Triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ:

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 67 - 69)

I. Doanh thu xuất khẩu

b. Kênh bán lẻ thủy sản ở Mỹ:

2.1.2.7. Triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ:

Tuy đã có nhiều ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong những năm qua, nhưng chúng ta vẫn phải khẳng định rằng Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Mặt khác hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ ngày càng được mở rộng với các mặt hàng tươi sống như cá ngừ đại dương, cá thu, cua. Hiện nay, Việt Nam có gần 196 đơn vị áp dụng tiêu chuẩn HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ.

Do nhu cầu nhập khẩu hàng năm ngày càng cao khoảng 10 tỷ USD, vì thế, thị trường Mỹ cần được quan tâm và tiếp tục mở rộng; hơn nữa yêu cầu về chất lượng và an toàn tuy cao nhưng không khắt khe như thị trường EU. Giá bán thủy sản sang Mỹ lại cao hơn các thị trường khác. Hiện các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ đang ngày càng được mở rộng. Bên cạnh các sản phẩm như tôm, đến nay một số doanh nghiệp Việt Nam đã xuất các mặt hàng tươi sống như cá ngừ đại dương, cá thu, cua với giá cả tương đối ổn định.

Báo cáo của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Georgetown cho thấy tôm, ghẹ, cá ngừ, cá da trơn là bốn mặt hàng thủy sản mà thị trường Mỹ đang có nhu cầu nhập khẩu mạnh vì sản xuất nội địa giảm do nguồn nước bị ô nhiễm và giá nhân công cao. Trong đó tôm đang là mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Mỹ (chỉ đứng sau Thái Lan), ghẹ thì còn nhiều cơ hội, cá ngừ là sản phẩm được tiêu thụ mạnh nhất ở Mỹ. Riêng đối với loại cá da trơn thì loại cá da trơn của Việt Nam (cụ thể là cá basa và cá tra) được đánh giá cao.

Theo số liệu của Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA), hàng tháng Việt Nam xuất vào Mỹ khoảng 1 triệu pounds (gần 500 tấn) sản phẩm cá da trơn trong khi sản lượng cá nheo (catfish) của Mỹ là 860 triệu pounds, chiếm khoảng 2% thị phần cá nước ngọt ở thị trường này. Theo dự đoán thị trường tiêu thụ catfish ở Mỹ thường mạnh lên sau tháng 3 hàng năm, thời gian tới sản lượng dự kiến sẽ không tăng do nông dân không hứng thú đầu tư thêm để cung cấp cho nhà chế biến với giá thị trường hiện nay, chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ ngành công nghiệp sản xuất catfish. Tổng thống Mỹ đã phê chuẩn luật 107-76 (dán nhãn cá catfish) gây trở ngại cho việc xuất khẩu cá basa và cá tra của Việt Nam sang Mỹ, trong đó quy định rõ cá basa và cá tra Việt Nam không được sử dụng tên gọi “catfish” khi nhập khẩu vào Mỹ. Hiện nay, Mỹ đang áp dụng biện pháp đánh thuế nhập khẩu vào mặt hàng cá tra, cá basa nhập khẩu từ Việt Nam.

Việc kí kết biên bản thoả thuận hợp tác giữa nghề cá hai nước Việt-Mỹ và chuyến tham quan khảo sát của FDA (cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ) tại Việt Nam trong năm 1999 thể hiện những tiến triển mới tốt đẹp của mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực thủy sản và điều này cũng chứng tỏ Mỹ đã quan tâm nhiều hơn đến thủy sản Việt Nam.

Cho đến nay, Hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ đã có hiệu lực, và khi đường bay thẳng từ Việt Nam sang Mỹ được thiết lập thì thủy sản tươi, ướp đá có thể được vận chuyển đến thị trường Mỹ không phải qua trung chuyển, do đó cước phí vận chuyển sẽ giảm. Các nhà xuất khẩu cần đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường tỷ trọng hàng thủy sản tươi sống có giá trị gia tăng trong tổng giá trị xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu với thực phẩm tiện lợi và bổ dưỡng, tạo ra nhiều cơ hội để khách hàng chọn lựa.

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 67 - 69)