Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty:

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 50 - 53)

I. Doanh thu xuất khẩu

2.7.2.Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty:

Bảng 2.10: Tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH Trung Sơn năm 2003 và năm 2004

ĐVT: USD

NAÊM 2003 NAÊM 2004 CHÊNH LỆCH 2004 & 2003 STT CÁC THỊ TRƯỜNG

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1 Nhật Bản 4.157.689,0 67,5 5.964.036,0 61,2 1.806.347,0 143,4 2 EU 197.691,0 3,2 99.321,0 1,0 (98.370,0) 50,2 2 EU 197.691,0 3,2 99.321,0 1,0 (98.370,0) 50,2 3 Mỹ 109.623,0 1,8 339.071,0 3,5 229.448,0 309,3 4 Nga 1.574.031,0 25,6 3.145.974,0 32,3 1.571.943,0 199,9 5 Đài Loan 92.379,0 1,5 77.898,0 0,8 (14.481,0) 84,3 6 Trung Quốc 27.174,0 0,4 111.005 1,1 83.831,0 408,5 Cộng 6.158.587 100,00 9.737.305 100,00 3.578.718 158,1

- 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 Nhật Bản EU Mỹ Nga Đài Loan Trung Quốc T ri ệu U SD Năm 2003 Năm 2004

Đồ thị 2.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu theo các thị trường

Nhận xét:

Qua số liệu ở bảng trên cho phép chúng ta đưa ra những nhận xét về tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty Trung Sơn như sau:

Thị trường xuất khẩu của Công ty khá đa dạng, bao gồm các thị trường Nhật, Mỹ, Nga, Châu AÂu, Đài Loan, Trung Quốc. Thị trường Nhật Bản và thị trường Nga là hai thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty trong hai năm 2003 & 2004 chiếm trên 93% trong tổng doanh số xuất khẩu. Năm 2004, doanh số xuất khẩu qua 2 thị trường này đạt gần 9 triệu USD.

- Ở thị trường tiềm năng như thị trường Mỹ hàng năm nhập khẩu trên 9 tỉ USD, Công ty có doanh số xuất khẩu tăng mạnh hơn gấp 3 lần trong năm 2004, điều này thể hiện bước đi đúng đắn của Ban lãnh đạo Công ty khi mới bắt đầu gia nhập vào thị trường đầy tiềm năng và rủi ro cao.

- Ở thị trường tiềm năng khác như thị trường Trung Quốc, Công ty đang nổ lực tiếp cận. Thể hiện ở doanh số năm 2004 tăng gấp 5 lần năm 2003. Tuy tỷ trọng xuất khẩu của thị trường này trong tổng doanh số xuất khẩu của Công ty còn khiêm tốn khoảng hơn 1%. Nhưng đây thể hiện sự nổ lực lớn của Công ty trong việc mở rộng thị trường. Đây là thị trường hứa hẹn nhiều cơ hội cho Công ty trong những năm tiếp theo.

- Doanh số xuất khẩu vào thị trường Nga năm 2004 so với năm 2003 tăng cả về tỉ trọng lẫn về giá trị, năm 2004 tăng hơn 1.5 triệu USD hay tăng 99,9%. Vì trong năm 2004 phân xưởng đồ hộp và khô của Công ty đi vào hoạt động ổn định.

Các sản phẩm thủy sản của Công ty sau một năm tham gia thị trường Nga đã có chỗ đứng ổn định.

Công ty TNHH Trung Sơn đã có một hệ thống bạn hàng khá lớn nhờ vào những quan hệ đã có từ trước. Tất cả những người lãnh đạo trong Công ty trước đây và hiện nay đều là những du học sinh xuất sắc tại Liên Xô. Do đó, bạn hàng truyền thống của Công ty là các khách hàng Nga và các nước Đông AÂu. Mặc dù hiện nay tình hình buôn bán của Việt Nam và các nước thuộc khối Xô Viết cũ không mấy sáng sủa nhưng Công ty luôn xác định được đó là thị trường truyền thống, luôn chủ động tìm cách tháo gỡ mọi khó khăn, tạo sự thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu. Ngoài ra, thông qua tìm kiếm khách hàng mới, với điều kiện thông tin liên lạc hiện đại và giao dịch tốt, số thương nhân nước ngoài có quan hệ mua bán với Công ty ngày càng tăng.

- Doanh số xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản năm 2004 tăng so với năm 2003 43,4% tương ứng với tăng 1.806,35 ngàn USD. Đây là thị trường chủ yếu của Công ty chiếm trên 61% tổng thị phần xuất khẩu của Công ty. Điều này thể hiện sự cố gắng của Công ty trong việc duy trì và phát triển doanh số xuất khẩu trên thị trường này. Đây là thị trường truyền thống, bao gồm những bạn hàng lâu năm của Công ty. Những mặt hàng đưa vào thị trường này đa phần là những mặt hàng chế biến cao cấp, khách hàng mua về đưa thẳng ra hệ thống siêu thị và cửa hàng để tiêu thụ.

- Doanh số xuất khẩu vào thị trường EU năm 2004 so với năm 2003 giảm gần 50% tương ứng với giảm 98 ngàn USD. Nguyên nhân các quốc gia Châu AÂu tăng cường kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Châu AÂu. Việc giảm doanh số là do Công ty chủ động thu hẹp thị trường nhằm củng cố tốt hơn công tác quản lý chất lượng các mặt hàng thủy sản khi xuất khẩu qua thị trường này. Vì nếu một lô hàng xuất khẩu sang thị trường EU mà không đạt chất lượng thì Công ty sẽ bị EU nhận xét không tốt và trường hợp nặng có khả nặng bị thu hồi CODE (Mã số chứng nhận chất lượng đạt tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu sang EU). Bên cạnh đó do nguồn nguyên liệu tăng giá cho nên việc kinh doanh không hiệu quả cho nên Công ty hạn chế xuất khẩu sang thị trường này .

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 50 - 53)