- Doanh số xuất khẩu của Công ty vào thị trường Mỹ tăng đáng kể, năm 2004 tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2003 Doanh số xuất khẩu các mặt hàng vào
TÔM SÚ XẼ BƯỚM TÔM CAØNG NGUYÊN CON
MỰC ỐNG CAÉT KHOANH CÒN DA MỰC ỐNG CAÉT KHOANH LOÄT DA
Hình 3.1: Một số mặt hàng xuất sang thị trường Mỹ
* Tiến hành từng bước nâng cấp công tác thu mua thủy sản của Công ty: - Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của các nhân viên phụ trách công tác thu mua; nâng cấp và đầu tư trang thiết bị, phương tiện chuyên chở, lưu trữ bảo quản nguyên liệu thủy sản…Việc nâng cấp đòi hỏi mức vốn tập trung và đầu tư tương đối cao nhưng sẽ mang lại hiệu quả về chất lượng sản phẩm, tận dụng được mọi nguồn cung ứng thủy sản, từ đó giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tạo uy tín với khách hàng và do đó có thể mang lại lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh và tái đầu tư cho kinh doanh. Tuy nhiên việc hiện đại hoá phải được tiến hành có sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận khác nhau.
- Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nhà cung ứng nguyên liệu chính trong nước; lựa chọn, cũng cố và hình thành các đối tác cung ứng nguyên liệu thủy sản xuất khẩu thường xuyên và uy tín. Một mặt tư vấn và cung cấp cho nhà cung ứng thủy sản của Công ty những thông tin về thị trường cũng như những nhu
cầu của người tiêu dùng, chính sách sản phẩm, tính cạnh tranh của sản phẩm… Mặt khác, Công ty nên cố gắng tạo uy tín với các nhà cung ứng qua việc thanh toán đúng hạn. Điều này cũng giúp ích cho Công ty trong việc giảm được chi phí trong thu mua thủy sản xuất khẩu do không bị ép giá hoặc Công ty được hưởng những khoản chiết khấu, đáp ứng đơn hàng đúng thời hạn và tăng tính cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu.
* Nâng cao trình độ quản lý chất lượng:
Chất lượng là yếu tố đảm bảo sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp nào, Công ty TNHH Trung Sơn là doanh nghiệp quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP (azard analysis Critical control points – hệ thống kiểm soát dựa trên việc phân tích các mối nguy và điểm tới hạn) của Châu AÂu. Theo qui định của cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ, kể từ ngày18/12/1997 các xí nghiệp muốn xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ phải được công nhận áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Hiện tại, Công ty đạt tiêu chuẩn vệ sinh để có thể xuất khẩu hàng vào thị trường Mỹ. Chương trình quản lý của Công ty bên cạnh những ưu điểm vẫn còn những khuyết điểm, để khắc phục những khuyết điểm, đòi hỏi phòng quản lý chất lượng(QC) phải có những chương trình quản lý chất lượng về chiều sâu để đảm bảo ngày càng nâng cao chất lượng về sản phẩm:
- Đào tạo tại chỗ hoặc cho cán bộ quản lý chất lượng đi học tập thường xuyên về các chương trình quản lý chất lượng để quản lý tốt chất lượng tại Công ty.
- Định kỳ tổ chức dạy nghề, huấn luyện nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân, công tác tuyển dụng phải chú ý đến trình độ học vấn của công nhân để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo sau này. Phải làm sao gắn bó được lợi ích riêng của bản thân người lao động với lợi ích chung của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo Công ty phải quan tâm hơn tới người lao động.
- Các bộ phận quản lý chất lượng chưa phối hợp thật sự trong công việc quản lý chất lượng. Nguồn thông tin từ các bộ phận với nhau chưa được thông suốt. Vì vậy, phải tìm cho được người trưởng bộ phận quản lý chất lượng thực sự có kiến thức, có uy tín nghề nghiệp, am hiểu thật sâu rộng về ngành thủy sản.
- Ý thức của người lao động trong công việc của mình còn rất yếu kém, Công ty nên chú trọng vấn đề này để rèn luyện công nhân nhiều hơn nữa.
* Quan tâm đến khâu đóng gói và dán nhãn sản phẩm:
Các sản phẩm thủy sản thương mại quốc tế được đóng gói theo nhu cầu vật liệu đóng gói, trọng lượng sản phẩm và kích cỡ thùng chứa của nhà nhập khẩu hay nhà phân phối. Sản phẩm đông lạnh, block hay IQF ngày càng được đóng gói trong các túi nhỏ với trọng lượng thấp hơn để tiêu thụ ở các siêu thị hay các cửa hàng lớn. Đóng gói có khí bảo quản được sử dụng để kéo dài thời hạn bảo quản thủy sản tươi. Thủy sản đông lạnh dạng nguyên liệu thường được đóng gói trong các túi PE và đặt trong những hộp nhỏ sau đó bỏ vào thùng carton.
Do thủy sản là sản phẩm dễ hư hỏng nên bao bì phải có tác dụng bảo vệ chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản, hơn nữa, bao bì phải có tác dụng làm tăng giá trị sản phẩm, làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Chính vì vậy, Công ty cần phải lựa chọn loại bao bì phù hợp cho từng thị trường tiêu thụ.
Công ty nên sử dụng các loại bao bì bảo đảm về kích thước, chống các tác động của nước, hơi nước, không khí, mùi, vi sinh vật và các tạp chất khác. Tốt nhất bao bì phải theo tiêu chuẩn đo lường của Mỹ (LBS, OZ).
Trên bao bì sản phẩm, ngoài những thông tin cần thiết như tên gọi, nhãn hiệu sản phẩm … phải thể hiện rõ các thông số mà người tiêu dùng Mỹ rất quan tâm như hàm lượng chất đạm, Kalori, nước muối, đường, cholesterol, chất béo (nếu có). Tất cả các thông tin đó đều phải thể hiện bằng tiếng Anh.
Trong thời gian tới, Công ty phải tạo cho mình những sản phẩm riêng biệt chứa đựng đặc thù sản phẩm của Công ty để khẳng định uy tín cũng như chất lượng sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, việc đó không phải là dễ dàng. Một trong những phương thức hữu hiệu mà Công ty có thể thực hiện là:
- Tham gia các cuộc triển lãm hàng thủy sản Việt Nam để qua đó quảng bá thương hiệu sản phẩm đồng thời tìm kiếm khách hàng cho mình.
- Tìm cách bán sản phẩm cho một công ty tiêu thụ, hay đại lý có tên hiệu riêng để cho người tiêu dùng Mỹ quen dùng với loại sản phẩm đó.
Về việc ghi nhãn hàng hóa, theo các chuyên gia trong buôn bán hàng thủy sản tại Mỹ, người ta phải chú trọng nhiều đến sản phẩm, đóng gói, bảo hiểm và dịch vụ. Nhãn hiệu hàng hoá dễ nhớ và ấn tượng sao cho có thể dễ nhận biết được sản phẩm và khi mua bán người ta thường dùng. Nhãn hiệu cung cấp thông tin về loại hàng, nước sản xuất, trọng lượng và theo đơn vị đo lường của địa phương.