Phân tích tình hình xuất khẩu theo các điều kiện thương mại: Bảng 2.16: Tình hình xuất khẩu sang Mỹ theo điều kiện thương mại của

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 71 - 73)

- Doanh số xuất khẩu của Công ty vào thị trường Mỹ tăng đáng kể, năm 2004 tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2003 Doanh số xuất khẩu các mặt hàng vào

2.2.2. Phân tích tình hình xuất khẩu theo các điều kiện thương mại: Bảng 2.16: Tình hình xuất khẩu sang Mỹ theo điều kiện thương mại của

Bảng 2.16: Tình hình xuất khẩu sang Mỹ theo điều kiện thương mại của

Công ty Trung Sơn năm 2003 & 2004

ĐVT: USD

Năm 2003 Năm 2004 CHÊNH LỆCH 2004 & 2003 STT

CÁC ĐIỀU ĐIỀU KIỆN THƯƠNG

MẠI Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1 CFR 109.623 100,00 228.248 67,32 118.625 208,21 2 FOB - - 110.823 32,68 110.823 - 2 FOB - - 110.823 32,68 110.823 -

Cộng 109.623 100,00 339.071 100,00 229.448 309,31

Nguồn: Phòng kinh doanh XNK.

0% 20% 40% 60% 80% 100% CFR FOB Năm 2003 Năm 2004

Đồ thị 2.8: Tổng kim ngạch xuất khẩu theo điều kiện thương mại vào thị trường Mỹ

Nhận xét:

- Năm 2003, xuất khẩu sang thị trường này theo điều kiện thương mại CFR chiếm 100% tương đương 109.623 USD. Sang đến năm 2004 với số lượng hợp đồng tăng lên và có khách hàng lựa chọn điều kiện FOB.

- Nhìn vào bảng chúng ta nhận thấy tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu theo điều kiện thương mại CFR năm 2003 chiếm tỉ trọng cao 100%, đến năm 2004 vẫn còn chiếm tỉ trọng rất cao 67,32 %. Điều kiện thương mại này cho phép người bán được quyền thuê tàu và mau chuyển rủi ro cho người mua. Nhưng năm 2004 kim ngạch xuất khẩu theo điều kiện thương mại FOB lại chiếm 32,68%. Với điều kiện này, Công ty không có lợi vì quyền thuê phương tiện vận tải thuộc về người mua, dẫn đến người bán sẽ bị động trong việc tổ chức giao hàng. Việc này có thể dẫn đến phát sinh những chi phí liên quan đến việc giao hàng như chi phí lưu kho bãi, hay chi phí làm thủ tục xuất khẩu. Hàng thủy sản thường đựng trong các container lạnh để chuyên chở. Cho nên nếu vận chuyển hàng bằng container Công ty sẽ có lợi hơn khi lựa chọn chính xác CPT thay vì CFR, CIP thay vì CIF. Nó cho phép người bán mau chuyển rủi ro sang người mua và nhanh chóng lấy được các chứng từ vận tải, giúp Công ty sớm lập được bộ chứng từ thanh toán nhằm giải phóng vốn kinh doanh của mình sau khi giao hàng.

- Tuy nhiên trong tương lai, Công ty muốn xuất tôm sang thị trường Mỹ thì cần phải chuẩn bị tốt các nghiệp vụ xuất khẩu từ việc thuê tàu và mua bảo hiểm ở mức cao vì sắp đến các khách hàng lớn ở Mỹ sẽ lựa chọn điều kiện thương mại theo nhóm D, đây sẽ là khó khăn cho các doanh nghiệp có quy mô vừa như Công ty Trung Sơn.

Nguyên nhân:

Mặc dù, Công ty đã sử dụng đa dạng các điều kiện thương mại khi xuất khẩu: CIP, CIF, CFR, FOB nhưng các khách hàng Mỹ thường lựa chọn điều kiện thương mại CFR và FOB. Công ty đa phần là theo ý khách hàng, có nghĩa là nếu khách hàng chọn giá nào thì Công ty sẽ đồng ý bán với giá đó. Điều này cho thấy Công ty chưa nổ lực trong công tác đàm phán và còn thụ động trong quá trình chào giá.

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 71 - 73)