện ngân hàng (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)