Đa ëc điểm tiêu thụ thuỷ sản tại thị trường Mỹ: 1 Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 58 - 61)

I. Doanh thu xuất khẩu

2.1.2.Đa ëc điểm tiêu thụ thuỷ sản tại thị trường Mỹ: 1 Đánh giá chung:

B. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VAØ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MỸ MAØ CÔNG TY TNHH TRUNG SƠN ĐÃ ÁP DỤNG

2.1.2.Đa ëc điểm tiêu thụ thuỷ sản tại thị trường Mỹ: 1 Đánh giá chung:

2.1.2.1. Đánh giá chung:

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể hy vọng làm ăn ở thị trường Mỹ, với diện tích 9,3 triệu km2, dân số 285 triệu người, trong đó có trên 8 triệu người Châu AÙ. Tốc độ gia tăng dân số trung bình khoảng từ 0,6% đến 0,9% /năm sẽ kéo theo sự gia tăng lên khoảng 2 triệu người. Sự gia tăng dân số của Mỹ sẽ kéo theo sự gia tăng đáng kể về nhu cầu đối với các loại hàng hoá. Thu nhập bình quân đầu người dân Mỹ là 32.000 USD /năm. Giá trị nhập khẩu hàng năm khoảng 1300 tỷ USD và xuất khẩu khoảng 900 tỷ USD. Kinh tế Mỹ chiếm 48% kinh tế thế giới, mậu dịch của Mỹ chiếm 49% dân số của thế giới, mức tăng trưởng kinh tế của Mỹ cũng tương đối ổn định và khá cao so với các nước kinh tế phát triển khác như Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp…

Trong thời gian gần đây, Mỹ trở nên là một thị trường đầy triển vọng đối với các nhà xuất khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam. Khi nhập khẩu, các doanh nhân Mỹ thường mua với khối lượng lớn, đồng thời các nhà phân phối Mỹ thường thiết lập một hệ thống phân phối toàn cầu nên hàng hoá không chỉ được bán ở thị trường Mỹ mà còn theo kênh đi khắp Thế giới. Các thị trường tập trung nhất ở Mỹ là Atlanta, Chicago, Dallas, Denver, Los Angeles, Miami, New York, Philadenphia, San Fransisco, Seattle và Washington D.C. Một số thị trường ở đây còn lớn hơn các nước Châu AÂu. Đây là thị trường đầy hứa hẹn trong tương lai.

Hệ thống pháp luật:

Mỹ có một hệ thống pháp luật về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Mỹ ban hành rất nhiều luật lệ về kinh doanh. Hoạt động kinh doanh ở Mỹ chịu ảnh hưởng bởi 5 đạo luật chính và Bộ luật thương mại (Uniform commercial code-UCC) được coi là bộ luật cái của hệ thống luật pháp về thương mại của Mỹ.

• Luật thuế suất năm 1930. • Luật buôn bán 1974. • Hiệp định buôn bán 1979.

• Luật buôn bán và thuế suất 1984.

• Luật chung về buôn bán cạnh tranh năm 1988.

Ngoài ra còn có một số luật khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ở Mỹ như: Luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng, Luật bảo vệ nhãn hiệu thương mại, Luật về đóng gói và dán nhãn trung thực, Luật chống độc quyền, Luật định giá hàng tiêu dùng, … và các công ty Việt Nam kinh doanh trên thị trường Mỹ sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc nắm bắt đầy đủ và hiểu biết về hệ thống pháp luật của Mỹ.

o Đầu tiên, muốn xuất khẩu hàng vào thị trường Mỹ, các nhà doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải quan tâm tới luật về trách nhiệm sản phẩm (Product liability law): Theo luật này, nhà sản xuất và người bán hàng phải chịu trách nhiệm với người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá sản xuất và bán ra trên thị trường Mỹ.

o Nhiều nhà nhập khẩu lớn của Mỹ có những yêu cầu khắt khe về việc ghi nhãn và truy nguyên xuất xứ và tự tiến hành kiểm tra hay thuê một bên thứ ba làm việc này. Việc dán sai tên loài, trọng lượng … dù là cố ý hay vô tình đều tạo ra sự gian lận về thương mại, do vâïy các nhà cung cấp phải đảm bảo việc ghi nhãn một cách chính xác. Ngoài ra, các nhà cung cấp quan tâm tới danh tiếng và uy tín của họ, đồng thời muốn giữ được các khách hàng quan trọng cũng sẽ phải chú ý tới vấn đề này.

o Luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng bao gồm: bảo hành rõ ràng cụ thể và bảo hành hiểu ngầm, là các cam kết hiện thực và các cam kết vô hình luôn luôn phiền phức và gây phức tạp cho nhà kinh doanh. Do đó, không ít nhà xuất khẩu do không cẩn thận, không nghiên cứu thấu đáo đã phải trả giá quá đắt cho những vụ kiện cáo của người tiêu dùng. Thông thường, để an toàn, các nhà xuất khẩu phải mua bảo hiểm về thương mại của những công ty bảo hiểm nổi tiếng đó là biện pháp khôn ngoan đối đáp hữu hiệu. Nước Mỹ ra hầu hết các định chế thương mại quốc tế mà các định chế này thường chỉ ký kết giữa hai nước, không chấp nhận quyền lợi thương mại của nước thứ ba chẳng may dính líu tới.

Bên cạnh những đạo luật, hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ cũng gặp phải các rào cản của hàng rào bảo hộ thương mại bao gồm hai nhóm chính: Nhóm hàng rào thuế và hạn ngạch & Nhóm hàng rào kỹ thuật (TBT) và an toàn vệ sinh (SPS)

Nhóm hàng rào thuế và hạn ngạch: Chính sách chống phá giá, Luật đền bù phá giá và trợ cấp tiếp diễn 2000 hay còn gọi là “Tu chính án Byrd”.

Nhóm hàng rào kỹ thuật và an toàn vệ sinh: Quy định của Bộ tiểu bang Mỹ (US State Department), Luật “Thực phẩm Liên bang” của Mỹ có hiệu lực từ 1997 và được sửa đổi 1/4/201, Bộ luật liên bang Mỹ 21CFR quy định từ ngày 18/12/1997, Đạo luật 107-171 (tức H.R) về “An ninh trang trại và đầu tư nông thôn”, Luật khủng bố sinh học 2002 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2003, Luật nông nghiệp của Mỹ năm 2002, Chương trình quốc gia về nông sản sinh thái (NOP) từ ngày 21/10/2002 do Bộ nông ghiệp Hoa Kỳ (USDA) tiến hành.

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 58 - 61)