Một số đề xuất với Công ty TNHH Trung Sơn:

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 99 - 100)

- Doanh số xuất khẩu của Công ty vào thị trường Mỹ tăng đáng kể, năm 2004 tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2003 Doanh số xuất khẩu các mặt hàng vào

3.3. Một số đề xuất với Công ty TNHH Trung Sơn:

- Cần vạch rõ chiến lược kinh doanh, nghiên cứu kĩ hơn thị trường xuất nhập khẩu trong và ngoài nước để mở rộng thị trường. Thiết lập bộ phận Marketing chuyên nghiệp nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động Marketing của Công ty. Bộ phận này sẽ tiếp cận thị trường, thiết lập và duy trì quan hệ với khách hàng, tư vấn những thắc mắc của khách hàng, tổ chức xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin hỗ trợ cho các phòng ban.

- Thiết lập một mạng lươi thông tin được cập nhật thường xuyên liên tục và uy tín thông qua các tổ chức:

+ Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.

+ Cục xúc tiến thương mại VietTrade(Bộ Thương Mại).

+ Thông qua Đại sứ quán Mỹ, Lãnh sư quán Mỹ, văn phòng tư vấn, các đối tác xuất khẩu khác …

- Mặc khác, Công ty có thể làm là có những chính sách khuyến khích vật chất cho từng cá nhân của Công ty trong công tác giúp Công ty thu thập thông tin, giao dịch tốt với khách hàng để giữ chân khách hàng và tăng số lượng đơn hàng. Muốn vậy, Công ty cần xây dựng đơn giá lương và cách tính lương phù hợp và ổn định để người lao động yên tâm làm việc, tăng năng suất lao động, phải có những chế độ ưu đãi để thu hút và giữ chân những người lao động có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ cho các nhân viên kinh doanh, nhân viên quản lý chất lượng, khuyến khích sáng tạo và cải tiến trong công việc lập quỹ khen thưởng sáng kiến nhằm động viên kịp thời, xứng đáng để khích lệ tinh thần nhân viên.

- Thiết lập các quan hệ hợp tác làm ăn tốt, lâu dài với nhiều nhà cung cấp nguyên liệu thủy sản phục vụ cho xuất khẩu, tăng cường và đầu tư cho công tác thu mua thủy sản. Công ty nên có chính sách thu mua ưu đãi trực tiếp qua ngư dân như đầu tư vốn dưới hình thức cho vay dài hạn, bù lại ngư dân có trách nhiệm cung cấp nguyên liệu cho Công ty thường xuyên.

- Tổ chức tốt công tác quản lý chất lượng nguyên liệu từ khâu thu mua, cho đến khâu vận chuyển vì nguyên liệu thủy sản dễ bị hư hỏng hay giảm chất lượng trên đường vận chuyển nếu không được bảo quản tốt, trong quá trình chế biến phải tổ chức sản xuất tốt để sản phẩm làm ra có chất lượng cao, không bị nhiễm vi sinh. Đối với mặt hàng tôm sú nếu Công ty tiến hành mở rộng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này thì nên tiếp xúc trực tiếp với người nuôi trồng để có thể hỗ trợ vốn, kỹ thuật nuôi. Điều quan trọng hơn là Công ty có thể giám sát chất lượng sản phẩm nuôi từ con giống cho đến thức ăn để đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp không bị dư lượng kháng sinh hay có chứa tỷ lệ những chất bị cấm quá cao.

- Tạo mối quan hệ hợp tác làm ăn tốt với các đối tác, nhà phân phối, với các đại lý bảo hiểm, hãng tàu, hải quan.

- Công ty nên tăng thêm cơ cấu mặt hàng, sản xuất thêm những mặt hàng có giá trị kinh tế xuất khẩu cao như: tôm sú, ghẹ, cua, cá hồi, bạch tuộc, các mặt hàng đồ hộp xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 99 - 100)