Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 95 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây thảo quả trên địa bàn huyện Bắc

4.2.2. Yếu tố chủ quan

4.2.2.1. Trình độ, kinh nghiệm của chủ hộ

Lực lượng sản xuất luôn đóng vai trò hàng đầu, chất lượng nguồn lao động là một trong những nguồn lực chính mang lại sự hiệu quả. Trong sản xuất cây thảo quả cũng vậy, người lao động phải có sự hiểu biết về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và sự có mặt thường xuyên để điều chỉnh bón phân, thuốc BVTV sao cho phù hợp với cây, nhằm đạt được năng suất, sản lượng tốt nhất.

Từ bảng 4.18 cho thấy, giới tính của các hộ điều tra thì nam giới chiếm 58,89 %. Tuy nhiên, về trình độ thì trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ rất lớn chiếm 72,22%, trung học chiếm 22,22% và trung học phổ thông chỉ chiếm 5,56%. Lâu nay, một thói quen trong suy nghĩ của rất nhiều lao động ở vùng cao của huyện Bắc Yên, là chỉ cần có sức khỏe, có đất sản xuất, có vốn… là có sinh kế ổn định; học vấn không mấy quan trọng.

Bảng 4.18. Thông tin chung của các hộ điều tra

STT Khoản mục Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Giới tính 90 100,00 1.1 Nam 53 58,89 1.2 Nữ 37 41,11 2 Trình độ 90 100,00 2.1 Tiểu học 65 72,22 2.2 THCS 20 22,22 2.3 THPT 5 5,56

Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Nhưng thực tế, trình độ học vấn có mối liên hệ chặt chẽ với mức độ giàu nghèo của từng gia đình. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của lao động DTTS rất thấp. Điều này phần nào lý giải vì sao vùng đồng bào DTTS vẫn nghèo, dù những năm qua đã được thụ hưởng rất nhiều chính sách giảm nghèo. Cùng với hạn chế về giáo dục phổ thông, đại đa số lao động DTTS không có trình độ CMKT. Mặc dù nhiều năm này, chỉ tiêu “lao động qua đào tạo” luôn được đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, nhưng việc đào tạo chủ yếu ngắn hạn (dưới 3 tháng). Trong khi đó, mức đầu tiên để tính trình độ CMKT của lao động là “sơ cấp” (3 tháng trở lên, có văn bằng, chứng chỉ).

Qua quá trình điều tra cơ bản, có thể đưa ra nhận xét như sau: các hộ điều tra sử dụng 100% lao động gia đình cho sản xuất cây thảo quả và không sử dụng thêm lao động thuê ngoài. Đối với trồng, thu hoạch và bảo quản cây thảo quả, việc sử dụng lao động không đòi hỏi trình độ kỹ thuật quá cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi lao động của gia đình để tham gia sản xuất. Điều này cho thấy lao động gia đình có vai trò rất quan trọng, mang tính quyết định trong quá trình phát triển sản xuất các cây thảo quả tại địa phương. Tuy nhiên, một bộ phận lao động nông nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về việc tham gia tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn trong sản xuất và phát triển

kinh tế gia đình. Người sản xuất chủ yếu là thuộc dân tộc thiểu số, trình độ học vấn thấp nên tiếp thu kiến thức chậm. Sau đào tạo chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất cây thảo quả theo mô hình sản xuất hàng hoá, dịch vụ nông nghiệp. Cây thảo quả là cây có giá trị kinh tế cao, để đảm bảo phát triển sản xuất ổn định và bền vững phải có sự quan tâm của cơ quan ban ngành hỗ trợ tạo điều kiện vay vốn và các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để người dân có niềm tin nhân rộng diện tích, thâm canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Nhìn chung, các hộ điều tra có nguồn nhân lực lớn, đây là điều kiện thuận lợi về lao cho phát triển sản xuất thảo quả. Tuy nhiên với nguồn nhân lực dồi dào như vậy có một thực tế rằng trình độ học vấn của các chủ hộ còn thấp, chủ yếu học ở cấp tiểu học và không được đi học. Trình độ học vấn của các chủ hộ nói lên khả năng chọn lọc thông tin và tiếp thu khoa học - kỹ thuật vào phát triển sản xuất thảo quả.

Là một Huyện nông nghiệp và người dân sinh sống chủ yếu ở đây là người dân tộc thiểu số, với trình độ còn nhiều hạn chế nên trong sản xuất đạt hiệu quả không cao. Để phát huy được những thế mạnh sẵn có về tự nhiên Huyện đã vận động nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn bằng những loại cây, con giống có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của Huyện. Thì cây thảo quả được đánh giá là phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và cho hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, công tác điều tra, khảo sát nhu cầu tham của người sản xuất cũng gặp vấn đề do số lao động đăng ký chiếm tỷ lệ cao nhưng chỉ mang tính tự phát, khi tổ chức thì số lượng không đảm bảo, nguyên nhân một phần do công tác tuyên truyền của huyện chưa thực sự khoa học, đúng đắn.

4.2.2.2. Vốn để phát triển sản xuất của các hộ trồng cây thảo quả

Để phát triển sản xuất thảo quả, vốn đầu tư cho sản xuất là rất quan trọng. Hiện nay nguồn vốn của người dân hầu hết là vốn tự có. Đó là nguồn vốn quan trọng, nó thúc đẩy người dân tham gia vào quá trình phát triển sản xuất. Mặt khác, người dân tự bỏ vốn ra sản xuất kinh doanh thì họ có trách nhiệm với nguồn vốn mình bỏ ra đầu tư, hiện nay người dân đa phần sử dụng vốn tự có trong sản xuất, với tâm lý sợ thua lỗ và phải gánh thêm khoản chi phí khác nếu sản xuất không đạt kết quả cao.

Hiện các hộ trồng thảo quả trên địa bàn huyện Bắc Yên vẫn sản xuất theo phương thức truyền thống nên đòi hỏi về trang thiết bị, cơ sở vật chất là không nhiều. Vì thế lượng vốn sử dụng để đầu tư cho sản xuất chủ yếu dành để mua giống, phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đa số các hộ trồng cây thảo quả có vay vốn để sản xuất đều từ các nguồn bên ngoài, bao gồm vay từ vay từ ngân hàng, vay người thân, người quen, vay của tổ chức xã hội,... để trang trải chi phí ban đầu.

Bảng 4.19. Tổng hợp các nguồn vay vốn đầu tư sản xuất của 90 hộ trồng cây thảo quả được điều tra

STT Nội dung Số hộ điều

tra (hộ) Số tiền (triệu đồng) Bình quân/hộ (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số hộ điều tra 90 252,8 2,8 100,00 1 Vay từ ngân hàng chính sách 28 110,6 4,0 31,11

2 Vay từ người thân, người quen

12 62,2 5,2 13,33

3 Vay từ tư nhân, tổ chức cá nhân

13 80 6,2 14,44

4 Sử dụng vốn tự có của gia đình

37 - - 41,11

Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Trong phát triển sản xuất thảo quả vốn đầu tư vào phát triển sản xuất chủ yếu là đầu tư về giống cây và công cụ, dụng cụ phục vụ cho phát triển sản xuất. Vốn đầu tư thường cao vào năm đầu, bởi trong thời gian này nguồn vốn dùng để mua giống cây là chính. Qua khảo sát các hộ dân trồng thảo quả, giống cây chỉ mất tiền mua lần đầu, sau 1 năm cây phát triển tốt và có nhiều nhánh thì người dân tách nhánh ra để trồng.

Bảng 4.19 thể hiện quá trình điều tra 90 hộ cho thấy, một số hộ trồng cây thảo quả với quy mô diện tích nhỏ hay trung bình đều không phải vay vốn đầu tư từ bên ngoài, nguồn vốn chủ yếu vẫn là của gia đình, chiếm 41,11% tổng số hộ điều tra. Các hộ còn lại, cho đến thời điểm hiện tại thì số hộ được vay vốn từ ngân hàng rất ít chiếm 31,11%, vay từ người thân 13,33%, còn lại vay từ tư nhân chiếm 14,44%; số hộ phải vay của tư nhân với lãi suất cao (5,5%/triệu đồng/tháng) thời gian vay khoảng 2-3 tháng. Các hộ vay vốn từ ngân hàng với mức vay từ 3-7 triệu đồng/hộ, tổng vay của các hộ là 252,8 triệu đồng, bình quân một hộ vay 2,8 triệu đồng.

Qua tìm hiểu thực tế, các hộ trồng thảo quả gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Nguyên nhân là do nông nghiệp được cho là ngành có rủi ro cao do phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, mà hơn nữa sản xuất cây thảo quả còn bị ảnh hưởng rất lớn vào yếu tố thị trường đầu ra, phụ thuộc vào các thương lái Trung Quốc đồng loạt thờ ơ với sản phẩm thảo quả khiến người sản xuất chịu nhiều thiệt hại, không có khả năng trả nợ, mất niềm tin của Ngân hàng, nên vốn dĩ người trồng thảo quả tiếp cận vốn vay ngân hàng đã khó lại càng khó thêm.

Như vậy có thể thấy, nhu cầu về vay vốn cho sản xuất cây thảo quả trên

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w