Các phương thức phân phối sản phẩm quốc tế:

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 25 - 26)

vPhân phối gián tiếp qua trung gia:

Thường áp dụng cho nhà xuất khẩu có qui mô kinh doanh nhỏ, khả năng vốn còn hạn chế, chưa am hiểu về vấn đề thị trường nước ngoài cũng như nghiệp vụ xuất khẩu. Hình thức này có chi phí cao nhưng rủi ro thấp. Các trung gian phân phối có thể là: Công ty quản trị xuất khẩu, khách mua ngoại kiều, nhà thầu xuất khẩu, môi giới xuất khẩu, nhà xuất khẩu ủy thác, Hiệp hội xuất khẩu.

vPhân phối trực tiếp:

Theo phương thức này chính công ty xuất khẩu sẽ hoạt động ở thị trường nước ngoài nên đòi hỏi phải có qui mô lớn, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm ở nước ngoài, thông thạo nghiệp vụ và đã thiết lập quan hệ làm ăn với thị trường thế giới.

1.5.4. Chiến lược chiêu thị:

Các hoạt động chiêu thị chính bao gồm: quảng cáo, xúc tiến bán hàng (khuyến mãi), bán hàng cá nhân và cổ động.

a. Quảng cáo:

Quảng cáo nói chung là việc sử dụng các phương tiện để chuyển đến khách hàng tiềm năng thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp trong khoảng không gian và thời gian nhất định.

Hoạt động quảng cáo tại thị trường nước ngoài cần được chú ý ở các vấn đề sau:

v Môi trường quảng cáo: Môi trường phản ánh toàn bộ những nhân tố kinh tế, văn hóa và xã hội ảnh hưởng đến quảng cáo mà những nhân tố này lại quyết định thái độ và mức độ tiếp nhận quảng cáo của người tiêu dùng nước ngoài.

vCác phương tiện quảng cáo quốc tế: Việc sử dụng và phối hợp các phương tiện này cần được cân nhắc kỹ lượng tuỳ theo mục tiêu mà quảng cáo cần đạt được. Các doanh nghiệp có thể sử dụng:

- Báo và tạp chí lưu hành trong và ngoài nước.

- Các phương tiện truyền thanh, truyền hình.

- AÙp phích, các phương tiện ngoài trời.

- Các Catalogue, Brochure, ấn phẩm về doanh nghiệp và sản phẩm.

- Các phương tiện quảng cáo khác như: bao bì, quà tặng quảng cáo…

vNội dung của quảng cáo: cần được thiết kế dựa trên nguyên tắc AIDA

- A (Attention): Lôi cuốn sự chú ý

- I (Interest): Làm cho thích thú

- D (Desire): Tạo sự ham muốn

- A (Action): Dẫn đến hanh động mua hàng

Tuy nhiên khi thực hiện điều này ở từng thị trường khác nhau cũng cần chú ý điểm khác biệt của thị trường so với thị trường trong nước:

- Khác biệt về ngôn ngữ

- Khác biệt về văn hóa

- Khác biệt về luật lệ

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 25 - 26)