Chiến lược sản phẩm:

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 86 - 88)

- Doanh số xuất khẩu của Công ty vào thị trường Mỹ tăng đáng kể, năm 2004 tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2003 Doanh số xuất khẩu các mặt hàng vào

3.2.1. Chiến lược sản phẩm:

Để có thể xây dựng một chiến lược về sản phẩm, đầu tiên, Công ty cần phải tìm hiểu về các yêu cầu của thị trường tiêu dùng Mỹ đối với các sản phẩm thủy sản hiện nay. Sau đây là một số yêu cầu của người tiêu dùng Mỹ đối với các sản phẩm thủy sản:

- Điều kiện đầu tiên đối với các sản phẩm thủy sản là ngon và tươi.

- Người Mỹ còn có quan niệm món ăn ngon không chỉ ở khẩu vị mà còn về hình thức.

- Các sản phẩm không được gây tác hại cho người tiêu dùng, phải đảm bảo tuyệt đối về an toàn thực phẩm.

- Người tiêu dùng Mỹ không có nhiều thời gian trong việc chế biến món ăn, do đó họ mong muốn sản phẩm thủy sản được tinh chế tối đa, có thể dùng ngay và an toàn.

- Bao gói sản phẩm cũng được người tiêu dùng Mỹ đánh giá là yếu tố quan trọng vì bao bì đẹp bảo vệ tốt chất lượng của sản phẩm sẽ tăng sự thu hút đối với khách hàng.

- Nhãn hiệu hàng hoá cũng đóng vai trò quan trọng đối với người tiêu dùng Mỹ vì nó đem lại sự tin cậy cho khách hàng.

- Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm cũng là yếu tố thu hút người tiêu dùng.

- Người tiêu dùng Mỹ cũng rất quan tâm đến giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm thủy sản vì họ rất chăm lo đến sức khỏe. Họ tìm kiếm những sản phẩm thủy sản mang lại giá trị dinh dưỡng cao, có thể ngăn ngừa một số bệnh.

Từ kết quả của việc nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng Mỹ kết hợp với ma trận SWOT, Công ty có thể đưa ra chiến lược về sản phẩm nhằm mục đích thâm nhập thị trường Mỹ như sau:

*Mở rộng cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu:

Công ty không nên dừng lại ở mặt hàng cá, bạch tuộc, mực, các hàng thủy sản khô, đóng hộp mà cần phải đa dạng hoá thêm các mặt hàng tôm, cua, ghẹ, kết hợp xuất khẩu hàng tươi sống, hàng đông lạnh với hàng chế biến… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Ngoài ra, Công ty cần rà soát lại các sản phẩm thủy sản xuất khẩu để xây dựng chính sách các mặt hàng chủ lực cho phù hợp với thị trường.

* Hướng về các sản phẩm thủy sản có giá trị tăng:

Sản phẩm có giá trị tăng là những sản phẩm được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, có hàm lượng kĩ thuật và lao động cao hơn các sản phẩm truyền thống, có giá trị cao hơn đối với người tiêu dùng và bán giá cao hơn. Về lâu dài Công ty nên giảm tỉ trọng xuất khẩu các mặt hàng thô, sơ chế và tăng dần tỉ trọng các sản phẩm thủy sản chế biến có hàm lượng công nghệ và chất lượng cao theo nhu cầu của thị trường.

Công ty có thể xuất khẩu các mặt hàng tôm sú như: tôm sú bỏ đầu còn vỏ (Head-les Shell-on tiger), tôm sú duỗi (Pleed Stretched Tail-On Black tiger), tôm sú xẽ bướm (Pleed Tail-On Black tiger), hay tôm càng nguyên con (Soft Shell Crab), mực ống cắt khoanh còn da, mực ống cắt khoanh lột da. Đây là những mặt hàng tiêu thụ rất mạnh ở Mỹ.

Một phần của tài liệu các chiến lược marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường mỹ của công ty tnhh trung sơn (Trang 86 - 88)