Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ: Bảng 2.14: Phân tích kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 64 - 67)

I. Doanh thu xuất khẩu

b. Kênh bán lẻ thủy sản ở Mỹ:

2.1.2.6. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ: Bảng 2.14: Phân tích kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ

Bảng 2.14: Phân tích kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ

của Việt Nam

STT Năm Doanh số xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng Trong đó maët hàng tôm

Giá trị (1000 USD) Tỉ trọng % Giá trị (1000 USD) Tỉ trọng % 1 1994 5.802 5,121 8,26 2 1995 19.583 237,52 16,615 84,84 3 1996 33.988 73,56 28,174 82,89 4 1997 46.376 36,45 35,313 76,14 5 1998 79.526 71,48 62,096 78,08 6 1999 108.102 35,93 83,300 77,06 7 2000 299.950 177,47 223,523 74,52 8 2001 482.420 60,83 367,363 76,15 9 2002 673.748 39,66 485,193 72,01 10 2003 777.656 15,42 619.050 79.60 11 2004 602.969 -22.46 400.198 66,37

Nguồn : Tổng cục hải quan.

Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Mỹ, trong 6 tháng đầu năm 2005, Mỹ đã nhập khẩu 40.102 tấn thuỷ, hải sản của Việt Nam, với trị giá nhập khẩu là 257,03 triệu USD, giảm 9,5% về lượng và thấp hơn 17% về trị giá so với cùng kỳ năm 2004.

Tôm các loại (37,3%) Ngêu, sò, trai (2,5%) Cua, ghẹ (3,6%) Cá các loại (54,6%) Mực bạch tuộc (2,0%)

Đồ thị 2.5: Cơ cấu mặt hàng thuỷ, hải sản xuất khẩu sang Mỹ 6 tháng đầu năm 2005 (tỷ trọng tính theo lượng)

Tôm các loại (62,0%) Ngêu, sò, trai (0,9%) Cua, ghẹ (6,7%) Cá các loại (29,4%) Mực bạch tuộc (0,9%)

Đồ thị 2.6: Cơ cấu mặt hàng thuỷ, hải sản xuất khẩu sang Mỹ 6 tháng đầu năm 2005 (tỷ trọng tính theo trị giá)

Xét về cơ cấu sản phẩm, tôm và cá các loại vẫn là các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam tới thị trường Mỹ, trong đó cá chiếm ưu thế về lượng (tỷ lệ hơn 53%), nhưng tôm lại giữ tỷ trọng lớn nhất khi xét theo trị giá (chiếm tới 62% trong tổng kim ngạch). Qua đồ thị trên, ta thấy mặc dù lượng xuất khẩu ít hơn, nhưng kim ngạch thu được từ các sản phẩm tôm lại cao hơn 2 lần kim ngạch thu được từ các sản phẩm cá.

• Tôm đông lạnh:

6 tháng đầu năm 2005, Việt Nam đã xuất khẩu tới thị trường Mỹ 14.944 tấn tôm các loại, đạt trị giá 159,4 triệu USD, giảm 28,9% về khối lượng và 29,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam là nước cung cấp tôm lớn thứ 5 cho

thị trường Mỹ, với tỷ trọng chiếm khoảng 7,2% trong tổng lượng 206.543 tấn tôm nhập khẩu vào Mỹ thời gian này. Như vậy, do bị áp thuế chống phá giá đối với tôm nhập khẩu và quy định đóng tiền bond của Hải quan Mỹ, nên vị trí của Việt Nam trong số các nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ đã giảm, đồng thời tỷ trọng trong tổng lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ đã giảm so với mức 9,2% đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2004.

Có khoảng 70 nước xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ nhưng chiếm lĩnh thị trường hiện nay là Thái Lan, Mexico và AÁn Độ. Thái Lan là nước Châu AÙ thường xuất khẩu sang Mỹ các mặt hàng tôm sú, tôm nõn, tôm hùm đen cỡ lớn trong khi Pakistan cung cấp tôm bỏ đầu nguyên vỏ; Mexico và các nước Nam Mỹ cung cấp tôm hùm cỡ trung bình.

Nhu cầu tiêu thụ tôm tính trên đầu người tại Mỹ ngày càng tăng, nhu cầu tiêu thụ tôm từ 1 kg/người năm 1990 đến năm 2002 tăng lên 1.5 kg/người. Theo dự báo nhu cầu tiêu thụ tôm của Mỹ sẽ tiếp tục tăng với tốc độ tăng trung bình là 3.2% năm trong 5 năm tới. Nhu cầu này được đáp ứng chủ yếu từ nguồn nhập khẩu từ các nước Châu AÙ, Châu Mỹ La Tinh dưới dạng tôm đông lạnh. Khi nhu cầu ổn định ở mức cao nhưng nguồn cung cấp bị ảnh hưởng, thuế chống bán phá giá sẽ không còn là nhân tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn cung cấp cho thị trường Mỹ nữa. Từ đó, ta có thể nhận định rằng Mỹ là thị trường tiềm năng rộng lớn đối với sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay thị trường tôm của Mỹ đang chứa đựng những yếu tố bất ổn do quy định đóng tiền đặt cọc của hải quan Mỹ.

• Cá các loại:

Tính tới hết tháng 6/2005, Việt Nam đã xuất khẩu được 7.869 tấn cá ngừ các loại, tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước, trong số này, chiếm đa số về khối lượng là các ngừ đóng hộp và cá ngừ vây vàng tươi. Hiện nay, Việt Nam vẫn giữ vững vị trí là nước cung cấp lớn nhất cho thị trường Mỹ đối với các ngừ mắt to tươi (thị phần đạt 27,4%) và cá ngừ vây vàng tươi (thị phần đạt 22,94%), nhưng thị phần cá ngừ đóng hộp vẫn chưa được cải thiện (thị phần 4,5%).

Đối với cá tra và cá ba sa, 6 tháng đầu năm 2005 Việt Nam đã xuất khẩu được tổng cộng 3.577 tấn tới thị trường Mỹ, tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm hơn 70% trong tổng lượng cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ.

Nhập khẩu cá fillet đông lạnh tiếp tục tăng trưởng cao (tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2004) và gần bằng khối lượng nhập khẩu cá nguyên đông lạnh. Mỹ là một cường quốc sản xuất cá fillet trên thế giới nhưng người tiêu dùng Mỹ lại ưa chuộng cá fillet nhập khẩu từ Tây AÂu và Canada. Do đó, Mỹ phải nhập khẩu cá fillet từ các nước khác để đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu sản phẩm cá fillet của mình. Một số loại cá nhiệt đới bán chạy ở Mỹ như: cá hồng fillet, cá rô đỏ fillet và cá đen fillet.

• Cua và ghẹ:

6 tháng đầu năm 2005, Việt Nam đã xuất khẩu được 1.438 tấn cua và ghẹ tới thị tường Mỹ đạt kim ngạch 17,2 triệu USD tăng 50,5% về lượng và trị giá đã tăng 70,4% so với cùng kỳ năm trước.

• Mực và bạch tuộc:

Khối lượng mực và bạch tuộc xuất khẩu tới Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2005 đã đạt 806 tấn, trị giá hơn 2,35 triệu USD, tăng 10,3% về khối lượng và 40,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2004.

Nguồn: Tạp chí Thông tin Thương mại chuyên ngành Thuỷ sản ra ngày 22/08/2005.

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 64 - 67)