Chiến lược xúc tiến sản phẩm vào thị trường Mỹ:

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 97 - 99)

- Doanh số xuất khẩu của Công ty vào thị trường Mỹ tăng đáng kể, năm 2004 tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2003 Doanh số xuất khẩu các mặt hàng vào

3.2.4. Chiến lược xúc tiến sản phẩm vào thị trường Mỹ:

Mục tiêu của chiến lược này là nhằm xây dựng một hệ thống tiếp thị đáp ứng được đòi hỏi của việc tiếp thị các sản phẩm thủy sản của Công ty với khách hàng và người tiêu dùng Mỹ.

Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cũng nên quan tâm đến các phương pháp tiếp thị hàng thủy sản sang Mỹ. Có thể tìm kiếm khách hàng bằng cách gới thư và chào hàng trực tiếp đến các nhà nhập khẩu, các đại lý, các nhà nhập khẩu bán buôn. Các đối tác thương mại tiềm năng có thể tìm thấy tên của các nhà xuất khẩu trên Internet, trong các danh bạ thương mại hay được giới thiệu từ các tổ chức xúc tiến thương mại cũng như từ Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ. Các nhà xuất khẩu lớn có thể tham gia các triển lãm thủy sản quốc tế, tại đây, các khách hàng là các nhà nhập khẩu Mỹ tìm kiếm các nguồn cung cấp trên thế giới. Triển lãm thủy sản quốc tế nổi tiếng hàng năm tại Mỹ là triển lãm Boston.

Để xây dựng được chiến lược chiêu thị trước mắt các công ty cần phải: - Thành lập bộ phận chuyên trách Marketing.

- Đào tạo hệ thống nhân viên Marketing có chuyên môn cao có những kĩ năng cần thiết để thực hiện công tác Marketing.

- Xây dựng hệ thống thu thập và cung cấp thông tin Marketing.

- Phối hợp với Phòng thương mại Mỹ để mở rộng sự tiếp cận với thị trường này.

- Cần có ngay một chương trình hành động cụ thể, bắt đầu từ việc nâng cao trình độ tiếng anh thương mại, nghiên cứu luật pháp liên bang và các bang của Mỹ.

Bốn bước cần thiết phải được chuẩn bị:

- Kế đến Công ty sẽ lần lượt phải trả lời các câu hỏi cụ thể: muốn bán sản phẩm nào vào thị trường Mỹ? Khả năng sản xuất hiện tại có đáp ứng được tiềm năng của thị trường Mỹ hay không?

- Bước thứ ba là phải tính toán được mục tiêu, cũng như các chi phí tiếp thị.

- Bước thứ tư cần xác định sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường nội địa và trên thị trường quốc tế. Cuối cùng là phương thức mà doanh nghiệp cần để xâm nhập vào thị trường Mỹ.

Về quảng cáo:

Ngày nay khi mạng Internet phát triển mạnh mẽ và trở nên quan trọng với hầu hết các gia đình Mỹ thì Công ty nên tận dụng cơ hội này để quảng cáo cho mình bằng cách xây dựng một website với đầy đủ thông tin về sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối, có hình ảnh đẹp mắt và thông tin được cập nhật thường xuyên. Đây là cách quảng cáo ít tốn kém nhất. Ngoài ra, Công ty có thể quảng cáo gián tiếp bằng cách đưa sản phẩm của mình vào các siêu thị trong nước thông qua đó các nhà nhập khẩu có thể biết đến sản phẩm của Công ty. Đây là cách Công ty đang thực hiện.

Về khuyến mãi:

Có thể sử dụng các ưu đãi về thương mại đối với các nhà phân phối độc quyền và các đại lý bằng cách thưởng mức chiết khấu cao hơn nếu lấy hàng với số lượng lớn hoặc tiêu thụ vượt mức quy định do Công ty giao.

Bên cạnh đó Công ty có thể sử dụng các trợ cấp quảng cáo và trưng bày. Công ty hỗ trợ một phần chi phí quảng cáo, trưng bày cho các nhà phân phối và đại lý.

Chào hàng trực tiếp:

Khi tham gia hội chợ tại Mỹ, Công ty cần chú ý một số vấn đề sau:

- Chọn những nhân viên có trình độ tiếng Anh giỏi, có hiểu biết về thị trường và khách hàng Mỹ, có kỹ năng giao tiếp tốt.

- Chuẩn bị sẵn những tài liệu giới thiệu về Công ty, về các sản phẩm của Công ty một các đầy đủ, rõ ràng, in ấn đẹp.

- Chú ý cách trưng bày sản phẩm trong gian hàng hợp lý, đẹp mắt và thu hút sự chú ý của khách hàng.

- Có thể tổ chức một góc riêng để chế biến và nấu mẫu để mời khách hàng dùng thử sản phẩm của Công ty.

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 97 - 99)