- Doanh số xuất khẩu của Công ty vào thị trường Mỹ tăng đáng kể, năm 2004 tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2003 Doanh số xuất khẩu các mặt hàng vào
3.4. Kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan chức năng:
- OÅn định hệ thống pháp luật và các chính sách xuất nhập khẩu.
- Tiếp tục xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng bình đẳng, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp.
- Kịp thời cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về những biến động trên thị trường thủy sản trong và ngoài nước.
- Chính phủ nên có hướng giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề nộp thuế cho hải quan Mỹ khi nhập tôm sang thị trường này, bằng cách liên hiệp các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại với nhau để cùng đóng khoản tiền này rồi tính ra phần trăm theo tỷ lệ số lượng hoặc giá trị hàng xuất.
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại vào thị trường Mỹ. Bộ Thương mại, Bộ Thủy sản cần phối hợp với các hiệp hội nghiên cứu thị trường Mỹ theo từng ngành hàng chuyên sâu để tăng cường thâm nhập vào mạng lưới phân phối trên thị trường này. Trên cơ sớ đó, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng vào thị trường này. Ngoài ra, Bộ Thương mại cần xúc tiến nhanh việc thành lập trung tâm giới thiệu sản phẩm tại Mỹ; nghiên cứu chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, thành lập văn phòng đại diện tại Mỹ, nhất là những doanh nghiệp mà kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ nhưng có tiềm năng phát triển.
Kết luận chương 3:
Xuất phát từ những mục tiêu của Đề tài cần đạt được, các chiến lược Marketing được đề ra thật sự là cần thiết để sản phẩm của Công ty có thể đứng vững trên thị trường Mỹ ngay cả khi gặp những trở ngại. Một khi đã thâm nhập thành công và giữ đuợc thị phần tại thị trường Mỹ thì sẽ có cơ hội để phát triển và mở rộng thị trường.
Bên cạnh đó, Đề tài cũng đưa ra một số giải pháp thiết thực để cụ thể hóa việc thực hiện chiến lược trên. Các kiến nghị đối với các cấp quản lý: Chính phủ, Bộ Thương mại, Bộ Thủy sản với mong muốn sẽ được các cơ quan quản lý xem xét nhằm đạt được những mục tiêu phát triển của các doanh nghiêïp Việt Nam nói chung và của Công ty TNHH Trung Sơn nói riêng.
K
KEEÁTÁT LLUUAAÄNÄN
Theo xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay , Việt Nam cũng dần mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua việc gia nhập tổ chức ASEAN, ký kết các hiệp định thương mại song phương với các nước trên thế giới, chuẩn bị gia nhập AFT, WTO. Sự đổi mới này đã đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội cũng như những thách thức trên con đường khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Cùng với xu thế phát triển chung, Công ty TNHH Trung Sơn đã vạch ra những chủ trương đúng đắn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua cũng như phương hướng hoạt động kinh doanh trong những năm sắp tới. Công ty đã thực hiện mở rộng thị trường, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá xuất khẩu.
Tất cả những kết quả đạt được của Công ty TNHH Trung Sơn trong việc thâm nhập vào thị trương Mỹ đã được thể hiện một cách lượng hóa bằng sự gia tăng doanh thu. Điều này chứng tỏ được một sự đóng góp quan trọng của thị trường Mỹ trong cơ cấu doanh thu của cả Công ty.
Sẽ là chủ quan nếu ta cho rằng tất cả những phương thức kinh doanh hiện đang áp dụng đều hoàn toàn phù hợp với thị trường này trong một điều kiện chưa có một sự đồng bộ và bài bản trong hoạt động do một số hạn chế về nhân sự, khả năng tài chính,… để có thể đạt được mục tiêu đề ra trong một thời gian ngắn. Tuy vậy, trong một chừng mực nào đó, có thể khẳng định rằng Trung Sơn vẫn có thể gặt hái được nhiều thành công hơn nữa từ việc áp dụng các chiến lược marketing một cách bài bản, chuyên nghiệp để làm kim chỉ nam xuyên suốt cho hoạt động kinh doanh tại thị trường này trong tương lai.
Như vậy, với một chiến lược marketing làm định hướng cùng với việc phát huy những thành quả đã đạt được trong việc xâm nhập thị trường Mỹ trong thời gian vừa qua, việc áp dụng một cách linh hoạt, bài bản, tận dụng những thế mạnh và những thuận lợi, khắc phục những điểm yếu, những điểm còn tồn tại của doanh nghiệp trên cơ sở những thông tin có được một cách chắc chắn sẽ mang đến cho Công ty TNHH Trung Sơn thành công nhiều hơn nữa trong tương lai tại thị trường tuy khó tính nhưng rất tiềm năng này.
Thông qua đề tài này, em mong muốn được đóng góp một số ý kiến để tăng doanh số xuất khẩu của Công ty và nâng cao hơn nữa hiệu qua hoạt động của Công ty.
T
TAAØØII LLIIEEÄÄUU TTHHAAMM KKHHAAÛÛOO
1. Bùi Lê Hà & Nguyễn Đông Phong(1998), Marketing Quốc Tế, ĐH Kinh Tế.
2. Philip Kotler, Marketing căn bản-Những nguyên lý tiếp thị.
3. PGS-TS Võ Thanh Thu & Nguyễn Thị Mỵ,(1997), Kinh Tế và Phân Tích
Hoạt Động Doanh Nghiệp, NXB Thống Kê, VCCI - Thâm nhập thị trường quốc tế qua GSP- (2002).
4. PGS-TS Võ Thanh Thu, (2005), Kỹ thuật ngoại thương, NXB Thống Kê. 5. PGS. TS Võ Thanh Thu, (2001), Kinh tế doanh nghiệp và phân tích hoạt
động kinh doanh, NXB Thống Kê.
6. Tạp chí thông tin thương mại thủy sản, Trung Tâm Thông Tin Thương Mại,
Bộ Thương Mại. 7